TIN LIÊN QUAN | |
TP. Hồ Chí Minh: "Bến cảng” đầu tiên mà doanh nghiệp châu Âu cập bến | |
Việt Nam lấy làm tiếc khi APEC không ra được tuyên bố chung |
Để tổ chức thành công Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan triển khai các công việc và gửi nội dung chuẩn bị về cơ quan thường trực tổ chức - Ban Kinh tế Trung ương, trước ngày 10/1/2019.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2018. (Nguồn: TTXVN) |
Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Chính phủ trong thường trực công tác sự kiện; chuẩn bị và trình bày báo cáo chính tại "Phiên toàn thể và Đối thoại chính sách cấp cao"; đồng chủ trì và có báo cáo chính tại Hội thảo chuyên đề 1 (Quản trị, huy động vốn và phát triển cơ sở hạ tầng hiệu quả: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam).
Bộ Công Thương chuẩn bị và trình bày báo cáo chính tại "Phiên toàn thể và Đối thoại chính sách cấp cao"; trình bày báo cáo chính và tham gia phiên thảo luận tại Hội thảo chuyên đề 2 (Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và củng cố an ninh năng lượng đảm bảo phát triển bền vững).
Bộ Thông tin và Truyền thông chuẩn bị và trình bày báo cáo chính tại "Phiên toàn thể và Đối thoại chính sách cấp cao"; tham gia phần thảo luận tại "Phiên toàn thể và Đối thoại chính sách cấp cao"; đồng chủ trì và có báo cáo chính tại Hội thảo chuyên đề 3 (Định hướng phát triển nền kinh tế số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam).
2018 - Ấn tượng, 2019 - Bứt phá Năm 2019, động lực cho nền kinh tế là hội nhập kinh tế chuyển sang giai đoạn mới, với các cam kết thương mại thế ... |
Kinh tế Việt Nam đầy sức hút qua lăng kính quốc tế Qua lăng kính quốc tế, Việt Nam là nền kinh tế mở, xuất khẩu tinh hơn, có sức hút lớn đối với các nhà đầu ... |
Kinh tế Việt Nam 2018: 9 con số ấn tượng do báo TG&VN bình chọn Kết thúc năm 2018, kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành quả ấn tượng, trong đó, phải kể đến mức tăng trưởng GDP cao ... |