Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ công du tới Ukraine: Thân đông, kích tây

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vừa có chuyến công du tới Ukraine, nhưng cái đích nhắm tới lại là Nga, Mỹ, EU và NATO. Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tong thong tho nhi ky cong du toi ukraine than dong kich tay Thổ Nhĩ Kỳ và Algeria thúc đẩy hợp tác song phương
tong thong tho nhi ky cong du toi ukraine than dong kich tay Bình luận. Thổ Nhĩ Kỳ - Libya: Cuộc phiêu lưu mới
tong thong tho nhi ky cong du toi ukraine than dong kich tay Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không rút quân khỏi Idlib, Syria
tong thong tho nhi ky cong du toi ukraine than dong kich tay
Ông Erdogan hô to cụm từ "Vinh quang cho Ukraine" khi bước duyệt đội quân danh dự của Ukraine. Nguồn: Spitnik

Chỉ cần nhìn vào thời điểm và bối cảnh tình hình hiện tại ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh, đặc biệt ở Syria và Libya, cũng như ở châu Âu, nhất là Ukraine, là có thể nhận ra được ngay chuyến đi Ukraine của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đón chào ông Erdogan không chỉ để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương thuần tuý mà còn nhằm vào, nếu như không muốn nói là trước hết và chủ yếu nhằm vào một số đối tác bên ngoài khác như Nga, Mỹ, EU hay NATO.

Thông điệp "bực bội" của ông Erdogan

Ông Erdogan có liền ngay mấy cử chỉ quyến rũ và tỏ tình với Ukraine. Ai ai cũng biết giữa Ukraine và Nga căng thẳng và đối địch dai dẳng lâu nay như thế nào mà ông Erdogan đã làm cho phía Ukraine không thể phấn khích và hài lòng hơn thế nữa khi dùng việc hô to cụm từ "Vinh quang cho Ukraine" khi bước duyệt đội quân danh dự của Ukraine và được đáp chào bằng cụm từ "Vinh quang cho những người anh hùng" - một nghi thức thường được vận dụng trong quân đội và cảnh sát Ukraine, hàm chứa sự thể hiện chủ nghĩa yêu nước của Ukraine và sự độc lập với Nga vốn rất nhạy cảm về chính trị, lịch sử và tâm lý đối với Nga. Ở Ukraine, ông Erdogan không dấu diếm ủng hộ Ukraine trong chuyện liên quan đến bán đảo Crimea. Ông Erdogan còn tuyên bố viện trợ quân sự 30 triệu Euro cho Ukraine.

Những thông điệp mà ông Erdogan phát đi về phía Nga rất rõ ràng. Nó âm hưởng như một lời cảnh báo và răn đe. Nếu Nga làm khó Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria và Libya thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm khó Nga ở nơi ngay bên cạnh Nga.

Ông Erdogan bực bội Nga về việc quân đội chính phủ Syria với sự hậu thuẫn đắc lực của Nga ráo riết tiến hành chiến dịch quân sự giải phóng vùng Idlib ở Syria gây nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ bị mất chỗ đứng ở Syria và bớt phần trong giải pháp chính trị cho vấn đề Syria. Ông Erdogan cũng thừa biết rằng sau khi ổn thoả ở Syria, Nga sẽ nhằm đến Libya - nơi mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn được như Nga đã được ở Syria. Ông Erdogan hàm ý ở đây là Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều cách để gây bất lợi cho Nga nếu như Nga làm cho Thổ Nhĩ Kỳ bị bất lợi. Ông Erdogan còn kèm cả thông điệp gửi tới Mỹ, EU và NATO là Thổ Nhĩ Kỳ còn có thể có giá trị rất thiết thực cho họ trong đối phó Nga ở châu Âu chứ không phải chỉ có ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi hay vùng Vịnh. Mỹ, EU, NATO và đồng minh của họ không mong muốn gì cấp thiết hơn ngoài việc liên kết hay liên quân giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria tan vỡ hoặc bị phân hoá.

Ông Erdogan dùng chính kỳ vọng này của các đối tác kia để gia tăng áp lực đối với Nga. Việc người này giờ phải làm thế lại bộc lộ thế yếu của Thổ Nhĩ Kỳ trong quan hệ với Nga nói chung và ở Syria nói riêng. Sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ dành cho Ukraine về chính trị cũng như quân sự dẫu có lợi cho Ukraine đến mấy thì cũng vẫn không giúp Ukraine có thể xoay chuyển được tương quan lực lượng và cục diện trong quan hệ của Ukraine với Nga.

Tranh thủ Thổ Nhĩ Kỳ, mục đích của ông Zelensky?

Ở Syria, Nga và chính phủ Syria giờ đã tạo được thế trận chính trị cũng như quân sự trên thực địa vững chắc và có lợi cho họ đến mức Thổ Nhĩ Kỳ không thể làm thay đổi được. Mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã trở nên đặc biệt ở chỗ rất dễ bị đổ vỡ nhưng lại không thể bị đổ vỡ, rất dễ có thể được phát triển trở thành đồng minh tin cậy nhưng lại không thể trở thành liên minh. Thực trạng này khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ gặp khó khăn khó xử nhiều hơn Nga và hai bên khó có thể thoát được ra khỏi tình trạng "giận thì vẫn giận" nhưng "thương thì vẫn phải thương".

Ông Zelensky tìm cách tranh thủ ông Erdogan để tăng thêm thế trong quan hệ của Ukraine với Nga, vì Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO và vì nhằm đến khả năng đảm trách vai trò trung gian hoà giải giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ, EU và NATO.

Cả hai đều nhằm vào các đối tác thứ ba kia chứ thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và hoạt động đầu tư song phương hiện rất khó khả thi bởi cả hai đều đâu có nhiều thực lực và tiềm năng cũng như môi trường chính trị an ninh và xã hội ở cả hai bên đều đâu có thuận lợi gì cho việc thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác ấy.

tong thong tho nhi ky cong du toi ukraine than dong kich tay Ngoại trưởng Mỹ công du châu Âu và Trung Á: Đối tác nhỏ, đối trọng lớn

TGVN. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo có chuyến công du châu Âu và Trung Á. Sứ mệnh của ông Pompeo là gì? Chính ...

tong thong tho nhi ky cong du toi ukraine than dong kich tay Tổng thống Erdogan: 'Thổ Nhĩ Kỳ không công nhận hành động sáp nhập bất hợp pháp đối với Crimea'

TGVN. Ngày 3/2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã lên án hành động sáp nhập của Nga đối với Crimea, đồng thời ...

tong thong tho nhi ky cong du toi ukraine than dong kich tay Tổng thống Zelensky: Mỹ là đồng minh chủ chốt trong bảo vệ chủ quyền của Ukraine

TGVN. Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 31/1 khẳng định, Ukraine sẵn sàng mở rộng hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng và an ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Agribank triển khai chương trình khuyến mại hấp dẫn 'Mở Tài khoản Plus - Đón Vạn Đặc Quyền' với tổng giá trị giải thưởng lên tới 16,2 tỷ đồng.
Dự báo ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh: Miền Trung mưa lớn; vùng núi Bắc Bộ rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội

Dự báo ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh: Miền Trung mưa lớn; vùng núi Bắc Bộ rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội

Do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, từ ngày 26/11, Đông Bắc Bộ, phía Tây Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế xảy ra ...
Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hướng tới Biển Đông, ghé thăm ba nước Đông Nam Á

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hướng tới Biển Đông, ghé thăm ba nước Đông Nam Á

Vào tuần trước, nhóm tác chiến Hải quân Mỹ do 1 tàu sân bay và 3 tàu khu trục dẫn đầu, đã ghé thăm cảng tại 3 quốc gia giáp ...
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia: Cần hài hòa lợi ích, tránh gây 'hiệu ứng ngược'

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia: Cần hài hòa lợi ích, tránh gây 'hiệu ứng ngược'

Chiều 25/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Công bố 'Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt ...
Cà Mau thu hút đầu tư vào các dự án đột phá

Cà Mau thu hút đầu tư vào các dự án đột phá

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 459 dự án đầu tư đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký 146.700,5 tỷ đồng.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động