Tổng thống Bush thăm Trung Đông: “Khán giả” trên “sân khấu tối”

Bước vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ thứ hai, người đứng đầu Nhà Trắng đã quyết định tạo đột phá bằng chuyến thăm kéo dài 8 ngày tới Trung Đông, nơi mà ông chưa từng công du tới, chỉ với mục đích duy nhất, đó là tạo ra một di sản sáng sủa hơn so với hai cuộc chiến tranh mà ông đã phát động ở Afghanistan và Iraq.
Theo dõi Baoquocte.vn trên



Chuyến thăm Trung Đông, bắt đầu từ ngày 9/1, gồm các nước đồng minh quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực là Israel, Kuwait, Bahrain, Các Tiểu Vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), Saudi Arabia và Ai Cập. Lần đầu tiên trong lịch sử, với tư cách Tổng thống Mỹ, ông Bush sẽ tới thăm các vùng lãnh thổ Palestine do Israel chiếm đóng kể từ Cuộc chiến sáu ngày năm 1967.

Không có gì ngạc nhiên khi dư luận nhìn nhận sự hiện diện của Tổng thống Mỹ ở Trung Đông mang theo một thông điệp quá tham vọng. Ông Bush muốn tái khẳng định cam kết của Mỹ về lộ trình hòa bình Trung Đông giữa Israel và Palestine sau Hội nghị ở Annapolis vừa qua. Tuy nhiên, bản thân ông cũng thừa nhận rằng ông không thể đảm bảo Israel và Palestine sẽ đạt được một thỏa thuận hòa bình, hướng tới việc thành lập Nhà nước Palestine và an ninh cho người Do Thái.

Rõ ràng, lộ trình hòa bình Trung Đông đóng vai trò rất quan trọng đối với chiến lược của Mỹ ở khu vực này mà mục tiêu nhất quán là phục vụ lợi ích chính trị, kinh tế và an ninh quốc gia của mình. Nhiều người đặt câu hỏi rằng chuyến công du 8 ngày liệu có thể giúp ông Bush tạo ra dấu ấn cho chính mình hay không, khi mà ông đã bỏ lỡ thời cơ trong suốt 7 năm qua. Luôn thiên vị đồng minh Israel, nhất là tại diễn đàn Liên hợp quốc, ông Bush đã né tránh việc can dự trực tiếp vào tiến trình đàm phán hòa bình với Palestine để lao vào cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan. Nhiều nhà phân tích nhận định rằng nếu không điều chỉnh chính sách đối với Israel hiện nay, Mỹ sẽ không thể xoay chuyển nổi cục diện Trung Đông theo hướng hòa bình và ổn định hơn.

Trong khi đó, chuyên gia phân tích Bruce Riedel thuộc Viện Brookings (Mỹ) nhận xét rằng ông Bush bị coi là “khán giả” đối với Trung Đông và cả thế giới Ảrập. Thực tế tình hình khu vực cho thấy ông Bush dường như chỉ có thể tạo dựng một nền tảng nào đó cho tiến trình hòa bình vốn ẩn chứa nhiều nguy cơ gây đổ vỡ giữa Israel và Palestine, đồng thời góp phần vào nỗ lực hòa giải giữa người Ảrập và người Do Thái. Báo cáo đánh giá tình báo quốc gia Mỹ (NIE) công bố cuối năm 2007 đã gây ra những phản ứng trái chiều, vừa mừng vừa lo, ở Trung Đông. Hơn ai hết, các nước Ảrập ở Vùng Vịnh không bao giờ muốn Mỹ lựa chọn giải pháp quân sự để ngăn chặn ảnh hưởng và sức mạnh hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, họ cũng tỏ ra quan ngại khi một quốc gia Hồi giáo với đa số tín đồ theo dòng Shi’ite như Iran nổi lên như một cường quốc khu vực có vũ khí hạt nhân. NIE cũng khiến các đồng minh Ảrập của Mỹ hoài nghi về chính sách mà Nhà Trắng sẽ theo đuổi đối với Iran và cả khu vực. Vì vậy, theo Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Stephen Hadley, Tổng thống Bush sẽ chứng minh rằng Washington luôn thấu hiểu thách thức đặt ra đối với khu vực và Mỹ không thay đổi cam kết của mình. Ông sẽ thúc giục các nhà lãnh đạo Ảrập ủng hộ cuộc đàm phán Israel - Palestine và nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc chặn đứng những tham vọng của Iran”. Mặc dù rất mong đợi một chiến lược an ninh nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ phía Iran, song các nước đồng minh Ảrập của Mỹ sẽ không đồng tình với giải pháp tấn công quân sự.

Chuyên gia phân tích tại UAE, Mohammed al-Roken, cho rằng các nước Ảrập sẽ kêu gọi ông Bush không tấn công quân sự đối với Iran, mà thay vào đó là một thỏa thuận hòa bình.Như vậy, sự đan xen giữa cơ hội và thách thức, giữa tham vọng và hiệu quả khả thi, giữa thái độ “chờ xem” và hoài nghi của đồng minh, cùng với lời đe dọa đánh bom của al-Qaeda, đã phủ bóng đen lên chuyến công du của ông Bush tới Trung Đông. Ngay cả Israel, đồng minh thân cận nhất của Mỹ, cũng không mong đợi gì nhiều từ chuyến đi này, mặc dù họ vẫn coi ông là “người bạn lớn”. Thủ tướng Israel Ehud Olmert và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đều hiểu rằng chỉ có những nhượng bộ lẫn nhau mới tạo ra động lực thực sự thúc đẩy tiến trình hòa bình. Tuy nhiên, cả hai ông đang ở vào thế yếu để có thể thuyết phục người dân Israel và Palestine chấp nhận nhượng bộ.

Ông Bush bay tới Trung Đông trong bối cảnh nước Mỹ đang bước vào cuộc chạy đua để xác định xem ai sẽ là người thay thế ông. Có thể nói cuộc chiến chống khủng bố là một trong những đặc trưng cơ bản của chính phủ Mỹ dưới thời ông Bush, và bước vào năm cuối cùng, ông Bush muốn “thay đổi không khí” bằng nỗ lực thúc đẩy hòa bình cho Trung Đông. Ông đã tìm cách thuyết phục cử tri Mỹ rằng an ninh của họ phần nào phụ thuộc vào tiến trình hòa bình ở “vùng đất Thánh”. Thế nhưng, cho dù Nhà Trắng có lạc quan đến mấy, khó mà kỳ vọng chuyến thăm “từ biệt” các nhà lãnh đạo trong khu vực của ông Bush có thể tạo ra dấu ấn đáng kể nào. Rõ ràng, nỗ lực vào phút chót của ông Bush đang diễn ra trên một “sân khấu chỉ toàn cảnh tối” mà chính ông lại bị coi là “khán giả”.

Lê Phương

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 27/12/2024: Cự Giải sự nghiệp ấn tượng

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 27/12/2024: Cự Giải sự nghiệp ấn tượng

Tử vi hôm nay 27/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/12/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/12/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 27/12. Lịch âm 27/12/2024? Âm lịch hôm nay 27/12. Lịch vạn niên 27/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/12/2024: Tuổi Hợi kinh doanh không may mắn

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/12/2024: Tuổi Hợi kinh doanh không may mắn

Xem tử vi 27/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 27/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hội nhập quốc tế

Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hội nhập quốc tế

Baoquocte.vn. Các doanh nghiệp và chuyên gia đã trao đổi để tìm giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, tham gia vào thị trường quốc ...
Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ tại tọa đàm Chuyển đổi xanh trong Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024

Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ tại tọa đàm Chuyển đổi xanh trong Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024

Ngày 20/12/2024, được mời chia sẻ tại phiên tọa đàm về Chuyển đổi Xanh trong khuôn khổ Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024 ...
Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.000 đồng/kg.
Tin thế giới 26/12: Trung Quốc xây đập thủy điện lớn nhất thế giới, Nga phá vỡ nhiều âm mưu ám sát quan chức, rơi máy bay tại Kazakhstan

Tin thế giới 26/12: Trung Quốc xây đập thủy điện lớn nhất thế giới, Nga phá vỡ nhiều âm mưu ám sát quan chức, rơi máy bay tại Kazakhstan

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Ông Trump gây áp lực, Mexico mạnh tay trấn áp tệ nạn buôn ma túy

Ông Trump gây áp lực, Mexico mạnh tay trấn áp tệ nạn buôn ma túy

Ngày 25/12, Văn phòng Tổng công tố Mexico cho biết đã thu giữ và tiêu hủy hơn 400.000 viên ma túy tổng hợp fentanyl.
Xung đột Nga-Ukraine: Giáo hoàng Francis kêu gọi 'đàm phán vì một nền hòa bình công bằng'

Xung đột Nga-Ukraine: Giáo hoàng Francis kêu gọi 'đàm phán vì một nền hòa bình công bằng'

Giáo hoàng Francis kêu gọi thế giới ngừng sử dụng vũ khí và thúc đẩy hòa bình ở Trung Đông, Ukraine và Sudan.
Lại xảy ra sự cố với cáp ngầm ở Biển Baltic, Phần Lan điều tra, tiết lộ khả năng có tàu lạ can thiệp

Lại xảy ra sự cố với cáp ngầm ở Biển Baltic, Phần Lan điều tra, tiết lộ khả năng có tàu lạ can thiệp

Sự cố bất ngờ khiến cáp kết nối Estlink 2 chạy ngầm dưới Biển Baltic không thể truyền tải điện giữa Phần Lan và Estonia.
Quân đội Hàn Quốc 'kêu oan' trước cáo buộc dàn dựng tấn công Triều Tiên, Seoul trừng phạt Bình Nhưỡng

Quân đội Hàn Quốc 'kêu oan' trước cáo buộc dàn dựng tấn công Triều Tiên, Seoul trừng phạt Bình Nhưỡng

Quân đội Hàn Quốc chưa bao giờ cân nhắc việc dàn dựng các cuộc tấn công bằng đạn pháo vào Triều Tiên để đáp trả vụ thả bóng bay chứa rác thải.
Houthi phát hiện bí mật giữa Mỹ và Israel, Thủ tướng Netanyahu dọa trút 'những bài học đắt giá'

Houthi phát hiện bí mật giữa Mỹ và Israel, Thủ tướng Netanyahu dọa trút 'những bài học đắt giá'

Israel được cho là đang cân nhắc triển khai chiến dịch tấn công quy mô lớn mới nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Phiên bản di động