TIN LIÊN QUAN | |
Tin ASEAN buổi sáng 26/3 | |
Tin tức ASEAN buổi sáng 25/3 |
Là một khối hợp tác khu vực, ASEAN phải thể hiện rõ vai trò trung tâm của mình và cùng hợp tác để chống lại với cuộc khủng hoảng mà Covid-19 gây ra. (Nguồn: SPH) |
ASEAN cần đoàn kết chống lại Covid-19
Đại dịch Covid-19 đang gây ra sự tàn phá khủng khiếp trên toàn thế giới, các con số thống kê cũng cho thấy tình hình rất ảm đạm. Tính đến sáng ngày 27/3, toàn thế giới đã có hơn 500.000 ca nhiễm. Hệ thống quốc tế cũng bị ảnh hưởng khi các quốc gia hạn chế nhập cảnh và toàn cầu hóa đi xuống. Vậy nên, tại Đông Nam Á, là một khối hợp tác khu vực, ASEAN phải thể hiện rõ vai trò trung tâm của mình và cùng hợp tác để chống lại với cuộc khủng hoảng này mà không theo chiều hướng ngược lại.
Trải qua hàng loạt vấn đề lớn nhỏ khác nhau trong hơn 52 năm, khả năng phục hồi của ASEAN là có thể thấy rõ. Hai thập kỷ đầu tiên, ASEAN bị chia rẽ bởi ý thức hệ ở Đông Dương và phần còn lại. Nhưng kể từ đó, ASEAN đã biến mình thành trung tâm của chủ nghĩa khu vực ở châu Á, đóng vai trò kiến trúc để thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng cách thiết lập một loạt phương tiện hợp tác và các cơ chế - từ Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 1989 đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN gần đây.
Nhưng ASEAN chưa từng phải đối mặt với bất cứ thứ gì giống như Covid-19, một cuộc khủng hoảng y tế công cộng lan rộng nhanh chóng trong một khu vực có hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa phải là quá tốt. Các ca nhiễm của Thái Lan đã vượt qua con số 1.000, Malaysia là hơn 2.000. Quốc gia với dân số 270 triệu, Indonesia đã gần đạt mức 900 ca nhiễm còn Phillipines là hơn 700. May mắn rằng, tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở ASEAN vẫn thấp hơn so với quốc tế, chỉ khoảng 3-4%.
Dịch Covid-19 có thể đem lại những hậu quả khó lường cho cả khu vực, không chỉ về y tế. So với cuộc khủng hoảng kinh tế 1997-98, Covid-19 có thể đem lại cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn nhiều. Trước đó, các nền kinh tế Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan và Indonesia còn có thể trông cậy Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hỗ trợ để phục hồi kinh tế. Lần này, thị trường toàn cầu sẽ không sẵn sàng và nhu cầu sẽ không đủ để thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi của ASEAN.
Tối thiểu, những gì ASEAN cần là sự minh bạch và phối hợp. Những hạn chế nhập cảnh và hạn chế ở biên giới chỉ nên diễn ra trong khoảng thời gian nhất định. Nếu không, những tuyên bố của ASEAN về hợp tác trong lĩnh vực y tế nằm trong Tầm nhìn ASEAN 2025 coi như đã không thành công.
Do đó, ASEAN cần phải nắm bắt được 3 lớp thách thức. Đầu tiên, mỗi thành viên ASEAN phải minh bạch và nghiêm ngặt trong việc thông tin và giải quyết các trường hợp nhiễm Covid-19 bên trong biên giới. Tiếp theo, toàn bộ ASEAN phải phòng chống dịch Covid-19 như một khu vực thống nhất, thông qua chia sẻ thông tin và phối hợp chính sách hiệu quả để ngăn chặn căn bệnh quay trở lại. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, ASEAN phải tìm mọi cách không để người chơi bên ngoài sử dụng ổ dịch để chia rẽ ASEAN.
Thật vậy, trừ khi được giải quyết một cách thẳng thắn và chắc chắn, Covid-19 có khả năng hoàn tác tất cả các thành tựu của ASEAN.
(Bangkok Post)
Dịch Covid-19 ở Đông Nam Á: Số ca nhiễm và tử vong ở Indonesia, Philippines tăng nhanh, Lào chuẩn bị nhiều biện pháp ứng phó |
Các ngân hàng Hàn Quốc mở rộng sự hiện diện ở Đông Nam Á. (Nguồn: VIR) |
Các ngân hàng Hàn Quốc mở rộng sự hiện diện ở Đông Nam Á
Cơ quan Giám sát Tài chính Hàn Quốc (FSS) cho biết các ngân hàng nước này đã củng cố sự hiện diện ở Đông Nam Á trong thời gian qua bằng cách mở thêm các cơ sở tại thị trường đang phát triển nhanh này.
Theo số liệu của FSS, tổng số cơ sở của các ngân hàng Hàn Quốc ở nước ngoài gồm công ty con, chi nhánh và văn phòng là 195 cơ sở vào cuối năm ngoái, tăng 5 cơ sở so với năm 2018.
Các cơ sở mới mở chủ yếu là ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Indonesia và Việt Nam. Theo đó, có khoảng 41,5% trong tổng số 195 cơ sở này là ở Malaysia, Việt Nam, Singapore, Indonesia, Campuchia, Thái Lan, Philippines và Ấn Độ. Số cơ sở của các ngân hàng Hàn Quốc tại các quốc gia này đã tăng từ 75 cơ sở vào cuối năm 2017 lên 81 cơ sở vào cuối năm 2019. Tổng tài sản và lợi nhuận ròng của các ngân hàng Hàn Quốc ở các nước này đến cuối năm 2019 đã tăng mạnh tương ứng, đạt 30,59 tỷ USD và 364,4 triệu USD so với con số 21,04 tỷ USD và 239 triệu USD cuối năm 2017.
Trong tổng số 195 cơ sở trên, Ngân hàng Hana có 35 cơ sở, chiếm số lượng lớn nhất, tiếp theo là Ngân hàng Woori với 32 cơ sở, Ngân hàng Shinhan 28 cơ sở, Ngân hàng Xuất-nhập khẩu 27 cơ sở, Ngân hàng KDB 24 cơ sở, Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc 15 cơ sở, Ngân hàng Kookmin 14 cơ sở và Ngân hàng Nông nghiệp 8 cơ sở.
(Korea Times)
ASEAN cần nỗ lực hơn trong việc hoàn thành Mục tiêu phát triển bền vững (SDG)
Ngày 25/3, Ủy ban Kinh tế và Xã hội về châu Á và Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UN ESCAP) đã công bố “Báo cáo tiến độ SDG châu Á và Thái Bình Dương 2020”. Báo cáo phác thảo hiệu suất của khu vực trong việc đạt được Chương trình nghị sự 2030 cho các mục tiêu phát triển bền vững, được thiết kế để trở thành một "kế hoạch chi tiết để đạt được một tương lai tốt hơn và bền vững hơn cho tất cả mọi người".
Nhiều quốc gia được đánh giá đang cho thấy sự tiến bộ tích cực trong việc cải thiện chất lượng giáo dục cũng như cung cấp năng lượng sạch.
Tuy nhiên, theo Tổng thư ký và Thư ký điều hành của ESCAP Armida Salsiah Alisjahbana, “khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã phải vật lộn nhiều nhất với hai mục tiêu: thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm và hành động vì khí hậu. Trên thực tế, khu vực này thậm chí không đi đúng hướng”.
Báo cáo nhấn mạnh một khái niệm quan trọng mà không thể chỉ dựa vào tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, mặc dù tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của khu vực châu Á -Thái Bình Dương tăng hơn gấp đôi so với mức trung bình của thế giới năm 2017. Để đạt được sự bền vững, tăng trưởng kinh tế cần phải được kết hợp với sức khỏe của con người và môi trường lành mạnh.
Với tốc độ này, báo cáo cho biết khu vực này dự kiến sẽ "bỏ lỡ tất cả các mục tiêu SDG liên quan đến giảm đói nghèo, bình đẳng giới và giảm bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia vào năm 2030”. Tuy nhiên, những cải tiến được ghi nhận trong khía cạnh an ninh lương thực, vai trò của phụ nữ trong việc ra quyết định và tiếp cận các dịch vụ vệ sinh cơ bản có thể tạo nền tảng vững chắc cho các quốc gia thực hiện các biện pháp tăng tốc trong tương lai.
(ASEAN Post)
AFF Cup 2020 giữ nguyên lịch, giải vô địch các CLB Đông Nam Á lùi sang 2021
Bốn giải đấu phải hoãn lại bắt đầu từ giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2020 (dự kiến tổ chức tại Philippines vào tháng 5). Ba giải đấu tiếp theo sẽ cần phải chuyển sang thời gian khác bao gồm Giải vô địch U18 nữ Đông Nam Á (AFF U18 Women’s Championsip), Giải vô địch U16 nam Đông Nam Á (AFF U16 Boy’s Championship) và Giải vô địch U19 nam Đông Nam Á (AFF U19 Boy’s Championship). Ba giải đấu này ban đầu được dự kiến tổ chức tại Indonesia vào tháng 6, 7 và 8/2020.
Bốn giải đấu khác của AFF vẫn tiếp tục được tiến hành theo kế hoạch cũ bao gồm Giải vô địch U15 nữ Đông Nam Á (AFF U15 Girl’s Championship) tại Indonesia vào tháng 9 và 3 giải đấu được tổ chức vào thời điểm cuối năm tại Thái Lan gồm Giải vô địch futsal Đông Nam Á (AFF Futsal Championship), Giải futsal CLB Đông Nam Á (AFF Futsal Club Championship) và Giải vô địch bóng đá bãi biển Đông Nam Á (AFF Beach Football Championship).
Giải vô địch Đông Nam Á (AFF Suzuki Cup) được giữ nguyên thời gian tổ chức theo như kế hoạch trước đó là vào tháng 11/2020.
Trong khi đó, giải đấu được mong đợi cao trong năm nay là Giải vô địch các CLB Đông Nam Á (Asean Club Championships- ACC) dự kiến sẽ phải dời lại sang năm 2021. Ban đầu, ACC được dự kiến diễn ra với 10 lượt trận trong 5 tháng. Tuy nhiên, hiện tại, điều kiện và kế hoạch của nhiều giải đấu quốc gia cũng như AFC vẫn chưa được xác định, do vậy rất có thể sẽ không có đủ thời gian để kết thúc giải đấu này trong năm nay. Vì thế, các thành viên tham dự có thể chuẩn bị kế hoạch cho giải đấu vào năm 2021.
(VTV)
| ASEAN trở thành đối tác hàng đầu của Trung Quốc TGVN. Trong 2 tháng đầu năm 2020, ASEAN đã vượt EU trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc với kim ngạch thương ... |
| ASEAN cần một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông 'chất' để quản trị hành vi và rủi ro TGVN. Chia sẻ với phóng viên, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh cho rằng chặng đường để ASEAN có được một Bộ Quy ... |
| Khởi động cuộc thi Khám phá Khoa học số ASEAN 2020 TGVN. Quỹ ASEAN và Tập đoàn SAP vừa công bố chính thức nhận đăng ký tham dự cuộc thi Khám phá khoa học số ASEAN ... |