Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Nguồn: Reuters) |
Thỏa thuận do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) làm trung gian, đã đặt mức thuế toàn cầu là 15% nhằm ngăn chặn các tập đoàn quốc tế giảm hóa đơn thuế bằng cách đăng ký ở các quốc gia có mức thuế thấp.
Các quốc gia cuối cùng đồng ý ủng hộ thỏa thuận thuế toàn cầu gồm có Hungary, Estonia và Ireland, đất nước có mức thuế thấp thu hút được các công ty khổng lồ như Apple và Google.
136 quốc gia đang tham gia thỏa thuận thuế chiếm 90% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Thỏa thuận này có thể tạo ra thêm khoảng 150 tỷ Euro (175 tỷ USD) doanh thu từ năm 2023.
Tổng thống Pháp Macron cho biết: "Trong bốn năm, chúng tôi đã làm việc để đánh thuế công bằng đối với các công ty đa quốc gia và những tập đoàn kỹ thuật số khổng lồ. Thỏa thuận thuế này mang tính lịch sử. Mọi công ty đa quốc gia sẽ phải trả thuế tối thiểu 15% và đây là một bước tiến lớn cho công bằng thuế".
Tuy nhiên, một số tổ chức phi chính phủ và chuyên gia kinh tế cho rằng động thái này có thể tạo ra sự bất bình đẳng giữa các nước giàu và đang phát triển. Theo Tổ chức phi chính phủ Oxfam, các nước nghèo nhất sẽ nhận được dưới 3% số tiền thuế bổ sung.
| Cơ chế siêu ưu đãi thuế cho dự án tầm cỡ 'đại bàng' Các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao được hưởng nhiều ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; thời gian miễn ... |
| Pháp gửi tối hậu thư cho Mali liên quan vụ lính đánh thuê Nga Ngày 29/9, Pháp cảnh báo Mali sẽ không còn nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nếu nước này đồng ý với ... |