📞

Trẻ em bị bỏ quên trong đại dịch Covid-19?

BÍCH TRÀ 19:40 | 17/03/2021
TGVN. Khi nước Đức liên tục áp dụng lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của đại dịch Covid-19 thì trẻ em trở thành đối tượng bị tổn thương nặng nề.
Trẻ em ở Đức chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong bối cảnh các trường học đóng cửa do đại dịch Covid-19. (Nguồn: Csmonitor)

Dạy trẻ tìm “siêu năng lực”

Trong khi các trường học trên khắp nước Đức đóng cửa, chuyên gia đào tạo trẻ em Swetlana Frim tổ chức các lợp học trực tuyến trên Zoom nhằm hướng dẫn những đứa trẻ thích ứng với cuộc sống mới.

Lớp học đầu tiên được mở vào tháng 12/2020. Hàng ngàn trẻ em trên khắp nước Đức đã tham gia lớp học của Frim.

Cuộc sống của những đứa trẻ không được đến trường không dễ dàng. Khi bố mẹ chúng phải vật lộn để cân bằng công việc với nhiệm vụ gia đình, nghĩa là việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho con cái của họ cũng khó vẹn toàn.

Cô Frim, sống ở thị trấn Lollar, miền trung nước Đức, cho biết: “Trong tình huống đại dịch, chúng ta phải có khả năng phục hồi - khả năng đối phó với sự thay đổi. Một khi trẻ em đã học và làm chủ được "siêu năng lực" này, chúng có thể giải quyết bất kỳ tình huống khó khăn nào mà chúng gặp phải”.

Nhiều ý kiến phê phán các chính trị gia Đức đã chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng trẻ em trong bối cảnh đại dịch. Họ đã quan tâm chủ yếu đến sức khỏe của những người lớn tuổi và dễ bị tổn thương, chưa chú trọng đúng mức đến nhu cầu xã hội và tình cảm của trẻ em.

"Nhiều ý kiến phê phán các chính trị gia Đức đã chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng trẻ em trong bối cảnh đại dịch. Họ đã quan tâm chủ yếu đến sức khỏe của những người lớn tuổi và dễ bị tổn thương, chưa chú trọng đúng mức đến nhu cầu xã hội và tình cảm của trẻ em".

Khi đại dịch tiếp tục diễn biến tồi tệ hơn, đặc biệt trong giai đoạn mùa Đông vừa qua, chính phủ Đức áp dụng biện pháp cấm trẻ em dưới 14 tuổi gặp gỡ nhiều hơn một người, những người không phải là người thân trong gia đình.

Điều này thôi thúc một số tổ chức phi lợi nhuận và một số người dân cung cấp các cơ hội đào tạo, huấn luyện trực tuyến và trực tiếp cho trẻ em.

Mục tiêu của họ là giúp những người Đức trẻ tuổi vượt qua đại dịch xảy ra ở giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của những đứa trẻ, thời điểm lẽ ra chúng cần được tương tác với những người bạn đồng trang lứa hàng ngày.

Cô Jana Liebert, chuyên gia về an sinh xã hội của Hiệp hội Bảo vệ Trẻ em Đức, nói rằng, giáo dục chỉ là một phần những thiệt hại do đại dịch gây ra cho giới trẻ: "Tương tác và học hỏi từ những người khác là cơ hội phát triển to lớn mà trẻ em có được thông qua các mối quan hệ xã hội".

Lắng nghe cảm xúc

Các nghiên cứu cho thấy, những người trẻ tuổi ở Đức, cũng như ở nhiều quốc gia khác, đang phải chịu những tác động của việc phong tỏa dài ngày.

Cứ 4 học sinh Đức thì có một học sinh thừa nhận “thường xuyên không vui hoặc trầm cảm”, trong khi một nghiên cứu khác kết luận rằng 18% trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần, gần gấp đôi tỷ lệ trước đại dịch. Những suy giảm về sức khỏe tâm thần của trẻ em ở Đức nghiêm trọng hơn ở các nước láng giềng Thụy Sĩ hoặc Luxembourg.

Cô Frim, một kỹ sư phần mềm, cho rằng người lớn cần hành động để giúp trẻ em thích ứng với cuộc sống trong đại dịch trước khi quá muộn. (Nguồn: Csmonitor)

Đối với cô Frim, một kỹ sư phần mềm, cho rằng người lớn cần hành động trước khi quá muộn.

Trong các buổi học trực truyến có sự tham gia của các phụ huynh, cô Frim “thấy 50 khuôn mặt những đứa trẻ đang nhìn mình”.

Cô Frim bắt đầu bằng cách yêu cầu những đứa trẻ xác định cảm xúc của chúng và phân biệt đâu là cảm xúc tốt và đâu là cảm giác tồi tệ. Từ đó, cô dạy những đứa trẻ lắng nghe cảm xúc, giống như cách “la bàn chỉ hướng”.

“Nếu la bàn của bạn nằm trong vùng màu xanh lá cây, bạn có thể ngả lưng và thư giãn, nhưng vùng màu đỏ có nghĩa là bạn cần thay đổi điều gì đó” cô Frim giải thích. Nhiệm vụ của cô Frim, người tính phí tương đương 82 USD cho các lớp đào tạo kéo dài 4 giờ đồng hồ là luyện tập cho trẻ em để chúng có khả năng sử dụng siêu năng để phục hồi”.

“Đôi khi tôi mô tả khả năng phục hồi như lớp sơn mà bạn sơn lên con tàu của mình. Nếu không có lớp sơn chắc chắn trên con thuyền, mọi nhận xét hoặc tình huống tiêu cực nhỏ đều ảnh hưởng đến trẻ và khiến chúng chìm nghỉm. Chúng tôi muốn giúp những đứa trẻ cách thức vượt qua các tình huống khó khăn trong thời kỳ đại dịch”.

“Đôi khi tôi mô tả khả năng phục hồi như lớp sơn mà bạn sơn lên con tàu của mình. Nếu không có lớp sơn chắc chắn trên con thuyền, mọi nhận xét hoặc tình huống tiêu cực nhỏ đều ảnh hưởng đến trẻ và khiến chúng chìm nghỉm. Chúng tôi muốn giúp những đứa trẻ cách thức vượt qua các tình huống khó khăn trong thời kỳ đại dịch”.

Cô Frim cho biết cô và các giảng viên khác nhận được rất yêu cầu mở thêm các lớp đào tạo về khả năng phục hồi cho trẻ em, bao gồm cả từ các trường học.

Tiếp cận trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Trong khi nhiều trẻ em có điều kiện được tham gia các lớp học phục hồi thì khoảng 3 triệu trẻ em ở Đức đang sống trong cảnh nghèo đói không được may mắn trên.

Die Arche, một trong những tổ chức từ thiện tư nhân lớn nhất của Đức, ưu tiên cấp bách của họ trong đại dịch là duy trì mối liên lạc với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Các thầy cô giáo và những nhà hoạt động từ thiện từng làm tốt vai trò trên nhưng khi các trường học và trung tâm thanh thiếu niên đóng cửa, mối liên kết trở nên lỏng lẻo. Nhiều đứa trẻ ở nhà cả ngày với cha mẹ, có những đứa trẻ bị bỏ bê, bạo hành.

Các nhân viên và tình nguyện viên của Die Arche đã cung cấp 2.000 máy tính bảng và máy tính xách tay cho thanh thiếu niên gặp khó khăn trong thời kỳ đại dịch, cho phép họ có thể học từ xa và tiếp cận các chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần. Tổ chức từ thiện này cũng hỗ trợ nhiều trẻ em trên khắp nước Đức tham gia các hoạt động xã hội và thể thao với điều kiện đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch.

Những người bạn thân thời kỹ thuật số

Vào giữa tháng 2, Thủ tướng Đức Angela Merkel có cuộc gặp với một nhóm phụ huynh, đại diện cho các khu vực và nhóm tuổi trẻ em khác nhau, thông qua một diễn đàn trực tuyến.

Trong buổi gặp, Thủ tướng Merkel rất xúc động khi nhiều bậc cha mẹ rơi nước mắt chia sẻ về cuộc sống của những đứa trẻ. Bà Merkel cam kết sẽ quan tâm hơn đến trẻ em với việc tạo điều kiện cho các trường học được mở cửa sớm.

Tuy vậy, nhiều phụ huynh cũng đã có những cách hỗ trợ con cái họ vượt qua đại dịch theo nhiều cách sáng tạo.

Chris Cocking, giảng dạy tại Đại học Brighton (Anh), chuyên nghiên cứu về khả năng phục hồi của trẻ em, cho rằng trong các hoàn cảnh bất lợi, trẻ em có khả năng thích nghi tốt. Chúng có thể phát triển các mối quan hệ xã hội mới nhanh chóng, kể cả những người bạn gặp gỡ qua mạng.

Khi đại dịch kéo dài, Setareh Ansari, sống ở một thị trấn nhỏ ngoại ô Stuttgart, lo lắng về con gái 10 tuổi của cô đang mất dần khả năng hòa nhập xã hội. Vì vậy, Setareh Ansari đã thiết kế các cuộc gặp trực tuyến giữa con gái của một người anh họ ở Iran mà con gái cô đã gặp trong những lần đến Iran.

Cô Ansari cho rằng, mối quan hệ của con gái và anh họ phát triển hơn chỉ vì đại dịch. Con gái Ansari cũng tham gia một lớp học vẽ trực tuyến với trẻ em Iran và một lớp học tiếng Anh với trẻ em Anh.

Ansari vui mừng nói: “Điều này đã mở ra rất nhiều cánh cửa mới cho chúng tôi. Khi con gái tôi bắt đầu đi học trở lại, nó có thể ít nói chuyện với những người bạn mới quen trên mạng hơn, nhưng chúng vẫn sẽ là những người bạn tốt của nhau”.

(Theo Csmonitor)