Tình hình Covid-19 tại ASEAN
Tính tới rạng sáng ngày 7/7, ASEAN có thêm 3.498 ca mắc bệnh Covid-19 so với 1 ngày trước, nâng tổng số lên 169.147 ca, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên 4.758 người. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 95.267 trường hợp.
Quốc gia | Tổng số ca mắc | Ca mắc mới | Tổng số ca tử vong | Ca tử vong mới | Ca phục hồi |
Indonesia | 64.958 | +1.209 | 3.241 | +70 | 29.919 |
Philippines | 46.333 | +2.079 | 1.303 | +6 | 12.185 |
Singapore | 44.983 | +183 | 26 |
| 40.717 |
Malaysia | 8.668 | +5 | 121 |
| 8.476 |
Thái Lan | 3.195 | +5 | 58 |
| 3.072 |
Việt Nam | 369 | +14 |
|
| 341 |
Myanmar | 316 | +3 | 6 |
| 245 |
Brunei | 141 |
| 3 |
| 138 |
Campuchia | 141 |
|
|
| 131 |
Lào | 19 |
|
|
| 19 |
Indonesia tiếp tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về số ca mắc và ca tử vong. Trong 24 giờ qua, quốc gia vạn đảo ghi nhận thêm 70 ca tử vong vì virus SARS-CoV-2 và 1.209 ca bệnh mới, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong vì Covid-19 tại nước này lên lần lượt 64.958 và 3.241 trường hợp.
Tại Philippines, ngày 6/7 là một trong những ngày ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 nhất với 2.079 trường hợp.
Tại Campuchia, nhật báo Khmer Times ngày 6/7 đưa tin Bộ Y tế Campuchia đã chuẩn bị 4 trung tâm cách ly cho công dân về nước và thêm 10 khách sạn cho khách nước ngoài tới nước này. Theo dự kiến của bộ trên, trong thời gian tới sẽ có khoảng 500 người nhập cảnh Campuchia mỗi ngày.
Tại Thái Lan, Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan ngày 6/7 đang xúc tiến thành lập lực lượng đặc nhiệm để truy dấu khách du lịch nhiễm virus SARS-CoV-2, trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này chuẩn bị mở cửa không phận trở lại.
Nguồn tin này cho biết Cục Điều tra Trung ương (CIB) sẽ phụ trách việc truy dấu các du khách. Tư lệnh cảnh sát quốc gia Chakthip Chaijinda đã chỉ định người phụ trách CIB là Trung tướng cảnh sát Sutin Suppuang đứng ra thành lập “Đơn vị Điều tra COVID-19” nhằm ngăn ngừa bất kỳ sự bùng phát tiềm tàng nào trong tương lai có thể xâm nhập Thái Lan cùng với du khách nước ngoài hoặc người Thái Lan hồi hương khi không phận mở cửa trở lại.
Việt Nam chiều ngày 6/7, ghi nhận thêm 14 ca mắc Covid-19 từ Bangladesh trở về, được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, nâng số ca ca mắc tại Việt Nam lên 369 ca.
(TGVN/TTXVN)
ASEAN nên đánh giá lại con đường của mình sau Covid-19
Hội thảo trực tuyến về kế hoạch phục hồi kinh tế Covid-19 được tổ chức bởi Viện nghiên cứu ASEAN thuộc ngân hàng CIMB (CARI) diễn ra ngày 3/7 vừa qua. Tại đây, Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi nhận định, các quốc gia ASEAN nên đánh giá lại nền kinh tế của mình thời hậu đại dịch để trở nên kiên cường hơn, kích hoạt kỹ thuật số, bao trùm và bền vững. Những tác động chưa từng có lên nền y tế và kinh tế xã hội của đại dịch Covid-19 mang lại cơ hội cho ASEAN để tính toán lại quỹ đạo tăng trưởng của mình.
Ông Lim lưu ý rằng trong số các xu hướng nổi bật nhất là sự tăng tốc của việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số trong đại dịch, điều này đã tạo thêm động lực và sự cấp bách để ASEAN nắm lấy các công nghệ mới và giải quyết sự bất bình đẳng kỹ thuật số trên và trong các quốc gia thành viên khối.
Tổng Thư ký ASEAN cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các cam kết hợp tác trong khu vực, thay vì hướng nội giữa đại dịch: “ASEAN sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác bên ngoài. Điều này thể hiện cam kết của khu vực đối với hợp tác đa phương”.
ASEAN đã thực hiện nhiều sáng kiến để làm việc cùng nhau, giữa các quốc gia thành viên và các đối tác đối thoại. Khối vừa tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 36 theo hình thức trực tuyến và thông qua tuyên bố về tầm nhìn, công nhận những hậu quả về kinh tế và xã hội của đại dịch Covid-19 và khẳng định lại các cam kết mạnh mẽ để duy trì đà phát triển của cộng đồng.
Các nhà lãnh đạo cũng tuyên bố thành lập Quỹ phản ứng Covid-19 ASEAN và xây dựng kế hoạch phục hồi toàn diện, ông Lim cho biết.
(Malaysian Reserve)
Tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm 4,9%, theo báo cáo của IMF. (Nguồn: FT) |
Dự báo tổn thất nền kinh tế APEC tăng mạnh
Tăng trưởng kinh tế khu vực APEC dự kiến sẽ giảm 3,7% trong năm 2020, giảm mạnh so với dự báo ban đầu là mức giảm 2,7% được công bố vào tháng 4, đơn vị hỗ trợ chính sách APEC thông báo ngày 6/7.
Dự báo mới này phù hợp với những sửa đổi trong dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được cập nhật gần đây. Theo đó, tăng trưởng toàn cầu được dự đoán sẽ giảm 4,9%, so với mức giám 3% được IMF công bố trước đó.
Báo cáo của APEC dự kiến, các nền kinh tế khu vực đón chào sự phục hồi kinh tế khoảng 5,7% vào năm 2021. Tuy nhiên, ước tính trước đó là 6,3%. Sự phục hồi kinh tế này phụ thuộc chặt chẽ vào việc liệu đại dịch có thể được ngăn chặn trong nửa cuối năm nay hay không.
(Forbes)
Đây không phải là lúc rời mắt khỏi Biển Đông
Trong vài tháng qua, Bắc Kinh đã tăng cường các hoạt động ở Biển Đông, làm gia tăng sự lo lắng trong các nước láng giềng Đông Nam Á.
Những tiến triển gần đây cho thấy Trung Quốc đang thực hiện những đường hướng thậm chí còn mang tính quyết định hơn và mang tính chất lâu dài hơn trên Biển Đông, gây ảnh hưởng nặng nề tới các quốc gia trong khu vực. Trung Quốc đã nhiều lần có những tuyên bố ngang ngược về chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông.
Tất cả những bên có vướng mắc trong vấn đề Biển Đông hầu hết đều đã lên tiếng phản đối những hành động của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, Malaysia... Thậm chí Indonesia, quốc gia không có tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông cũng phải lên tiếng và gửi công hàm tới Liên hợp quốc bởi lo lắng rằng những yêu sách của Trung Quốc tại đây sẽ gây nguy hại cho lợi ích kinh tế của Indonesia.
Ngay cả ASEAN thường không đưa ra những tuyên bố cứng rắn cũng đã phải vào cuộc. Tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 36, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đưa ra một tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp hòa bình và khẳng định tầm quan trọng của UNCLOS 1982.
Thật vậy, việc Trung Quốc tăng cường các hành động ở Biển Đông và sự sẵn sàng ngày càng tăng của các quốc gia trong khu vực để chống lại các yêu sách của Bắc Kinh nên thúc đẩy các quốc gia Đông Nam Á hành động một cách đoàn kết và kiên quyết, nhất là việc hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
(The Strategist)
| Indonesia: Ký kết RCEP sẽ là 'tín hiệu chính trị mạnh mẽ' về dự án do ASEAN 'dẫn dắt' TGVN. Nếu hoàn tất thỏa thuận RCEP, Việt Nam có thể gửi thông điệp đến phần còn lại của thế giới bằng cách nhắc lại quan ... |
| Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN chia buồn về vụ sạt lở mỏ tại Myanmar TGVN. Trước việc mưa lớn nhiều ngày gây sạt lở mỏ khai thác ngọc tại bang Kachin, miền Bắc Myanmar, gây thương vong lớn, theo ... |
| ASEAN 2020: Việt Nam chủ động tìm giải pháp cho các vấn đề khu vực TGVN. Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã thể hiện vai trò chủ động trong ASEAN để tìm giải pháp giải quyết ... |