Trung Đông - 'Mảnh đất màu mỡ' cuối cùng của Huawei?

Ngọc Hà
TGVN. Mặc dù các nỗ lực của chính phủ Mỹ nhằm kiềm chế sự mở rộng của Huawei đã thành công ở trong nước và tại một số khu vực châu Âu nhưng vẫn không thể ngăn bước tập đoàn này mở rộng thị trường tại Trung Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trung Đông – 'Mảnh đất màu mỡ' cuối cùng của Huawei
Tập đoàn Huawei của Trung Quốc đang mở rộng quy mô và thị trường tại khu vực Trung Đông. (Nguồn: CNBC)

“Cùng nhau tạo ra giá trị mới” - đây chính là khẩu hiệu của Tuần lễ Công nghệ GITEX thường niên lần thứ 40 - cuộc triển lãm công nghệ toàn cầu duy nhất của năm 2020 được tổ chức từ ngày 6-10/12 tại Trung tâm Thương mại Thế giới ở Dubai, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Đơn vị tổ chức sự kiện này nổi tiếng trên khắp vùng Trung Đông - đặc biệt là các nước thuộc Tổ chức Hợp tác vùng Vịnh (GCC) - với tư cách là đơn vị đi đầu trong khu vực về mạng 5G và điện toán đám mây: Tập đoàn Huawei.

Phủ sóng khắp Trung Đông

Nhà cung ứng công nghệ viễn thông toàn cầu và sản xuất điện thoại di động này đã quảng bá rầm rộ suốt cả năm 2020 - gần đây nhất là tại Đông Nam Á với một cuộc “oanh tạc” các thỏa thuận độc quyền mạng lưới 5G của Indonesia - về vai trò của mình trong sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công nghệ 5G trên toàn cầu.

Tin liên quan
Cuối cùng, Pháp vẫn không để Huawei tham gia mạng 5G? Cuối cùng, Pháp vẫn không để Huawei tham gia mạng 5G?

Trong năm vừa qua, 11 công ty công nghệ viễn thông, trong đó có các công ty của các quốc gia GCC là UAE, Saudi Arabia, Bahrain, Kuwait và Oman, đã ký những hợp đồng 5G khổng lồ với Huawei.

Từ nay đến năm 2025, các nước GCC sẽ là nơi có số lượng lớn người đăng ký sử dụng mạng 5G trên thế giới. Thị trường tiếp nhận lượng sản phẩm thông tin và công nghệ viễn thông (ICT) trị giá 164 tỷ USD hằng năm của khu vực này là lý do chính đáng để Huawei hăng hái lao vào.

Tuy nhiên, tác động của sự phát triển công nghệ 5G thời gian gần đây đối với đời sống hằng ngày của 54 triệu dân sinh sống trong khu vực GCC này là gì?

Trên thực tế, sự tác động không hề nhiều. Tại khu vực này, 5G chủ yếu được sử dụng rộng rãi chỉ để các điện thoại di động có thể tải dữ liệu với tốc độ nhanh hơn và thông tin hội thoại được truyền tải nhanh hơn. Ngày 1/12, điện thoại thế hệ 5G P40 PRO mới của Huawei đã có mặt trên thị trường UAE.

Tuy nhiên, giới phân tích vẫn lạc quan về tiềm năng của sự tác động tích cực mà 5G đem lại cho một loạt ngành công nghiệp ở GCC, đặc biệt là tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, điện toán đám mây, băng thông rộng siêu nhanh và đổi mới về Internet vạn vật, trong đó gồm có xe tự hành, giao thông vận tải và trang thiết bị trong nhà máy.

Bất chấp những nỗ lực của phương Tây hòng kiềm chế sự phát triển trên thị trường toàn cầu của Huawei, tập đoàn này vẫn tiếp tục mở rộng được dấu ấn số của mình trên khắp Trung Đông.

Mỹ đã liên tục bày tỏ những quan ngại về an ninh đối với sự hiện diện của Huawei tại các thị trường quốc tế.

Huawei - hạt nhân của sáng kiến "Con đường Tơ lụa kỹ thuật số"

Kể từ năm 2018, giới hoạch định chính sách Mỹ đã nỗ lực cản trở công ty này và đối thủ của nó là ZTE cũng của Trung Quốc mở rộng thị trường ra bên ngoài, đặc biệt là tại Liên minh châu Âu (EU).

Sức ép của chính quyền ông Trump lên Huawei - đặc biệt là động thái mới đây của Mỹ nhằm kiềm chế các thương vụ bán công nghệ bán dẫn quan trọng cho công ty của Trung Quốc - đã làm nổ ra những cuộc tranh luận trên toàn cầu về vấn đề bảo mật dữ liệu và những hạn chế liên quan đến vấn đề an ninh nếu thế giới phụ thuộc vào các sản phẩm của Huawei.

Mặc dù các nỗ lực của chính phủ Mỹ nhằm kiềm chế sự mở rộng của Huawei đã thành công ở trong nước và tại một số khu vực tại châu Âu, nhưng thị trường vùng Vịnh vẫn không hề bị ảnh hưởng. Nguyên nhân phần nào có lẽ là do vị trí địa chính trị vô cùng nhạy cảm của khu vực này.

Với sự phụ thuộc chủ yếu vào thị trường dầu mỏ của Trung Quốc và sự hiện diện quân sự, ngoại giao quan trọng của Mỹ, các nền kinh tế ở vùng Vịnh không muốn trở thành một khu vực xảy ra cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai siêu cường lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến các nền kinh tế vùng Vịnh ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc bởi nền kinh tế của nước này phục hồi nhanh hơn so với Mỹ.

Kể từ khi các biện pháp hạn chế vì Covid-19 được dỡ bỏ tại Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách nước này đã xúc tiến những bước đi quan trọng để phát triển “internet công nghiệp” của các nhà cung ứng viễn thông toàn cầu với giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh châu Âu trong lĩnh vực này.

Mỹ cứ

Mỹ cứ 'ruồng rẫy', Nga quyết dang rộng vòng tay với Huawei

Sự phát triển của Huawei trong hệ thống 5G toàn cầu đã được đề cập rất nhiều trong các cuộc thảo luận trong năm 2020 về các công ty Trung Quốc, trong đó có sáng kiến "Con đường Tơ lụa kỹ thuật số" (DSR).

Cụm từ DSR được nhắc đến lần đầu tiên trong một Sách Trắng của chính phủ vào năm 2015 như một sự mở rộng của Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) - chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng trên toàn cầu do Trung Quốc dẫn dắt. Hiện nay, DSR là một cụm từ được sử dụng rộng rãi cho các hoạt động về công nghệ viễn thông của Trung Quốc ở nước ngoài.

Theo Đại học Phúc Đán, bản thân chính sách DSR này cũng bao gồm 5 khía cạnh chính: Với cơ sở hạ tầng là cốt lõi, DSR phụ thuộc vào việc mở rộng ảnh hưởng sang thương mại, tài chính và “trái tim của con người”, tất cả đều phục vụ cho việc định hình các chính sách ở ngoài nước. Các chính sách này bao gồm an ninh mạng, quản trị số và nguyên tắc chia sẻ dữ liệu trong thế giới các nước đang phát triển.

Cả BRI và DSR trên thực tế đều hoạt động như những công cụ thực hiện các quyết định chính sách và kinh tế mà chính phủ và các tập đoàn của Trung Quốc đưa ra.

Không có công ty hay một thực thể nào của chính phủ có thể hoàn toàn đại diện cho DSR của Trung Quốc, kể cả Huawei. Tuy nhiên, các chiến dịch 5G của Mỹ vẫn không theo kịp quy mô hoạt động của các công ty châu Á tại Trung Đông.

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản dự báo rằng với sự thể hiện của mình trong bối cảnh dịch Covid-19, nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trước năm 2030.

Các nỗ lực hợp tác đa quốc gia - chẳng hạn như sự hợp tác cơ sở hạ tầng số được phát động hồi năm ngoái giữa EU và Nhật Bản - là một chiến lược tích cực phục vụ sự cạnh tranh của chính phủ Mỹ để có thể duy trì vị thế trong ngành công nghệ 5G.

Giống như khẩu hiệu “Cùng tạo giá trị mới” của Huawei tại Trung Đông, các chiến lược hợp tác có thể giúp phương Tây duy trì vị thế và mang lại giá trị cạnh tranh ngày càng lớn cho thị trường ICT ở Trung Đông.

Diễn biến mới vụ dẫn độ CFO Huawei, nhân chứng đổi hướng lời khai

Diễn biến mới vụ dẫn độ CFO Huawei, nhân chứng đổi hướng lời khai

TGVN. Ngày 26/11, trong phiên tranh tụng tại Tòa án tối cao tỉnh British Columbia, luật sư Scott Fenton bảo vệ bà Mạnh Vãn Chu ...

Canada: Các đảng đối lập đòi cấm Huawei tham gia mạng 5G

Canada: Các đảng đối lập đòi cấm Huawei tham gia mạng 5G

TGVN. Các đảng đối lập tại Canada ngày 18/11 đã kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau thực thi các biện pháp quyết ...

'Thủ phủ' công nghệ Trung Quốc chật vật vì các đòn trừng phạt của Mỹ

'Thủ phủ' công nghệ Trung Quốc chật vật vì các đòn trừng phạt của Mỹ

TGVN. Giới quan sát nhận định, các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc sẽ gây ảnh ...

(theo Bloomberg)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Vui mừng và tự hào được chứng kiến thành công của Báo Thế giới và Việt Nam

Vui mừng và tự hào được chứng kiến thành công của Báo Thế giới và Việt Nam

Thời gian trực tiếp làm việc cùng Báo Thế giới và Việt Nam đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp và ấn tượng sâu sắc về tinh thần ...
Đưa Quảng Ninh thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Halal trên toàn thế giới

Đưa Quảng Ninh thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Halal trên toàn thế giới

Quảng Ninh đang đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal.
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 26/11/2024.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động