'Tri thức ngày nay không phải một quyển kinh thư, nếu càng chia sẻ càng có giá trị'

TGVN. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ngày nay tri thức không như xưa là có một quyển kinh thư, bí kíp lưu truyền nội bộ trong dòng họ… Trong kỷ nguyên 4.0, tri thức càng chia sẻ càng có giá trị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
'Tri thức ngày nay không phải là một quyển kinh thư lưu truyền'

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, trong thời đại này, tri thức không như xưa là có một quyển kinh thư, bí kíp thì lưu truyền trong dòng họ, ngày nay tri thức càng chia sẻ thì càng có giá trị...

Giáo dục Việt Nam được thế giới đánh giá cao

Tham dự Đại hội biểu dương các mô hình học tập toàn quốc giai đoạn 2016-2020 của Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức ngày 1/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, Đại hội diễn ra trong bối cảnh cả nước tập trung mọi nỗ lực thực hiện mục tiêu kép, vừa kiểm soát dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tối đa tiêu cực của đại dịch cũng như của thiên tai.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đến nay, năng lực của đội ngũ khoa học, đội ngũ tri thức đã lớn mạnh hơn rất nhiều. Ngày xưa, trong một xã nếu có một người được vào đại học là niềm ước ao, vinh dự. Giờ đây, hầu hết các gia đình, con cháu đều có thể tiếp cận với giáo dục đại học. Một ai đó vì lý gì nào đó không thể đi học ngay sau khi tốt nghiệp THPT thì trong quá trình làm việc sau này vẫn có thể vào được đại học. Điều đó tưởng chừng đơn giản nhưng lại là kết quả của một quá trình phấn đấu không mệt mỏi của Đảng và Nhà nước.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, vì xuất phát điểm quá thấp nên cho đến ngày hôm nay Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, nước ta vẫn đang là nước có thu nhập trung bình thấp. Dù vậy, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm đầu tư rất nhiều cho giáo dục. Mặc dù tất cả chúng ta vẫn chưa thể hài lòng với những kết quả phát triển giáo dục trong những năm qua nhưng rõ ràng, định hướng ưu tiên cho giáo dục của nước ta là rất đúng đắn.

Giáo dục của Việt Nam được thế giới đánh giá rất cao. Điển hình, Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về kết quả học tập học sinh tiểu học - theo thông tin vừa được công bố sáng ngày 1/12.

"Việt Nam đứng thứ nhất trong ASEAN về kết quả học tập của học sinh tiểu học, đáng mừng là nước thứ 2 (Malaysia) cách chúng ta rất xa. Chẳng hạn với thang điểm 10 chúng ta đạt 8-9 điểm, còn Malaysia đạt khoảng 5-6 điểm. Còn bậc THCS, đánh giá của PISA năm ngoái công bố và mới đây trong Hội thảo quốc gia do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội chủ trì, Ngân hàng Thế giới đã chính thức nhắc lại kết quả khảo sát thành tích học bậc Phổ thông trung học của Việt Nam đứng thứ trên 30, sát tiệm cận với các nước OECD, trong khu vực cũng chỉ đứng thứ 2 (sau Singapore) và cách xa nước đứng thứ 3", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu.

Ông nhấn mạnh, có được điều đó, không chỉ là kết quả của Bộ GD&ĐT, của toàn ngành giáo dục mà đặc biệt, nhờ công tác khuyến học, khuyến tài; nhờ phong trào xây dựng xã hội học tập; gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập.

"Chúng ta rất tự hào, khi tôi được dịp gặp các tổ chức quốc tế và nói rằng, ở Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam với trên 21 triệu thành viên, lan tỏa đến tận từng ngóc ngách, thôn xóm. Buổi tối, ở một số nơi hiện nay vẫn có tiếng kẻng, tiếng trống vang lên và người lớn giục trẻ em ngồi vào bàn học. Tất cả các tổ chức chuyên gia quốc tế khi nghe nói về điều đó đều cho rằng đấy là "cái phúc" của đất nước Việt Nam", Phó Thủ tướng chia sẻ.

Đề cao tính kiên trì trong thực hiện đổi mới giáo dục, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, chúng ta phải nhìn sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp liên tục, có tính kế thừa, từng bước một. Nếu nhìn từng năm một thì khó nhận ra những kết quả rõ rệt nhưng nhìn qua một giai đoạn 5 năm - 10 năm - 20 năm thì chúng ta có quyền tự hào, sự nghiệp giáo dục của Việt Nam đang được Đảng lãnh đạo, Nhà nước tập trung điều hành, có sự tham gia của Hội Khuyến học, các tổ chức toàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân.

Phó Thủ tướng cho hay, những năm vừa qua, không chỉ có giáo dục mà những chỉ số liên quan đến giáo dục, liên quan đến con người Việt Nam bao giờ cũng được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Những năm gần đây, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt chú ý đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, làm sao để tất cả các chỉ số của Việt Nam đặt trên cùng bàn với các nước trên thế giới để phấn đấu. Trong số rất nhiều chỉ số của Việt Nam đã đạt, có chỉ số về đổi mới sáng tạo cũng là kết quả của phong trào khuyến học, của sự nghiệp phát triển giáo dục.

Phụ huynh xem mình như một giáo viên ở nhà là... tích cực

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bàn về thực trạng, khi nhắc đến phong trào khuyến học, học tập thường xuyên chúng ta hay nghĩ tới giáo dục ngoài chương trình phổ thông và đại học, nhưng hiện nay cả thế giới đã thay đổi. Giáo dục bây giờ không chỉ cho những người trong độ tuổi đi học mà cho cả trẻ con trong bụng mẹ (giáo dục sớm), giáo dục cho người lớn, người già… Tất cả đều không đứng ngoài cuộc CMCN 4.0.

Phó Thủ tướng nêu rõ, phong trào khuyến học khuyến tài vừa qua không chỉ là hỗ trợ một phần cho học tập trong nhà trường. Giáo dục ngoài nhà trường thực sự là một bộ phận khăng khít với giáo dục trong nhà trường.

"Không một quốc gia nào học sinh rời trường học về nhà thấy bố mẹ là nghĩ ngay đến việc học, vì chính bố mẹ cũng tự đặt ra yêu cầu phải kèm con cháu mình học tập. Điều này nếu chúng ta không có những điều chỉnh cần thiết thì sẽ không phù hợp với thế giới, làm cho trẻ em bị áp lực học tập quá nặng mà bớt đi thời gian vui chơi của tuổi thơ.

Nhưng cũng không nên đơn thuần nhìn một phía như vậy, vì tất cả các tổ chức quốc tế đều cho rằng, việc duy trì một áp lực cần thiết cho trẻ em khi đi học là cần thiết. Việc các bậc cha mẹ, phụ huynh của Việt Nam tự xem mình như một giáo viên ở nhà nếu có sự hướng dẫn đúng mực về liều lượng và phương pháp thì đó sẽ là một điểm tích cực của giáo dục Việt Nam", Phó Thủ tướng nói.

Chú ý dạy làm người

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, đánh giá về giáo dục Việt Nam và con người Việt Nam thì có rất nhiều điểm tốt, nhưng có 2 điểm mà các tổ chức quốc tế khuyên chúng ta nên lưu ý là vấn đề thực học và tư duy phản biện.

Truyền thống hiếu học và khoa bảng của Việt Nam cũng như một số nước trong khu vực rất đáng quý nhưng nếu không có điều chỉnh thì dễ thiên về hình thức sẽ dễ sa vào tâm lý chuộng bằng cấp. Vì vậy, trong nhà trường và ngoài xã hội phải từng bước nâng cao thực học. Chúng ta học những gì thiết thực nhất trong cuộc sống và học những gì nền tảng chuẩn bị cho tương lai mà không cần bằng cấp.

Phong trào khuyến học khuyến tài đưa ra nhiều mô hình học tập sản xuất rất hay. Rất nhiều người không cần bằng đại học, kỹ sư nhưng vẫn có rất nhiều sáng kiến và những sáng kiến đó đã được đưa vào cuộc sống để mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Thứ hai, mạnh nhất của một số dân tộc Á Đông trong đó có Việt Nam là chịu thương chịu khó, chấp nhận áp lực học tập từ thuở bé nhưng điểm ngược lại, cần phải điều chỉnh. Với truyền thống tôn sư trọng đạo nên từ bé học sinh được huấn luyện lối tiếp thu một chiều, rất ít khi dám đặt câu hỏi ngược lại, dám bày tỏ ý kiến của mình khi chưa hiểu hoặc mình hiểu khác.

Phó Thủ tướng cho rằng, đây là một điểm cần lưu ý trong đổi mới toàn diện giáo dục. Sự học phải thực hiện trên tinh thần tất cả mọi người dân đều tham gia học và dạy học, nghĩa là chia sẻ những gì mình biết với người khác và nếu người khác chưa biết thì mình hỏi lại. Đây là một phong trào, từ trước đến nay chúng ta đã làm rất tốt và ông tin tưởng, tới đây chúng ta sẽ làm tốt hơn rất nhiều.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị nhà trường, gia đình và toàn xã hội chú ý đến việc dạy làm người qua lao động, sinh hoạt tập thể, tăng gia sản xuất… Tránh tình trạng bố mẹ chiều con cái quá mức, trường lớp được xây dựng khang trang nhưng học sinh không có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong cuộc CMCN 4.0, ngoài các yêu cầu như từ trước, tác phong công nghiệp kỷ cương cần thêm 2 yếu tố mà thế giới nhắc rất nhiều.

Thứ nhất là yếu tố thích nghi, linh hoạt. Bởi vì sau này một người không chỉ chuyên một nghề như trước kia, ngay trong một nghề của mình, với sự tác động của khoa học xã hội sẽ làm cho thay đổi. Nếu chúng ta không linh hoạt, không thay đổi thì sẽ bị lạc hậu.

Thứ hai là ý thức cộng đồng, mở rộng ra là ý thức công dân toàn cầu, vì rất rất nhiều các vấn đề chung của nhân loại cần được giải quyết bởi tất cả mọi người. Đại dịch Covid-19 là một minh chứng sống động, không một dân tộc, quốc gia nào có thể tự mình chống lại dịch bệnh. Như Việt Nam chúng ta hiện nay đang có giải pháp thích ứng với đại dịch, còn đại dịch muốn diệt được cần sự chung tay của toàn thế giới.

"Tri thức càng chia sẻ càng có giá trị"

Đề cập đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học và khuyến học, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: "Trong thời đại này, tri thức không như xưa là có một quyển kinh thư, bí kíp thì lưu truyền trong dòng họ, ngày nay tri thức càng chia sẻ thì càng có giá trị và nó phải kết hợp với xu thế phát triển khoa học - công nghệ trong kỷ nguyên 4.0. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT không chỉ trong trường học mà cả trong công tác khuyến học".

Nếu như trước đây, chúng ta ứng dụng CNTT theo tư duy trên xuống dưới, nghĩa là triển khai từ những nơi đô thị phát triển kinh tế - xã hội rồi mới đến các vùng sâu vùng xa, nhưng trong thời gian qua, trong thực tế hoạt động y tế cho thấy, nhiều trường hợp làm song song hoặc làm từ chỗ khó đi lên thì hiệu quả lại rõ rệt.

Giáo dục bây giờ cũng vậy, Bộ GD&ĐT đang thực hiện kết nối hơn 54 cơ sở giáo dục nhằm chia sẻ học liệu mở. Tới đây, các giáo viên, bậc phụ huynh qua internet có thể tiếp cận với giáo trình, học liệu mới của những giáo viên, người phụ đạo hay nhất cả nước để từ đó chúng ta đưa vào vận dụng, dạy cho con cái mình.

"Sự nghiệp giáo dục nói riêng và khoa học văn giáo nói chung, trước mắt không làm ra tiền, thậm chí phải tiêu tốn rất nhiều tiền, là những việc để thấy kết quả cần rất nhiều thời gian nỗ lực chứ không thể thấy nhanh như việc xây một ngôi nhà, nhưng cũng là những việc nếu chúng ta không thấy cháy nhà chết người mà lãng quên đi thì sau một thời gian chúng ta cũng không phát triển được kinh tế. Và nếu không phát triển được kinh tế thì cũng mất rất nhiều tiền để khắc phục hậu quả do xã hội để lại.

Tất cả các cấp ủy đảng chính quyền hãy dành sự quan tâm cho văn hóa, giáo dục, đặc biệt là sự nghiệp khuyến học. Sự quan tâm không chỉ thể hiện bằng những văn bản, hội nghị mà quan trọng nhất thể hiện bằng việc dành thời gian chỉ đạo, nguồn lực cho công tác này; đặc biệt dành sự tôn trọng, tôn vinh xứng đáng và cần thiết cho những điển hình cá nhân làm tốt phong trào khuyến học, làm tốt trong học tập và cống hiến", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị.

Tự chủ đại học: Sẽ khó đột phá nếu 'sống chủ yếu nhờ học phí'

Tự chủ đại học: Sẽ khó đột phá nếu 'sống chủ yếu nhờ học phí'

TGVN. Tại diễn đàn 'Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễn', nhiều ý kiến đã bày tỏ lo ngại về những ...

'Cái vướng mắc' của tự chủ đại học: Hiệu trưởng vẫn không muốn... mất quyền

'Cái vướng mắc' của tự chủ đại học: Hiệu trưởng vẫn không muốn... mất quyền

TGVN. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, để triển khai tự chủ đại học có hai việc quan trọng: Phải có Hội đồng ...

Xây dựng luật ở Quốc hội: Người soạn luật nên tránh nhân nhượng, chỉ chú ý 'sân quản lý' của mình

Xây dựng luật ở Quốc hội: Người soạn luật nên tránh nhân nhượng, chỉ chú ý 'sân quản lý' của mình

TGVN. Vì sao một số luật mau cũ? Luật vừa ban hành xong có khi chưa dùng đã phải sửa hoặc vừa triển khai đã ...

Lệ Thu (theo Dân trí)

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm khuyến khích nhiều bạn trẻ tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm rừng già tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động