Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Minh Vương
Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb tại Đại lễ đường Nhân dân, ngày 29/10. (Nguồn: Xinhua/Wang Ye)

Chuyến thăm diễn ra đúng ngày kỷ niệm 74 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (28/10/1950 – 28/10/2024), cũng như đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo Phần Lan tới Trung Quốc sau 5 năm và sau khi Helsinki gia nhập Hiệp ước Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Đồng thời, nó cho thấy nỗ lực thúc đẩy quan hệ song phương trong bối cảnh tình hình thế giới chuyển biến phức tạp. Trong chuyến thăm, lãnh đạo hai bên đã tập trung vào hợp tác thương mại, nắm bắt cơ hội đầu tư, hợp tác về công nghệ, thương mại, phát triển bền vững và xây dựng thành phố thông minh và các vấn đề khu vực-quốc tế “nóng”, với giải quyết xung đột là trọng tâm.

Từ “kiểu mẫu” tới “kiểu mới”

Mục tiêu này thể hiện rõ từ thành phần đoàn, lịch trình làm việc, cũng như nội dung trao đổi giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Tháp tùng ông Stubb trong chuyến thăm Trung Quốc này là Ngoại trưởng Elina Valtonen, Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Kai Mykkänen, Bộ trưởng Nông và Lâm nghiệp Sari Essayah, nghị sĩ Ville Skinnari, nghị sĩ Sakari Puisto cùng nhiều quan chức cấp cao, đại diện doanh nghiệp.

Ngoài ra, bên cạnh cuộc gặp then chốt với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chiều ngày 29/10, ông Stubb cũng có lịch trình tương đối “kín”. Trước đó, sáng cùng ngày, chính trị gia này dự buổi lễ công bố dự án phát triển khoa học ứng dụng giữa Đại học Thanh Hoa và các trường đại học Phần Lan.

Ông Stubb và Phó Chủ tịch Trung Quốc Hàn Chính dự cuộc gặp của Ủy ban Trung Quốc-Phần Lan về Hợp tác doanh nghiệp sáng tạo, thảo luận về tiềm năng của xây dựng quan hệ đối tác làm ăn xuyên biên giới trong nhiều lĩnh vực từ năng lượng môi trường, y tế và phát triển công nghệ số.

Tại Thượng Hải, vị khách quý từ châu Âu đề cập tới an ninh toàn cầu và chủ nghĩa đa phương trong phát biểu tại Đại học Phúc Đán, gặp gỡ các học sinh, chuyên gia tại Trung tâm Nordic, trước khi khép lại chuyến thăm bằng buổi hội thảo giữa các doanh nghiệp do Tổng Lãnh sự quán Phần Lan, Hội Doanh nghiệp Phần Lan và Liên đoàn Công nghiệp Phần Lan tổ chức, tập trung vào cơ hội đầu tư ở cả hai nước.

Hầu hết các hoạt động này tập trung vào hợp tác thương mại, khoa học-công nghệ, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và giao lưu nhân dân. Cuộc gặp giữa Tổng thống Alexander Stubb và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chiều ngày 29/10 tại Đại Lễ đường Nhân dân Bắc Kinh là tâm điểm khi củng cố những gì đã có và mở ra khuôn khổ hợp tác mới để hiện thực hóa hợp tác sâu rộng hơn trong tương lai.

Tại đây, nhấn mạnh Phần Lan là quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và ký hiệp định thương mại liên chính phủ, Chủ tịch Tập Cận Bình gọi đây là “quan hệ ngoại giao kiểu mẫu”, trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, có cân nhắc đến lợi ích cốt lõi.

Ông khẳng định quan hệ đối tác, hợp tác “kiểu mới hướng về tương lai” này cần được trân trọng và thúc đẩy, đặc biệt khi thế giới “trải qua những biến chuyển nhanh chóng chưa từng có trong nhiều thế kỷ và nhân loại phải đối mặt với khó khăn, thách thức ngày càng lớn”.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh nước này sẽ hợp tác sâu sắc hơn với Phần Lan trên nhiều khía cạnh, từ các lĩnh vực mới nổi như chuyển đổi xanh, công nghệ thông tin, kinh tế số, trí tuệ nhân tạo và năng lượng mới, tới thúc đẩy du lịch, giao lưu nhân dân, thể hiện rõ qua việc chính quyền Trung Quốc sẽ miễn visa với công dân Phần Lan.

Hai bên cũng chứng kiến lễ ký kết nhiều văn kiện về giáo dục, nguồn nước, bảo vệ môi trường, kinh tế tuần hoàn và nông sản, trong đó tiêu điểm là kế hoạch chung về thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác “kiểu mới hướng về tương lai” giai đoạn 2025-2029.

Về phần mình, hồi tưởng lại cuộc gặp đầu tiên với ông Tập Cận Bình năm 2009, Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb khẳng định Trung Quốc đã “phát triển với tốc độ không thể tưởng tượng nổi trong 15 năm qua”. Nhà lãnh đạo này khẳng định hai nước luôn tôn trọng, đối xử chân thành và duy trì đối thoại trên cơ sở bình đẳng suốt 74 năm qua.

Nhấn mạnh Phần Lan tiếp tục tuân thủ nguyên tắc “Một Trung Quốc”, ông Stubb cho biết Helsinki mong muốn tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, mở rộng trao dổi văn hóa và giao lưu nhân dân, thúc đẩy hợp tác thực chất trong thương mại, năng lượng xanh và phát triển bền vững, đặc biệt khi hai nước sẽ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày này năm sau.

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb duyệt đội danh dự tại Đại Lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, ngày 29/10. (Nguồn: Reuters)

Ukraine, xe điện là điểm “nóng”

Về các vấn đề khu vực-quốc tế, vị khách châu Âu đánh giá cao tầm ảnh hưởng, vai trò đóng góp của cường quốc châu Á trong đề xuất sáng kiến mới, thúc đẩy bình đẳng giữa các quốc gia, giải quyết thách thức toàn cầu và mở rộng hợp tác để vì một thế giới hòa bình, ổn định hơn.

Khẳng định Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) gắn kết chặt chẽ về kinh tế, ông nhấn mạnh “sự phân tách, gián đoạn chuỗi công nghiệp và cung ứng” hay một cuộc chiến tranh lạnh mới không mang lại lợi ích cho bên nào. Phần Lan cũng sẵn sàng đóng góp, phát triển quan hệ Trung Quốc-EU.

Song Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb cũng không ngại đề cập tới các vấn đề “nóng” trong chuyến thăm. Nhà lãnh đạo này cho biết đã trao đổi với Chủ tịch Tập Cận Bình về thông tin cho rằng có sự hiện diện của quân đội, vũ khí Triều Tiên ở Nga, coi đây là “hành vi kích động, leo thang và mở rộng” căng thẳng hiện nay.

Ông cũng cảnh báo: “Trung Quốc càng ủng hộ Nga bao nhiêu, mối quan hệ của Bắc Kinh với châu Âu và đặc biệt là EU, sẽ càng trở nên khó khăn bấy nhiêu”. Điều này có thể khoét sâu hơn vào quan hệ Trung Quốc-EU, vốn đã trắc trở sau khi EU đánh thuế mạnh với xe điện sản xuất ở nước ngoài, bao gồm xe điện tại Trung Quốc, với mức thuế cao nhất lên tới 45,3%; đạo luật chính thức có hiệu lực ngày 30/10. Hai bên cũng trao đổi về vụ tàu chở hàng đăng ký ở Hong Kong (Trung Quốc) gây hư hại đường ống dẫn khí Balticconnector và cáp viễn thông kết nối Phần Lan với Estonia.

Đáp lại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tái khẳng định quan điểm về tình hình ở Ukraine và xung đột ở dải Gaza, nhấn mạnh Bắc Kinh sẵn sàng cùng Helsinki và các bên liên quan tiếp tục nỗ lực, hướng tới giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

Trong khi đó, tiếp ông Stubb, Thủ tướng Lý Cường kêu gọi Phần Lan “tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch và không phân biệt đối xử với doanh nghiệp Trung Quốc, đóng góp tích cực vào củng cố sự phát triển lành mạnh của quan hệ kinh tế, thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu”. Tuyên bố này hẳn ám chỉ đạo luật đánh thuế xe điện của EU vừa có hiệu lực ngày 30/10 vừa qua.

Trên cơ sở đó, nỗ lực triển khai khuôn khổ quan hệ đối tác, hợp tác “kiểu mới hướng về tương lai” không chỉ hướng tới tăng cường hợp tác song phương một cách toàn diện, mà còn góp phần tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề “nóng” đối với cả Phần Lan và Trung Quốc, góp phần củng cố hòa bình, ổn định tại khu vực và trên thế giới.

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Hàn Quốc dính phận 'cỗ máy kiếm tiền' nếu ông Trump thắng? Bà Harris khôn ngoan hay dại khờ vì 'dám chơi' trên sân đối thủ?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Hàn Quốc dính phận 'cỗ máy kiếm tiền' nếu ông Trump thắng? Bà Harris khôn ngoan hay dại khờ vì 'dám chơi' trên sân đối thủ?

Mới đây, ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đã phát cảnh báo cứng rắn với tương lai của Hàn ...

Bầu cử Mỹ 2024: Cựu Tổng thống Trump và đối thủ Harris bất phân thắng bại trong một cuộc thăm dò toàn quốc

Bầu cử Mỹ 2024: Cựu Tổng thống Trump và đối thủ Harris bất phân thắng bại trong một cuộc thăm dò toàn quốc

Theo cuộc thăm dò toàn quốc gần đây nhất của CNN trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5/11, ứng cử viên tổng thống ...

Tổng thống Pháp thăm Morocco, tìm cách hàn gắn quan hệ

Tổng thống Pháp thăm Morocco, tìm cách hàn gắn quan hệ

Ngày 28/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tới thủ đô Rabat của Morocco trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 3 ...

Căng thẳng EU-Trung Quốc: Bắc Kinh đi nước cờ cản, nhưng thực ra châu Âu đã thua trước một ván?

Căng thẳng EU-Trung Quốc: Bắc Kinh đi nước cờ cản, nhưng thực ra châu Âu đã thua trước một ván?

Gần hai phần ba số người tiêu dùng ở châu Âu được hỏi trong một cuộc khảo sát cho biết, họ sẽ cân nhắc mua ...

EU chính thức 'xuống tay' với xe điện Trung Quốc, mức thuế cao nhất tới 35,3%, Đức lập tức nêu quan điểm

EU chính thức 'xuống tay' với xe điện Trung Quốc, mức thuế cao nhất tới 35,3%, Đức lập tức nêu quan điểm

Ngày 29/10, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc, sau ...

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 16/2/2025: Song Tử có cơ hội phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 16/2/2025: Song Tử có cơ hội phát triển

Tử vi hôm nay 16/2/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 16/2/2025, Lịch vạn niên ngày 16 tháng 2 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 16/2/2025, Lịch vạn niên ngày 16 tháng 2 năm 2025

Lịch âm 16/2. Lịch âm hôm nay 16/2/2025? Âm lịch hôm nay 16/2. Lịch vạn niên 16/2/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Quốc vương Qatar thăm Ấn Độ vào tuần tới

Quốc vương Qatar thăm Ấn Độ vào tuần tới

Đây là chuyến thăm thứ hai của Quốc vương Qatar Tamim Bin Hamad Al-Thani tới Ấn Độ trong vòng 10 năm.
Sau 6 năm, Nhật Bản mới chuẩn bị đón chuyến thăm cấp nhà nước, đó là…

Sau 6 năm, Nhật Bản mới chuẩn bị đón chuyến thăm cấp nhà nước, đó là…

Vị khách trong chuyến thăm cấp nhà nước gần đây nhất tới Nhật Bản là Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 5/2019.
Bước tiến mới trong lịch sử Togo

Bước tiến mới trong lịch sử Togo

Các ủy viên hội đồng thành phố và khu vực của Togo đã bỏ phiếu vào hôm nay 15/2, trong cuộc bầu cử Thượng viện đầu tiên trong lịch sử ...
Tuyết dày hàng mét phủ trắng Hokkaido (Nhật Bản)

Tuyết dày hàng mét phủ trắng Hokkaido (Nhật Bản)

Gió mạnh và tuyết rơi dày đặc gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Nhật Bản. Ít nhất 91 chuyến bay đến và đi từ sân bay New ...
Quốc vương Qatar thăm Ấn Độ vào tuần tới

Quốc vương Qatar thăm Ấn Độ vào tuần tới

Đây là chuyến thăm thứ hai của Quốc vương Qatar Tamim Bin Hamad Al-Thani tới Ấn Độ trong vòng 10 năm.
Sau 6 năm, Nhật Bản mới chuẩn bị đón chuyến thăm cấp nhà nước, đó là…

Sau 6 năm, Nhật Bản mới chuẩn bị đón chuyến thăm cấp nhà nước, đó là…

Vị khách trong chuyến thăm cấp nhà nước gần đây nhất tới Nhật Bản là Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 5/2019.
Bước tiến mới trong lịch sử Togo

Bước tiến mới trong lịch sử Togo

Các ủy viên hội đồng thành phố và khu vực của Togo đã bỏ phiếu vào hôm nay 15/2, trong cuộc bầu cử Thượng viện đầu tiên trong lịch sử nước này.
Ukraine cảnh báo nguy cơ 'bị đứng ngoài' trong đàm phán với Nga

Ukraine cảnh báo nguy cơ 'bị đứng ngoài' trong đàm phán với Nga

Ngày 15/2, Tổng thống Ukraine Zelensky cho rằng sẽ rất 'nguy hiểm' nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin trước khi gặp ông.
Mỹ kêu gọi Đức 'để ngỏ cánh cửa' trong bầu cử, Thủ tướng Scholz phản đối gắt, nói 'không chấp nhận người ngoài can thiệp vào nền dân chủ'

Mỹ kêu gọi Đức 'để ngỏ cánh cửa' trong bầu cử, Thủ tướng Scholz phản đối gắt, nói 'không chấp nhận người ngoài can thiệp vào nền dân chủ'

Thủ tướng Scholz phản đối sự can thiệp từ bên ngoài vào các cuộc bầu cử Đức, sau khi Phó Tổng thống Mỹ JD Vance kêu gọi 'để ngỏ cánh cửa' cho các đảng cực ...
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh AU lần thứ 38, vấn đề xung đột tại Sudan và CHDC Congo sẽ 'đốt nóng' chương trình nghị sự

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh AU lần thứ 38, vấn đề xung đột tại Sudan và CHDC Congo sẽ 'đốt nóng' chương trình nghị sự

Phiên họp thường kỳ thứ 38 của Hội đồng nguyên thủ quốc gia và chính phủ Liên minh châu Phi (AU) đã khai mạc ngày 15/2 tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia.
Hội nghị Yalta: Cuộc gặp gỡ quyết định vận mệnh thế giới

Hội nghị Yalta: Cuộc gặp gỡ quyết định vận mệnh thế giới

Tròn 80 năm trước, Hội nghị Yalta không chỉ đánh dấu sự kết thúc của Thế chiến II mà còn khởi đầu trật tự thế giới mới.
Hiệp định Paris về Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm còn tươi mới

Hiệp định Paris về Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm còn tươi mới

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của Hiệp định Paris về Việt Nam vẫn nguyên giá trị.
Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người bạn lớn được nhân dân Trung Quốc vô cùng kính trọng và cũng là người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Số phận của những con tàu thuộc 'hạm đội bóng tối' của Nga đang bị đe dọa trước động thái mới của một số quốc gia thuộc EU.
Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Quan hệ giữa Mỹ và hai 'ông lớn' Nam Á chứng kiến nhiều thăng trầm, nay chính quyền Tổng thống Trump 2.0 hứa hẹn tái định hình tam giác này.
Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Từ trường phái ngoại giao gấu trúc nổi tiếng, Trung Quốc dần hình thành một công cụ đối ngoại mới mang tên ngoại giao Mặt trăng.
Tổng thống Trump ưu ái Nhật Bản hay 'nước cờ bậc thầy' của Tokyo?

Tổng thống Trump ưu ái Nhật Bản hay 'nước cờ bậc thầy' của Tokyo?

Chắc chắn sẽ không có nhiều ngoại lệ trong những chính sách phục vụ mục tiêu 'nước Mỹ trên hết' của Tổng thống Trump.
Để ngoại giao thành phố trở thành công cụ đắc lực cho nền y tế toàn cầu

Để ngoại giao thành phố trở thành công cụ đắc lực cho nền y tế toàn cầu

Tiềm năng của ngoại giao thành phố vẫn chưa được khai thác đầy đủ, đặc biệt trong việc áp dụng phương pháp One Health.
Bài toán an ninh năng lượng cùng 'cuộc chia tay giằng xé' giữa EU và khí đốt Nga

Bài toán an ninh năng lượng cùng 'cuộc chia tay giằng xé' giữa EU và khí đốt Nga

Kể từ xung đột Nga-Ukraine, các nước EU đã tập trung tăng cường an ninh năng lượng, nhưng 'cuộc chia tay' khí đốt Nga chẳng mấy dễ dàng.
Phiên bản di động