Tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough từ góc nhìn quốc tế và những hàm ý

TS. Vũ Đăng Minh
Tranh chấp bãi cạn Scarborough liên quan trực tiếp đến an ninh, ổn định và hợp tác của khu vực, đến nguyên tắc Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trên các diễn đàn, hội nghị khu vực, quốc tế, Biển Đông đã và đang được coi là một “điểm nóng” tiềm ẩn. Mâu thuẫn, xung đột có thể bùng phát, nếu các bên không kiềm chế. Dù quan điểm khác nhau, mức độ thể hiện khác nhau, nhưng đó là một thực tế không thể phủ nhận. Diễn biến gần đây xung quanh bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham, theo cách gọi của Trung Quốc) chứng tỏ điều đó.

Chuyện cũ tiếp diễn

Để hiểu rõ hiện tình, cần trở lại thời điểm hơn 10 năm trước. Năm 2012, Trung Quốc giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough sau hơn 2 tháng đối đầu căng thẳng, không chỉ trên biển với Philippines. Từ đó, Trung Quốc thường xuyên hiện diện lực lượng, sử dụng nhiều biện pháp, cả chiếu tia laser, phun vòi rồng xua đuổi, ngăn cản ngư dân, tàu ngư nghiệp Philippines tiếp cận; khẳng định chủ quyền, kiểm soát bãi cạn Scarborough trên thực tế.

Tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough từ góc nhìn quốc tế và những hàm ý
Một ngư dân Philippines theo dõi tàu cảnh sát biển Trung Quốc tuần tra tại bãi cạn Scarborough. (Nguồn: Reuters)

Ngày 25/9, Cảnh sát biển Philippines thông báo gỡ bỏ dây phao của Trung Quốc thả chặn lối vào vùng nước quanh Scarborough, bởi nó “gây nguy hiểm cho hoạt động đi lại, vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế”. Philippines tuyên bố có quyền hành động và “sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp” để loại bỏ dây phao nếu Trung Quốc tiếp tục thả.

Philippines sẽ đi xa đến đâu? Trung Quốc và các nước phản ứng thế nào? Tranh chấp bãi cạn Scarborough đi về đâu?... là điều cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm.

Chủ trương, đối sách của Philippines

Trong hơn 10 năm qua, chủ trương, đối sách của Philippines đối với các tranh chấp trên Biển Đông có nhiều thay đổi. Chính quyền Tổng thống Benigno Aquino III (2010-2016) theo đuổi vụ kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng tài thường trực quốc tế (PCA). Dù được Tòa phán quyết có lợi, nhưng Manila không phát huy được giá trị thực tế. Tổng thống Rodrigo Duterte (2016-2022) lựa chọn con đường theo đuổi lợi ích kinh tế, ngả hơn về Trung Quốc.

Tổng thống đương nhiệm Ferdinand Marcos chủ trương xây dựng chiến lược giành lại quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough. Philippines cho phép Mỹ đặt thêm căn cứ quân sự; đưa vấn đề tranh chấp ra các diễn đàn khu vực, quốc tế; tuyên bố sẵn sàng kiện Trung Quốc hủy hoại môi trường san hô biển; cắt dây phao và kêu gọi ngư dân duy trì hoạt động ở bãi cạn…

Theo chuyên gia quốc tế, hành động của Philippines xuất phát từ đánh giá bối cảnh: căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung; Mỹ muốn gia tăng hiện diện ở khu vực mà Manila là một “điểm cầu” không thể từ bỏ; Trung Quốc gặp khó khăn về kinh tế, xã hội, ngoại giao… Áp lực trong nước về giành lại chủ quyền bãi cạn Scarborough đối với chính quyền Tổng thống Ferdinand Marcos ngày càng tăng.

Hành động bí mật cắt dây phao của Philippines mang tính biểu tượng nhiều hơn giá trị thực tế, bởi ngư dân vẫn bị ngăn chặn. Một mặt, Manila muốn chứng tỏ “không lùi bước và thực hiện bất cứ điều gì cần thiết để duy trì hiện diện trong khu vực”. Mặt khác, họ không muốn đẩy vụ việc đi quá xa, có thể dẫn đến bùng phát xung đột.

Có thể hiểu được đối sách của Philippines, bởi tương quan sức mạnh bất lợi hơn. Philippines kém hơn về tiềm lực, sức mạnh quân sự, kinh tế. Nhưng Manila có thể tận dụng cơ sở pháp lý từ phán quyết của Tòa Trọng tài; sự quan ngại của khu vực và thế giới trước các hành động cứng rắn, sử dụng vũ lực của Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo; việc Bắc Kinh không tuân thủ pháp luật quốc tế. Nhưng hiệu quả đối sách của Philippines đến đâu còn phải chờ.

Chiến lược, chính sách của Trung Quốc

Chiến lược, chính sách Biển Đông của Trung Quốc được các chuyên gia, học giả đúc kết: kết hợp con bài kinh tế, thương mại, biện pháp ngoại giao, chính trị với gia tăng hiện diện quân sự, gây sức ép, sử dụng số đông tàu cá dân quân biển được tàu hải cảnh hộ tống thực hiện chiến thuật “vùng xám”. Trung Quốc công bố bản đồ có đường chín đoạn (nay là mười đoạn) mọi lúc, mọi nơi, biến sự “quen mặt” trên truyền thông thành cơ sở pháp lý. Sự kiện bãi cạn Scarborough năm 2012 là một ví dụ. Bắc Kinh dừng nhập khẩu chuối, hạn chế người Trung Quốc du lịch đến Philippines…, kết hợp nhiều tàu thuyền tạo sức ép lớn, buộc Manila phải rời khỏi bãi cạn.

Theo chuyên gia quốc tế, việc kiểm soát bãi cạn Scarborough tạo lợi thế nhiều mặt cho Bắc Kinh, có vị trí “đứng chân” áp sát Philippines, Đài Loan (Trung Quốc); tạo thế giám sát, khống chế Biển Đông trên thực tế; hạn chế sự hiện diện, ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực.

Trước hành động cắt dây phao, một mặt người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo “Philippines không nên khiêu khích hay gây rắc rối” và “kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hàng hải của đảo ‘Hoàng Nham’”. Mặt khác, Bắc Kinh bác bỏ thông tin bị cắt dây mà họ tự thu gỡ. Trung Quốc không muốn lan truyền thông tin về việc Philippines trở nên mạnh mẽ hơn bởi điều này sẽ gây tác động bất lợi đến các tính toán của Bắc Kinh.

Tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough từ góc nhìn quốc tế và những hàm ý
Một thợ lặn của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cắt sợi dây gắn vào hàng rào nổi chặn lối vào bãi cạn Scarborough ở vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. (Nguồn: AFP)

Nhà bình luận quân sự Trung Quốc Song Zhongping kiến nghị “cần có hành động quyết định để chấm dứt sự khiêu khích của Philippines”, nếu không hành động cứng rắn, chính phủ sẽ bị áp lực từ chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong một bộ phận người dân Trung Quốc. Sử dụng biện pháp cứng rắn cũng là cách Bắc Kinh thường dùng để đẩy áp lực bên trong ra bên ngoài.

Tuy nhiên, hành động cắt dây phao của Philippines chưa đủ cớ để Trung Quốc đáp trả bằng hành động quân sự. Sử dụng biện pháp cứng rắn, hành động quân sự, sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh, chủ trương xây dựng “cộng đồng chung vận mệnh”; đẩy các nước có tranh chấp ngả về phía Mỹ, tạo cớ cho Mỹ gia tăng hiện diện, lôi kéo đồng minh, đối tác.

Từ phân tích đó, học giả, chuyên gia quốc tế dự báo, chủ trương kiểm soát trên thực tế tạo ưu thế cho Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ tiếp tục chiến lược, chính sách hiện hành; chú trọng lôi kéo các nước trong khu vực, thúc đẩy bất ổn bên trong, buộc các nước có tranh chấp phải nhân nhượng chủ quyền. Họ có thể áp dụng “Mô hình Scarborough” ở các khu vực khác trên Biển Đông và trên các vùng biển khác.

Phản ứng của Mỹ và dư luận quốc tế

Ngay sau hành động cắt dây phao của Philippines, Mỹ có một loạt động thái đáng chú ý. Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lindsey Ford đánh giá đây là “một bước đi táo bạo để bảo vệ chủ quyền”. Bà nhắc lại cam kết của Mỹ, Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines “áp dụng với cả tàu công vụ, máy bay, lực lượng vũ trang Philippines ở Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Đông”. Ngày 28/9, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ tổ chức phiên điều trần nhằm rà soát “các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Điều đó cho thấy Mỹ luôn theo sát các động thái ở khu vực, coi đây là cơ hội và ủng hộ hành động của Philippines, giúp Washington gắn kết hơn với Manila và gia tăng hiện diện ở khu vực.

Mỹ muốn Philippines mạnh mẽ hơn, nhưng ủng hộ như thế nào, bằng cách nào là điều khó nói. Xung đột vũ trang, nếu xảy ra giữa Philippines và Trung Quốc sẽ đặt Mỹ vào tình huống khó xử. Mỹ không muốn đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, nhất là khi gánh nặng xung đột ở Ukraine đang đè nặng vai. Nhưng nếu không có hành động cụ thể thì Hiệp ước phòng thủ vô giá trị; tuyên bố, lời hứa của Mỹ sẽ không thuyết phục được đồng minh, đối tác.

Do đó, để giữ cho tranh chấp không bùng phát thành xung đột vũ trang mà vẫn giữ được tiếng tốt, Mỹ sẽ cùng đồng minh lôi kéo dư luận, tạo sức ép quốc tế, kết hợp biện pháp ngoại giao, chính trị, kinh tế phản đối các hành động vũ lực, không tuân thủ luật pháp quốc tế; đồng thời, tiếp tục viện trợ nâng cao năng lực chiến đấu cho lực lượng vũ trang Philippines.

Đa số các nước bày tỏ quan ngại về mâu thuẫn, tranh chấp chủ quyền ở bãi cạn Scarborough làm căng thẳng leo thang, có thể bùng phát thành xung đột, lan ra các vùng biển khác, vô hiệu hóa nỗ lực xây dựng lòng tin, đàm phán, đối thoại tìm kiếm cơ chế quản lý xung đột; ảnh hưởng lớn đến hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực.

Bình luận về phản ứng của các bên liên quan đến tranh chấp bãi cạn Scarborough, một số chuyên gia bày tỏ ngạc nhiên vì phản ứng mạnh, khác với trước đây của Philippines. Số khác thì cho rằng chính Trung Quốc đã buộc Philippines phải hành động như vậy. Ông Bilahari Kausikan, cựu Đại sứ lưu động của Singapore nhận xét, nếu Philippines không cắt dây phao, Trung Quốc còn đẩy giới hạn lên cao hơn nữa, nguy cơ xung đột sẽ cao hơn.

Có ý kiến dự báo Manila sẽ kháng cự mạnh mẽ hơn với các phản ứng cứng rắn tiếp theo của Bắc Kinh. Nhưng từ phân tích quan điểm, chủ trương của Trung Quốc, Philippines và các bên có liên quan, nhiều chuyên gia, học giả hy vọng ít khả năng xảy ra xung đột vũ trang ở bãi cạn Scarborough. Các bên tuy không nhượng bộ lớn, nhưng cũng sẽ kiềm chế.

Tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough từ góc nhìn quốc tế và những hàm ý
Tranh chấp bãi cạn Scarborough không là chuyện riêng của Philippines và Trung Quốc. (Nguồn: WSJ)

Hàm ý từ tranh chấp chủ quyền biển, đảo

Tranh chấp bãi cạn Scarborough không là chuyện riêng của Philippines và Trung Quốc. Nó liên quan trực tiếp đến an ninh, ổn định và hợp tác của khu vực, đến nguyên tắc Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Từ diễn biến và dự báo tình hình, có thể rút ra một số vấn đề sau:

Một là, tranh chấp chủ quyền là vấn đề phức tạp, lâu dài, do nhiều nguyên nhân, trực tiếp và gián tiếp, bên trong và bên ngoài. Vì vậy, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp đòi hỏi nỗ lực, thiện chí của các bên; kiên trì các biện pháp hòa bình, đàm phán, đối thoại, bao gồm cả biện pháp pháp lý, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Hai là, các nước lớn sử dụng sức mạnh quân sự để chiếm đoạt chủ quyền, giành lợi ích trước mắt, nhưng sẽ không bền vững lâu dài. Cuộc đấu tranh đòi lại chủ quyền có thể lúc bùng lên, lúc lắng xuống, nhưng sẽ kiên trì, không bao giờ từ bỏ lãnh thổ. Các nước khác sẽ có tâm lý lo ngại, co cụm, cảnh giác với nước lớn. Chiến lược hợp tác, quảng bá hình ảnh, giá trị, vươn ra toàn cầu sẽ gặp nhiều vật cản.

Ba là, đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng nhiều biện pháp, chuẩn bị nhiều phương án, tiến hành đúng thời cơ, tránh tạo cớ cho nước lớn lợi dụng. Tranh thủ sự ủng hộ bên ngoài nhưng dựa vào sức mình, lực mình, thế mình vẫn là nhân tố quyết định. Năm 2012, Mỹ đã không hành động để bảo vệ đồng minh và đối sách sai lầm của Philippines dẫn đến mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough. Không ai bảo vệ chủ quyền thay cho mình. Ai cũng tính toán lợi ích quốc gia, dân tộc. Vấn đề là tìm ra lợi ích chung. Gắn đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo với đấu tranh vì hòa bình, ổn định và hợp tác của khu vực.

Bốn là, cần thông tin, tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên để người dân hiểu, tin tưởng, ủng hộ chủ trương, đối sách của lãnh đạo, nhà nước nhưng không để lộ bí mật; không để bị lôi kéo, chia rẽ; tránh kích động nước lớn.

The Diplomat: Philippines đã hết kiên nhẫn với Trung Quốc trên Biển Đông?

The Diplomat: Philippines đã hết kiên nhẫn với Trung Quốc trên Biển Đông?

Thái độ gay gắt từ những quan chức cấp cao Philippines những ngày qua khá trái ngược với lập trường thân thiện của Tổng thống ...

Hội nghị thượng đỉnh BRICS, những thông điệp, hàm ý đối với nền kinh tế và an ninh chính trị thế giới

Hội nghị thượng đỉnh BRICS, những thông điệp, hàm ý đối với nền kinh tế và an ninh chính trị thế giới

Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu (BRICS) lần thứ 15 ...

Mỹ ủng hộ ‘bước đi táo bạo’ của Philippines tại bãi cạn Scarborough

Mỹ ủng hộ ‘bước đi táo bạo’ của Philippines tại bãi cạn Scarborough

Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách Nam Á và Đông Nam Á Lindsey Ford cho rằng việc Philippines dỡ bỏ hàng rào ...

Việt Nam kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông dựa trên đường đứt đoạn

Việt Nam kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông dựa trên đường đứt đoạn

Ngày 31/8, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc ...

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Ngày 25/9, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi phóng viên với nội dung như sau:

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030, tương đương mức tăng 52,3%.
Cựu Hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ và những môn thể thao đam mê sau giải nghệ

Cựu Hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ và những môn thể thao đam mê sau giải nghệ

Sau ly hôn, cựu Hoa khôi bóng chuyền Phạm Thị Kim Huệ sống cùng con gái, hiện cô làm HLV phó của CLB Vietinbank.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/11/2024: Tuổi Thân tài lộc vượng phát

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/11/2024: Tuổi Thân tài lộc vượng phát

Xem tử vi 26/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 26/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Harry Kane phá kỷ lục ghi bàn 'nhanh như chợp' của Erling Haaland

Harry Kane phá kỷ lục ghi bàn 'nhanh như chợp' của Erling Haaland

Lập hat-trick ở trận Bayern Munich thắng Augsburg, vòng 11 Bundesliga, Harry Kane xô đổ một kỷ lục ghi bàn tại giải VĐQG Đức của Erling Haaland.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động