Triều Tiên ‘thay đổi’ 180 độ: Chơi vơi nơi miệng hố

Phan Quân
TGVN. Thái độ xoay chuyển đột ngột của Triều Tiên trong ngày 23–24/6 cho thấy chiến lược “miệng hố chiến tranh” của Bình Nhưỡng đã trở lại, song với vài nét mới. Bình luận của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tin thế giới ngày 24/6: Ông Trump cảnh báo dùng vũ lực ở thủ đô, Trung Quốc đổi lỗi cho Ấn Độ, Triều Tiên xuống thang, Iran tiến quân vào Ấn Độ Dương
Tiếp tục 'giảm áp', truyền thông Triều Tiên đồng loạt rút các bài viết chỉ trích Hàn Quốc
0059 26 9 baichinh trieutien 1
Triều Tiên đã quyết định gõ bỏ dàn loa phóng thanh lắp đặt ngày 23/6 tại biên giới liên Triều. (Nguồn: AFP/Yonhap)

Sau hàng loạt động thái gây leo thang căng thẳng với Hàn Quốc trong thời gian gần đây, Triều Tiên đã một lần nữa gây sửng sốt. Ngày 23/6, cuộc họp sơ bộ của Quân ủy Trung ương đảng Lao động Triều Tiên với sự tham dự của Chủ tịch Kim Jong-un đã quyết định hoãn các hành động quân sự với Hàn Quốc do Bộ Tổng tham mưu quân đội Triều Tiên đề xướng.

Ngày 24/6, Triều Tiên cũng dỡ 10 loa phóng thanh công suất lớn ở biên giới liên Triều gần huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc, tạm dừng kế hoạch rải truyền đơn chống Hàn Quốc. Đáng chú ý, giàn loa mới chỉ hoàn tất lắp đặt ngày 23/6, nhằm đáp trả việc thả truyền đơn ở Hàn Quốc. Thậm chí, truyền thông Triều Tiên đã rút hầu hết các bài viết chỉ trích Hàn Quốc trước đó.

Trước đó một tuần, Triều Tiên vẫn “cứng” khi chỉ trích Seoul đã vi phạm thỏa thuận năm 2018 khi để việc rải truyền đơn diễn ra và bà Kim Yo-jong, em gái Chủ tịch Kim Jong-un khẳng định đã được Chính phủ Triều Tiên giao phó thẩm quyền để chỉ thị Bộ Tổng tham mưu tiến hành các hành động mới với Hàn Quốc. Bình Nhưỡng đã cho nổ văn phòng liên lạc chung liên Triều tại Kaesong, điều động lực lượng, lắp đặt lại tiền trạm, đe dọa diễn tập tại khu phi quân sự và từ chối yêu cầu đàm phán của Seoul. Vậy ẩn sau sự thay đổi thái độ đột ngột của Triều Tiên là gì?

Miệng hố chiến tranh

Một số nhà phân tích cho rằng Triều Tiên đang quay trở lại với chiến lược “miệng hố chiến tranh”, vốn được nước này nhiều lần áp dụng trong quá khứ, gần đây và đáng kể nhất là vào cuối năm 2017. Vậy sách lược này là gì?

Đây là một cụm từ từng được cố Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles sử dụng để chỉ việc cố tình theo đuổi chính sách nguy hiểm, gây căng thẳng và dừng lại ngay trước giới hạn. Chiến lược này trở nên phổ biến trong giai đoạn Chiến tranh lạnh, thể hiện rõ nét qua Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962. Cụ thể, Moscow đã lắp đặt tên lửa hạt nhân tại Cuba, với tầm bắn vươn tới Mỹ để thách thức giới hạn của Washington. Đáp lại, thay vì tìm kiếm phương án mềm mỏng hơn, chính quyền của cố Tổng thống John F. Kennedy đã thể hiện sự cứng rắn khi phong tỏa Cuba, ngăn tàu chiến của Liên Xô tiếp cận khu vực, khiến hai bên gần như đã bước một chân vào chiến tranh hạt nhân.

Triều Tiên cũng đang theo đuổi sách lược này, song ở quy mô và mức độ nhỏ hơn. Tận dụng việc rải truyền đơn chống Triều Tiên ở phía Hàn Quốc, Bình Nhưỡng đẩy căng thẳng song phương lên cao, thể hiện rõ qua việc cắt đứt đường dây nóng, cho nổ văn phòng liên lạc, tăng cường lực lượng tới khu phi quân sự, thiết lập lại tiền trạm, lắp loa phóng thanh dọc biên giới và tiến hành rải truyền đơn. Tuy nhiên, khi căng thẳng đã đến cao trào, Triều Tiên đã hạ giọng, chủ động xuống thang.

Người tốt, kẻ xấu

Vậy mục đích của Triều Tiên sau những hành động này là gì?

Đầu tiên, Bình Nhưỡng mong muốn thể hiện vị thế “nắm đằng chuôi” trong quan hệ với Seoul, nhằm tìm kiếm nhượng bộ từ phía Hàn Quốc, và xa hơn là Mỹ trong đàm phán sắp tới. Điều này thể hiện rõ trong tuyên bố của phía Triều Tiên: Quyết định từ cuộc họp sơ bộ Quân ủy Trung ương đảng Lao động Triều Tiên cho thấy các chiến dịch quân sự chỉ bị hoãn và có thể được xét lại bất cứ lúc nào. Tương tự là việc Triều Tiên công khai tiết lộ yêu cầu đàm phán bí mật của phía Hàn Quốc.

Thứ hai, chiến lược này đã có cải tiến so với trước, khi Triều Tiên đang áp dụng chiêu bài “người tốt, kẻ xấu”, đưa bà Kim Yo-jong trở thành tiếng nói cứng rắn lúc cần thiết và xây dựng hình ảnh Chủ tịch Kim Jong-un khoan dung, sẵn sàng hạ nhiệt căng thẳng vì lợi ích chung.

Thứ ba, đây là dịp để bà Kim Yo-jong thể hiện vai trò lãnh đạo, song tái khẳng định vai trò mang tính bao trùm của ông Kim Jong-un.

0058 26 9 baichinh trieutien 2
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và em gái Kim Yo-jong. (Nguồn: Reuters)

Lý thuyết và thực tiễn

Tuy nhiên, lý thuyết là vậy, song thực tiễn đang cho thấy một thực trạng rất khác.

Thứ nhất, phản ứng của Hàn Quốc là tương đối thận trọng. Quan chức giấu tên thuộc Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết quân đội vẫn đang theo sát diễn biến quân sự Triều Tiên và sẵn sàng đối phó.

Thứ hai, dù chưa có phản ứng chính thức song phát biểu tại hội thảo online bởi tổ chức Xã hội châu Á ngày 23/6, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương Marc Knapper khẳng định Mỹ và đồng minh sẵn sàng tiếp cận với Triều Tiên qua đối thoại và giải pháp hòa bình, song không đề cập khả năng về thay đổi trong chính sách đàm phán, điều mà Triều Tiên muốn nghe.

Thêm vào đó, bất chấp những tín hiệu thu hút sự chú ý của phía Triều Tiên, Tổng thống Donald Trump đã không còn mặn mà với vấn đề phi hạt nhân hóa trên báo đảo Triều Tiên, khi không đề cập đến cái mà ông từng coi là thành tựu trong các cuộc vận động tranh cử. Thái độ duy nhất của ông là giận dữ, song đó là đối với cuốn sách đầy tranh cãi của cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton, nơi vấn đề Triều Tiên chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện.

Thứ ba, sách lược mạo hiểm của Triều Tiên khiến quan hệ liên Triều căng thẳng không cần thiết, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng chiến tranh khi tai nạn xảy ra. Trong Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962, Phó Đô đốc tàu ngầm hạt nhân B-59 của Liên Xô Vasily Arkhipov đã “cứu thế giới” khi từ chối đáp trả yêu cầu nổi lên mặt nước của nhóm 11 tàu khu trục và tàu sân bay Mỹ USS Randolph trong hải phận quốc tế, qua đó ngăn chặn chiến tranh hạt nhân nổ ra. Tuy nhiên, những người bình tĩnh, can đảm như Arkhipov thì ít, song các hành động khiêu khích, tai nạn với hệ quả khó lường chưa bao giờ thiếu, đặc biệt là tại khu phi quân sự liên Triều, vốn luôn căng thẳng.

Tính thời đại của một chiến lược có thể kéo dài hàng thiên niên kỷ: 2.500 năm sau khi ra đời, Binh pháp Tôn Tử vẫn còn nguyên giá trị, song liệu sách lược từ Chiến tranh Lạnh, đã được dùng nhiều lần có giúp Triều Tiên thu vén lợi ích trong thế kỷ XXI chăng? Chỉ thời gian mới có thể trả lời.

Tạp chí quân sự Mỹ giải mã quyền lực bí ẩn của em gái ông Kim Jong-un

Tạp chí quân sự Mỹ giải mã quyền lực bí ẩn của em gái ông Kim Jong-un

TGVN. Giới lãnh đạo Triều Tiên đang một lần nữa khiến dư luận toàn châu Á cũng như hầu khắp thế giới phải "chau mày" ...

Động thái mới: Triều Tiên tháo dỡ các loa phóng thanh mới lắp dọc biên giới với Hàn Quốc

Động thái mới: Triều Tiên tháo dỡ các loa phóng thanh mới lắp dọc biên giới với Hàn Quốc

TGVN. Ngày 24/6, các nguồn tin quân sự cho biết, Triều Tiên đang chuyển đi khoảng 10 loa phóng thanh tuyên truyền, mới được lắp ...

Sau nhiều hành động đe dọa, nhà lãnh đạo Triều Tiên quyết định dừng các kế hoạch quân sự nhằm vào Hàn Quốc

Sau nhiều hành động đe dọa, nhà lãnh đạo Triều Tiên quyết định dừng các kế hoạch quân sự nhằm vào Hàn Quốc

TGVN. Ngày 24/6, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã chủ trì một cuộc họp của Quân ...

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Đọc thêm

Việt Nam hoàn thành xuất sắc trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại LHQ

Việt Nam hoàn thành xuất sắc trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại LHQ

Đại diện nhiều nước thành viên Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại LHQ (APG) đánh giá cao công tác điều hành của Việt Nam.
Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương: IMF nâng dự báo tăng trưởng năm 2024, Việt Nam và 3 quốc gia khác 'góp phần lớn'

Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương: IMF nâng dự báo tăng trưởng năm 2024, Việt Nam và 3 quốc gia khác 'góp phần lớn'

IMF đánh giá, tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trong giai đoạn ổn định và tiềm năng phát triển rất đa dạng.
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế và dân số để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế và dân số để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững

Từ ngày 29-30/4, tại trụ sở LHQ đã diễn ra Khóa họp lần thứ 57 Ủy ban Dân số và Phát triển của Hội đồng Kinh tế - Xã hội ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/5 và sáng 2/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - Dortmund  vs PSG; Cup quốc gia Việt Nam - Viettel vs PVF-CAND

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/5 và sáng 2/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - Dortmund vs PSG; Cup quốc gia Việt Nam - Viettel vs PVF-CAND

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/5 và sáng 2/5: Lịch thi đấu Champions League - Dortmund vs PSG; Kings Cup Saudi Arabia - Al Nassr vs Al Khaleej.
Dự báo thời tiết: Không khí lạnh ở phía Bắc; Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt nắng nóng, mưa rào và dông

Dự báo thời tiết: Không khí lạnh ở phía Bắc; Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt nắng nóng, mưa rào và dông

Hiện nay (1/5), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa ...
Tổng giám đốc IAEA chuẩn bị thăm Tehran, Mỹ quyết không 'mặt đối mặt' với Iran để làm điều này

Tổng giám đốc IAEA chuẩn bị thăm Tehran, Mỹ quyết không 'mặt đối mặt' với Iran để làm điều này

Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi sẽ tới Iran để gặp giới chức cấp cao nước chủ nhà trong 2 ngày 6-7/5.
Tổng giám đốc IAEA chuẩn bị thăm Tehran, Mỹ quyết không 'mặt đối mặt' với Iran để làm điều này

Tổng giám đốc IAEA chuẩn bị thăm Tehran, Mỹ quyết không 'mặt đối mặt' với Iran để làm điều này

Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi sẽ tới Iran để gặp giới chức cấp cao nước chủ nhà trong 2 ngày 6-7/5.
Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

LHQ cảnh báo, chiến dịch của Israel tấn công quân sự vào Rafah ở Dải Gaza sẽ là bước leo thang không thể chấp nhận được.
Hội đồng chuyển tiếp Haiti chọn ra người đứng đầu và Thủ tướng mới

Hội đồng chuyển tiếp Haiti chọn ra người đứng đầu và Thủ tướng mới

Hội đồng Tổng thống chuyển tiếp (CPT) tổ chức cuộc họp bầu chọn lãnh đạo tại Văn phòng Thủ tướng Haiti ở thủ đô Port-au-Prince ngày 30/4.
EU điều tra Facebook và Instagram trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu

EU điều tra Facebook và Instagram trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu

EU mở cuộc điều tra đối với Facebook và Instagram do nghi ngờ không thực hiện đầy đủ các biện pháp chống tin giả.
Nga bắn bắn hạ 6 tên lửa ATACMS của Ukraine trong một ngày

Nga bắn bắn hạ 6 tên lửa ATACMS của Ukraine trong một ngày

Ngày 30/4, Bộ Quốc phòng Nga thông báo quân đội nước này trong 24 giờ qua đã bắn hạ 6 tên lửa chiến thuật ATACMS của Ukraine do Mỹ sản xuất.
Estonia tố Nga vi phạm quy định về không phận quốc tế

Estonia tố Nga vi phạm quy định về không phận quốc tế

Estonia cáo buộc Nga vi phạm các quy định về không phận quốc tế khi can thiệp vào tín hiệu GPS ngày 29/4.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động