Tổng quan tầm nhìn của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành ngoại giao

Đại sứ Vũ Khoan
Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ
Tình hình ngày nay đã khác nhiều so với hơn ba chục năm trước song nhiều ý tưởng và quyết sách của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch vẫn còn nguyên giá trị...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nguyễn Cơ Thạch – huyền thoại ngành ngoại giao  và những chuyện kể mãi không hết…
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998).

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là một nhà lãnh đạo đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc nói chung và hoạt động ngoại giao nói riêng, đồng thời đã tạo nên bước ngoặt cơ bản trong công cuộc xây dựng và phát triển ngành ngoại giao nước nhà.

Những ý tưởng, quyết sách và sự chỉ đạo của Đồng chí về phương diện này để lại nhiều bài học sâu sắc đối với sự nghiệp xây dựng nền ngoại giao hiện đại trong thời kỳ mới.

1. Sau khi nước nhà thống nhất, Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam Việt Nam hợp nhất, ngành ngoại giao đứng trước tình hình và nhiệm vụ mới hết sức phức tạp.

Đất nước vừa mới ra khỏi chiến tranh và đang còn phải gồng mình khôi phục kinh tế thì lại phải đối mặt với nhiều thách thức mới, nổi lên là cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc cũng như chính sách bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị Việt Nam. Trong khi đó, các nước đồng minh chủ yếu là Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu ngày càng ngập sâu vào khủng hoảng.

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 13 họp vào tháng 5/1977, trong đó đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đóng vai trò hết sức quan trọng với tư cách Thứ trưởng phụ trách công tác tổng hợp, đã chỉ ra những điểm yếu của ngành như:

- Phần lớn cán bộ chưa được đào tạo có hệ thống, kiến thức không đồng bộ và thiếu kiến thức về kinh tế quốc tế, kinh tế trong nước và luật pháp quốc tế, yếu về nghiệp vụ ngoại giao và ngoại ngữ;

- Cơ cấu đội ngũ mất cân đối, hẫng hụt lực lượng kế thừa, nhất là cán bộ quản lý cấp vụ và chuyên gia, tuổi trung bình cán bộ cấp vụ là 54, 1/3 trong số đó sắp đến tuổi nghỉ hưu;

- Bộ máy tổ chức và lề lối làm việc bị phân tán, chia cắt, sự lãnh đạo của Bộ chưa tập trung và bao quát, còn các đơn vị lại thiếu năng động, ỷ lại vào cấp trên; công tác xây dựng Đảng chưa gắn với nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng ngành…

Trong bối cảnh trên, Hội nghị đã đề ra 5 chủ trương lớn:

Một là, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo hướng cân đối giữa hoạt động ngoại giao và xây dựng ngành.

Hai là, gấp rút bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ về quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế, luật pháp quốc tế cũng như chính sách đối ngoại và lý luận chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ; riêng đối với nhân viên nghiệp vụ thì đào tạo theo hướng “giỏi một việc, thạo nhiều việc”.

Ba là, khẩn trương đào tạo cán bộ cấp vụ theo quy chế tập sự theo những tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn cũng như năng lực quản lý.

Bốn là, cải tiến tổ chức và phương pháp làm việc theo hướng bảo đảm tính hệ thống và tính tổng thể, phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các đơn vị, xây dựng đơn vị trong nước trước rồi tới các cơ quan đại diện ở bên ngoài.

Năm là, phát huy vai trò làm chủ của quần chúng đi đôi với việc xây dựng hệ thống chính sách đòn bẩy, gắn công tác Đảng với công tác chuyên môn và công tác xây dựng ngành.

Tin liên quan
Lễ dâng hương tưởng niệm cố Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch Lễ dâng hương tưởng niệm cố Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch

2. Toàn bộ những phương hướng, nhiệm vụ trên đã được triển khai và đi vào cuộc sống dưới sự chỉ đạo trực tiếp và quyết liệt của đồng chí Nguyễn Cơ Thạch khi ông được cử làm Bộ trưởng Ngoại giao vào tháng 1/1980, đồng thời tham gia Bộ Chính trị và giữ cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Vậy 5 chủ trương trên đã được thể hiện thế nào, đem lại những bài học gì cho ngày nay và mai sau? Thiết tưởng đó là những điều ta cần đi sâu tìm hiểu.

Về chủ trương thứ nhất, nhiều cán bộ vốn chuyên làm công tác đối ngoại đã được điều động về làm công tác xây dựng ngành.

Tiểu ban xây dựng ngành - một đơn vị độc nhất vô nhị trong các bộ, ngành, đã được thành lập năm 1979 do đồng chí Nguyễn Dy Niên phụ trách (năm 1980 đổi tên thành Tiểu ban tổng hợp nội bộ rồi Vụ tổng hợp nội bộ và tôi được cử làm Vụ trưởng sau khi đồng chí Nguyễn Dy Niên được đề bạt làm Thứ trưởng).

Thông qua quyết sách độc đáo này, các hoạt động liên quan tới xây dựng ngành đã liên kết với nhau trong một tổng thể, từ khâu đề xuất chủ trương đến phối hợp hành động, tổ chức thực hiện.

Kể từ ngày đó, các đồng chí Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và Thứ trưởng phụ trách công tác nội bộ đều là cán bộ ngoại giao chuyên nghiệp.

Về chủ trương thứ hai, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã quyết định tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức mọi mặt cho toàn bộ đội ngũ cả về lý luận chính trị lẫn kiến thức chuyên ngành về quan hệ quốc tế, kinh tế thế giới, kinh tế thị trường, ngoại giao Việt Nam…

Đồng chí không chỉ đưa ra chủ trương mà còn đích thân chỉ đạo và chỉnh sửa giáo trình, đôi khi trực tiếp lên lớp.

Chủ trương này không những góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ - nhân viên và cả lớp lớp sinh viên các khóa của Trường Ngoại giao.

Quyết sách này còn nhằm ba mục tiêu khác là: xây dựng quan điểm, phương pháp độc lập tự chủ của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực mà trước đó ta thường sao chép của bên ngoài; hình thành tiêu chuẩn chọn lựa, đề bạt cán bộ và đổi mới công tác nghiên cứu chiến lược; góp phần tháo gỡ những khó khăn về kinh tế - xã hội, đẩy lui chính sách cấm vận Việt Nam.

Tổng quan tầm nhìn của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành ngoại giao
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan phát biểu tại Tọa đàm "Tầm nhìn Nguyễn Cơ Thạch trong sự nghiệp xây dựng ngành ngoại giao toàn diện, hiện đại" do Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 16/4. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Nhiệm vụ thứ ba liên quan tới việc đào tạo cán bộ quản lý cấp Vụ và cả cấp Bộ kể từ năm 1983 là một trong những quyết sách mang tính đột phá đối với sự phát triển lâu dài của ngành ngoại giao.

Nội hàm chủ yếu của chủ trương này là: (i) thông qua việc phát huy dân chủ thật sự từ cơ sở lên tới Bộ (Đảng ủy và Đảng đoàn – nay là Ban cán sự đảng) để phát hiện và bồi dưỡng “nhân tài”; (ii) thông qua sự rèn luyện trên thực tế để bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý; (iii) đi đôi với việc chọn lựa, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ trẻ, tiếp tục duy trì cơ chế “đề bạt thường xuyên” đối với các cán bộ lâu năm, từng trải và (iv) giải quyết tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ cán bộ quản lý.

Thông qua cơ chế này, sau hai năm thí điểm đầu tiên (1978-1979) đã đề bạt được 60 cán bộ cấp Vụ; trong 8 năm, từ 1978 đến 1986 đã đề bạt được 110 cán bộ cấp Vụ - nhiều gấp ba số cán bộ đã được đề bạt trong 20 năm trước đó.

Tương tự như tập sự cấp vụ, thông qua cơ chế tập sự cấp Bộ đã chọn ra được một số cán bộ trưởng thành trong ngành lên giữ cương vị Lãnh đạo Bộ. Kể từ ngày đó, ngành ngoại giao không còn phải “đi xin” cán bộ lãnh đạo từ bên ngoài về.

Có thể nói thành quả quyết sách mang tính đột phát này không những đã giải quyết được tình trạng thiếu hụt cán bộ quản lý của ngành mà còn tạo dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý đông đảo cho tới nay vẫn chưa “xài hết”.

Nhiều người trong số cán bộ thời đó cũng như các khóa sinh viên Trường Ngoại giao thời đó đã trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng hoặc tương đương, khoảng ba chục Thứ trưởng và Trợ lý Bộ trưởng.

Điều đáng mừng là kinh nghiệm trong lĩnh vực này của Bộ Ngoại giao được nhiều ngành, ban tham khảo, áp dụng.

Rất tiếc rằng, chủ trương của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch về cơ chế chọn lựa và đào tạo chuyên gia chưa thành công, chủ yếu do vướng mắc về cơ chế công chức Nhà nước.

Tin liên quan
Những điều học được từ đồng chí Nguyễn Cơ Thạch Những điều học được từ đồng chí Nguyễn Cơ Thạch

Thể theo nhiệm vụ thứ tư, Bộ trưởng đã đưa ra hai quyết sách quan trọng.

Một là, hình thành các đơn vị tổng hợp cả về chính trị lẫn kinh tế, văn hóa và xây dựng ngành nhằm bảo đảm tính tổng thể trong công tác nghiên cứu, đề xuất chủ trương và tổ chức thực hiện trên cả 4 lĩnh vực chủ yếu của ngành.

Hai là, phân công lại nhiệm vụ của các thành viên lãnh đạo Bộ theo hướng “xóa bỏ vương quốc”, mỗi Thứ trưởng và tập sự cấp Bộ (mang chức danh Trợ lý Bộ trưởng) phụ trách một lĩnh vực chung.

Vào nửa cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Thứ trưởng Trần Quang Cơ phụ trách công tác nghiên cứu chung và việc giải quyết vấn đề Campuchia; Thứ trưởng Nguyễn Dy Niên phụ trách công tác xây dựng ngành; Thứ trưởng Vũ Xuân Áng phụ trách lĩnh vực hậu cần, Trợ lý Bộ trưởng Vũ Khoan gánh trách nhiệm “phễu” (tức là xử lý công việc hàng ngày của Bộ) và Trợ lý Bộ trưởng Lê Mai phụ trách lĩnh vực đào tạo cán bộ…

Ba là, để bảo đảm sự vận hành thông suốt của bộ máy, đi liền với việc sắp xếp lại các đơn vị đã xây dựng quy chế làm việc, phân công phân nhiệm rạch ròi giữa lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các Vụ.

Bốn là, hình thành cơ chế đánh giá hiệu quả công tác của các Vụ “theo sản phẩm” cụ thể chứ không theo các tiêu chuẩn mơ hồ, chung chung;

Năm là, hình thành hệ thống các “chính sách đòn bẩy” để khuyến khích cán bộ, nhân viên hăng say làm việc, cải thiện đời sống.

Về nhiệm vụ thứ năm, chất lượng hoạt động của Đảng ủy cơ quan cũng như các đảng bộ, chi bộ cơ sở được đổi mới theo hướng nâng cao vị trí - vai trò cũng như chất lượng và hiệu quả hoạt động; gắn kết chặt chẽ cơ chế ba mặt: chính quyền - Đảng và đoàn thể với vai trò phối hợp của Tiểu ban - Vụ tổng hợp nội bộ và sự chỉ đạo của một đồng chí Thứ trưởng.

Ngoài ra, trong nghị quyết của Hội nghị Ngoại giao 13 không đề cập nhưng tôi cho rằng chúng ta cần ghi nhận một chủ trương đổi mới nổi bật của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đối với ngành ngoại giao của chúng ta là chuyển hướng về nghiên cứu.

Trước đó, công tác nghiên cứu chưa mang tính tổng hợp, chưa có cái nhìn tổng quan dài về lịch sử, rộng về không gian, chưa đi sâu vào bản chất các sự kiện, hiện tượng, chiều hướng để tìm ra quy luật.

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu ngoại giao, tạo nền tảng cơ bản cho công tác nghiên cứu của ngành suốt những năm sau đó, cho tới tận ngày nay.

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch luôn nhấn mạnh rằng, muốn đẩy mạnh công tác nghiên cứu thì người đứng đầu phải trực tiếp làm công tác nghiên cứu. Đồng chí từng nói, nếu cán bộ lãnh đạo ngồi trên bờ, cầm que chỉ xuống ao, bảo anh em ngụp lặn thì chẳng đi tới đâu cả.

Trên thực tế, đồng chí đã nêu cao tấm gương về mặt này khi trực tiếp làm nghiên cứu, thậm chí tự tìm kiếm, ghi chép tư liệu.

Ông rất ham mê đọc sách và luôn lắng nghe ý kiến nhiều chiều từ các nhà khoa học trong và ngoài nước và cho phép anh em tự do tư tưởng, miễn là nói có sách, mách có chứng và ông sẵn sàng tranh luận sòng phẳng với thuộc cấp.

Bên cạnh công tác nghiên cứu đối ngoại, ông rất quan tâm nghiên cứu kinh tế thế giới cũng như trong nước, gắn kết chúng với nhau trong một tổng thể.

Ông cũng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu dự báo vì ông cho rằng, chỉ nhìn cái trước mặt hai năm rõ mười rồi thì chẳng có tác dụng gì mà phải nhìn cho xa, nghĩ cho rộng, dự báo chính xác tình hình thì mới chủ động ứng phó được.

Ông Nguyễn Cơ Thạch có mặt trong phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa đàm phán Hiệp định Paris năm 1973. (Ảnh tư liệu)
Ông Nguyễn Cơ Thạch có mặt trong phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa đàm phán Hiệp định Paris năm 1973. (Ảnh tư liệu)

3. Qua những hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch trong lĩnh vực xây dựng ngành, ta có thể rút ra những bài học gì và vận dụng ra sao trong thời kỳ mới hiện nay?

Có thể nói, bài học bao trùm mà đồng chí Nguyễn Cơ Thạch để lại trong lĩnh vực xây dựng ngành là cách tiếp cận tổng thể và phát huy cao độ tinh thần đổi mới, sáng tạo. Điều này thể hiện rõ trên các mặt sau:

- Công tác xây dựng ngành đã được xếp sắp lại nhằm phục vụ thiết thực cho việc hoàn thành những nhiệm vụ chính trị nóng bỏng lúc đó là xử lý quan hệ với các nước lớn, đẩy lui chính sách bao vây, cô lập Việt Nam; góp phần tháo gỡ những khó khăn gay gắt về kinh tế xã hội trong nước.

Ngày nay tình hình nước ta đã khác hẳn trước và đang bước sang thời kỳ mới về chất với mục tiêu xây dựng nước ta thành nước phát triển có thu nhập cao: vậy công tác xây dựng ngành cần làm gì, đổi mới ra sao để có thể đóng góp thiết thực vào sự nghiệp mới mẻ này?

- Các mặt công tác xây dựng ngành cần đặt trong mối quan hệ tổng thể, gắn bó mật thiết, tương tác lẫn nhau. Công tác tổ chức phải được coi là một môn khoa học về quản lý lãnh đạo, tuy cơ cấu tổ chức phải mang tính ổn định tương đối, nhưng cần được điều chỉnh linh hoạt trong việc điều binh, chuyển tướng phù hợp với yêu cầu chính trị từng thời điểm, từng cơ quan; việc gì chưa rõ hoặc chưa phù hợp với quy định thì làm thí điểm dưới dạng “tiểu ban”, Ad Hoc (Đại hội Đảng lần thứ XIII vừa qua lần đầu tiên đưa ra ý tưởng này); việc sắp xếp cơ cấu tổ chức phải kèm theo cơ chế vận hành.

Công tác cán bộ phải bắt đầu từ khâu đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn cũng như quản lý - lãnh đạo; việc đánh giá cán bộ cần bảo đảm tính dân chủ thực sự và trên cơ sở sản phầm cụ thể có thể cân đong, đo đếm được và kèm theo các chính sách đòn bẩy…

- Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo quản lý luôn được coi là khâu then chốt; trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cần xây dựng giáo trình theo tinh thần độc lập, tự chủ; gắn kiến thức, lý luận với rèn luyện thực tế…

- Phải gắn bó thực chất mối quan hệ giữa công tác Đảng, đoàn thể với công tác chuyên môn thành một thể thống nhất, gắn bó mật thiết, bổ sung cho nhau.

Tình hình ngày nay đã khác nhiều so với hơn ba chục năm trước song nhiều ý tưởng và quyết sách của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch vẫn còn nguyên giá trị; kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của đồng chí một cách thiết thực nhất là hiểu thấu và vận dụng dưới hình thức thích hợp những ý tưởng, quyết sách đầy tính sáng tạo và hiệu quả của ông.


Từ ngày 29/4/2021, Báo TG&VN giới thiệu loạt bài tham luận tại Tọa đàm khoa học với chủ đề "Tầm nhìn Nguyễn Cơ Thạch trong sự nghiệp xây dựng ngành ngoại giao toàn diện, hiện đại" do Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Ngoại giao chủ trì ngày 16/4 tại Hà Nội. Mở đầu là bài tham luận của Đại sứ Vũ Khoan - nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Mời đón đọc bài tiếp theo: "Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch - Kiến trúc sư và là người đặt nền móng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo thời kỳ mới" của nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên.

TIN LIÊN QUAN
Nguyễn Cơ Thạch – huyền thoại ngành ngoại giao và những chuyện kể mãi không hết…
Tọa đàm Tầm nhìn Nguyễn Cơ Thạch trong sự nghiệp xây dựng ngành ngoại giao toàn diện, hiện đại
Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch qua hồi ức của những nhà ngoại giao kỳ cựu
Vài mẩu chuyện về Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch trong quan hệ với Liên Xô
Nhà báo trẻ từ phương Tây và cuộc phỏng vấn đầu tiên với Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch

Xem nhiều

Đọc thêm

Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số AFC Bournemouth vs Brighton tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Xem tử vi 23/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 23/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

MU vs Ipswich: Nếu Amorim thành công tại MU, người ta sẽ nhớ mãi về trận đấu đầu tiên của ông, để mà hoài niệm, để mà so sánh.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động