Trên bàn cơm người Nhật

Chỉ hai ngày làm “con nuôi” trong một gia đình Nhật Bản cũng đủ để tôi trải nghiệm nhiều nét đẹp trong nền văn hóa độc đáo của Xứ sở hoa anh đào.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tham gia một chương trình giao lưu sinh viên quốc tế, tôi đến Tokyo khi lá cây vẫn đỏ, chút vương vấn của mùa Thu trước Đông kéo về. Có nhiều cách để khám phá đất nước mặt trời mọc nhưng một trong những hoạt động luôn được các chờ đợi chính là trải nghiệm ở nhà dân - “homestay”.

tren ban com nguoi nhat
Hai đại biểu và bố mẹ nuôi Nhật Bản. 

Luôn nghĩ cho người khác

Tôi được giới thiệu trở thành “con nuôi” của gia đình cô chú Ukai ở Nagoya, thành phố lớn thứ tư của Nhật Bản trong vòng hai ngày. Đúng lịch hẹn, cô Ukai đã đi tàu điện hơn một giờ đồng hồ để tới đón các “con nuôi” từ  Đông Nam Á. Chú Ukai là bác sĩ thú y phải đi làm nên không thể đi cùng vợ.

Từ Tokyo đến Nagoya khoảng 400 cây số mà người Nhật di chuyển như thể chỉ là việc đi lại hằng ngày. Đó là nhờ có tàu điện. Tại các nước tiên tiến, việc người dân sử dụng các phương tiện công cộng vừa giảm tải lượng xe tham gia giao thông gây ô nhiễm môi trường vừa có thể giúp họ di chuyển đến nhiều địa điểm với mức giá rẻ.

Tôi lon ton theo “mẹ nuôi” và không khỏi choáng ngợp bởi cảnh đông đúc ở bến tàu. Điều đáng ngưỡng mộ là ở đây không xảy ra tình trạng mất trật tự, lộn xộn dù cho hàng trăm người đang đứng chờ tại các địa điểm trên.

Một nét đặc biệt nữa trong văn hóa xếp hàng của người dân nơi đây là họ luôn đứng ở phía tay trái khi sử dụng thang máy. Cô Ukai giải thích với tôi rằng người Nhật đi làn xe bên trái (giống Thái Lan, Malaysia, Australia...) và việc xếp hàng như vậy sẽ tạo ra không gian cho phía đối diện cho những người đang vội sử dụng.

“Nhật Bản là đất nước luôn phải chịu đựng những thảm họa thiên tai. Vì thế, việc xếp hàng là cực kì cần thiết để mọi người có thể nhanh chóng thoát  thân khi có biến cố xảy ra”, cô Ukai cho biết.

Nói đến đây, tôi lại nghĩ đến cảnh tham gia giao thông tại Việt Nam, rồi đến cảnh xô đẩy nhau để kiếm cho mình bằng được một món đồ trong những sự kiện gắn mác “free”.

Tôn trọng nhau từ đôi đũa

Cô chú Ukai ở trong một căn nhà nhỏ tại Nagoya. Chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản khá đắt đỏ nên người dân chủ yếu thuê nhà dài hạn.

Trong tất cả các bữa cơm tôi được thưởng thức tại Nhật, người ta luôn xếp đũa ngang chứ không xếp đũa dọc cạnh đĩa ăn. Phải chăng có một bí ẩn gì trong quan niệm sử dụng đũa – một việc rất đỗi bình thường trong văn hóa ăn uống của  người Á Đông?

tren ban com nguoi nhat
Đũa luôn được đặt ngang trên bàn ăn thể hiện sự tôn trọng.

Cô Ukai giải thích, lý do người Nhật đặt đũa ngang như vậy là tôn trọng người ngồi đối diện với mình. Việc đặt đũa dọc sẽ hướng thẳng đến người đối diện, như vậy là không hay. Một số người còn chú ý đến mức, khi dùng bữa xong, họ cũng đặt đũa ngang.

Trong bữa cơm, chúng tôi ăn bằng đũa dùng một lần mà các hàng ăn Việt Nam có sử dụng. Cô Ukai cho biết ở đất nước này, từ khách sạn năm sao đến nhà hàng, quán ăn bình dân, nhiều nơi đều sử dụng loại đũa ấy.

Do vốn tiếng Anh hạn chế nên chú Ukai ít nói. Nhưng khi thấy tôi băn khoăn về đôi đũa, chú cũng tham gia câu chuyện của cả nhà. Theo chú giải thích, người Nhật nghĩ rằng, việc rửa đũa sẽ tiêu tốn rất nhiều nước. Như vậy là phí tài nguyên thiên nhiên. Hơn nữa, đũa được rửa chưa chắc đã sạch. Vậy là họ quyết định sử dụng những đôi đũa dùng một lần vừa để tôn trọng khách mời, vừa có lợi cho môi trường.

Nhưng vật liệu làm ra những đôi đũa ấy là từ gỗ. Chẳng phải như vậy sẽ phải cưa đổ rất nhiều cây để làm đũa hay sao? Cô chú kể cho tôi rằng rất nhiều người cũng đã có ý kiến như vậy. Song, quan niệm này là không đúng. Đũa sử dụng một lần được làm từ gỗ thải – gỗ vụn công nghiệp được ép lại và được khử trùng nên vô cùng an toàn. Do vậy, nó hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Chỉ với hai trải nghiệm xếp hàng và ăn cơm với bố mẹ nuôi Nhật Bản, tôi đã có một cái nhìn sinh động và rõ nét hơn về một trong những nền văn hóa đáng  ngưỡng mộ, học hỏi nhất trên thế giới.

Khánh Toàn (Hà Nội)

Đọc thêm

Damascus nối lại các chuyến bay quốc tế, nhiều nước hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria

Damascus nối lại các chuyến bay quốc tế, nhiều nước hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria

Syria sẽ bắt đầu đón các chuyến bay quốc tế đi và đến Sân bay quốc tế Damascus từ ngày 7/1.
Giá tiêu hôm nay 5/1/2025: Thị trường diễn biến bất ngờ, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu duy trì vị thế số 1 thế giới

Giá tiêu hôm nay 5/1/2025: Thị trường diễn biến bất ngờ, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu duy trì vị thế số 1 thế giới

Giá tiêu hôm nay 5/1/2025 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 147.000 – 149.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 5/1/2025: Giá vàng giảm, triển vọng 2025 rực rỡ vì hành động này của BRICS, lạc quan thẳng tiến mốc cao nhất mọi thời đại

Giá vàng hôm nay 5/1/2025: Giá vàng giảm, triển vọng 2025 rực rỡ vì hành động này của BRICS, lạc quan thẳng tiến mốc cao nhất mọi thời đại

Giá vàng hôm nay 5/1/2025, giá vàng giảm. BRICS thích vàng hơn sau hành động của Mỹ và châu Âu.
Nga bao vây thành phố chiến lược Pokrovsk nhằm cắt đứt đường tiếp tế của Ukraine

Nga bao vây thành phố chiến lược Pokrovsk nhằm cắt đứt đường tiếp tế của Ukraine

Nga tăng cường các cuộc tấn công vào thành phố chiến lược Pokrovsk với mục tiêu bao vây từ phía Nam, cắt đứt tuyến tiếp tế cho quân đội Ukraine.
Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Sri Lanka, các cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ song phương đã được phát ...
Thúc đẩy nguồn lực kinh tế, hoàn thiện kinh tế thị trường

Thúc đẩy nguồn lực kinh tế, hoàn thiện kinh tế thị trường

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, bối cảnh thay đổi của thế giới và khu vực đem lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam trong ...
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động