Nhỏ Bình thường Lớn

Tổng giám đốc Thông tấn xã Pathet Lào: Hiệp định Geneva có ý nghĩa lịch sử đối với Việt Nam cũng như ba nước Đông Dương

Hiệp định Geneva năm 1954 cho thấy rõ đường lối đấu tranh ngoại giao sáng suốt, linh hoạt, tinh thần dám hy sinh và sự đoàn kết trong ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương.
70 năm Hiệp định Geneva: Thắng lợi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam
Tổng giám đốc Thông tấn xã Pathet Lào (KPL) Khampheuy Philapha trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Lào nhân kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva. (Nguồn: TTXVN)

Hiệp định Geneva năm 1954 về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam là thắng lợi của Cách mạng Việt Nam, thắng lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam và thắng lợi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam.

Đó là khẳng định của Tổng giám đốc Thông tấn xã Pathet Lào (KPL) Khampheuy Philapha khi chia sẻ với báo chí nhân kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024) về ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của Hiệp định, cũng như vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và nền ngoại giao cách mạng Việt Nam trong sự kiện quan trọng này.

Tổng giám đốc KPL Khampheuy Philapha khẳng định, Hiệp định Geneva năm 1954 là có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với Việt Nam, cũng như ba nước Đông Dương, là hiệp định buộc chế độ thực dân kiểu cũ phải chấp nhận chấm dứt chiến tranh Việt Nam-Lào-Campuchia; là một dấu mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ba nước Đông Dương giành lại hòa bình, độc lập cho đất nước. Thắng lợi của Hiệp định Geneva là thắng lợi vĩ đại của tinh thần yêu nước, đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Theo Tổng giám đốc KPL, Hiệp định Geneva năm 1954 cho thấy rõ đường lối đấu tranh ngoại giao sáng suốt, linh hoạt, tinh thần dám hy sinh và sự đoàn kết trong và ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Kể từ lúc Hội nghị Geneva khai mạc, Đoàn đại biểu Việt Nam đã tiến hành các hoạt động ngoại giao quốc tế, song song với việc đấu tranh trên bàn đàm phán. Việt Nam đã phối hợp tích cực với các nước, tổ chức họp báo và gặp gỡ hàng trăm tổ chức xã hội và cộng đồng chính trị của các nước để thể hiện tinh thần hữu nghị và quyết tâm của Việt Nam trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.

Lập trường của Việt Nam nhận được sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế, buộc chính phủ thực dân phải thông qua kế hoạch giải quyết toàn diện đối với Việt Nam và Đông Dương. Trong lời kêu gọi sau Hội nghị Geneva ngày 22/7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Hội nghị Geneva đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”.

Tổng giám đốc KPL Khampheuy Philapha nhấn mạnh Hội nghị Geneva đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử, các cường quốc thế giới phải công nhận các quyền cơ bản của người dân Việt Nam cũng như ba nước Đông Dương, trong đó có chủ quyền quốc gia, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; buộc quân đội thực dân phải rút khỏi Việt Nam.

Toàn cảnh khai mạc Triển lãm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Toàn cảnh khai mạc Triển lãm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Ngày 15/7, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Triển lãm nhân dịp kỷ niệm 70 ...

Ý nghĩa của Hiệp định Geneva trong việc định hình mối quan hệ Ấn Độ-Việt Nam

Ý nghĩa của Hiệp định Geneva trong việc định hình mối quan hệ Ấn Độ-Việt Nam

Ấn Độ dù không phải là thành viên tại Hội nghị Geneva lịch sử nhưng lại là nước tham gia tích cực góp phần đi ...

GS. Tạ Quang Bửu với hoạt động ngoại giao và Hiệp định Geneva 1954

GS. Tạ Quang Bửu với hoạt động ngoại giao và Hiệp định Geneva 1954

Khi cha tôi, Giáo sư (GS.) Tạ Quang Bửu, lên đường dự Hội nghị Geneva tôi mới được sáu tháng tuổi, nên không thể viết ...

Hiệp định Geneva: Tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại

Hiệp định Geneva: Tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại

Trong lịch sử thế giới có những sự kiện vượt không gian, thời gian, trở thành mốc son trên hành trình dựng nước, giữ nước ...

Hiệp định Geneva và sự đóng góp của đối ngoại Nhân dân

Hiệp định Geneva và sự đóng góp của đối ngoại Nhân dân

Hội nghị Geneva là một thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam nói chung cũng như của ngoại giao Việt Nam nói riêng, ...