Hội nghị ngoại trưởng láng giềng Afghanistan tại miền Đông Trung Quốc ngày 31/3. (Nguồn: Twitter) |
Một loạt các cuộc họp đa phương mà Trung Quốc đứng ra tổ chức trong thời gian gần đây là nơi để người ta thấy rõ hơn vai trò mà Bắc Kinh muốn khẳng định ở Afghanistan.
Bắt đầu từ ngày 6/4, các đặc phái viên Afghanistan của Trung Quốc, Mỹ và Nga - ba nước trong nhóm “Troika mở rộng” sẽ nhóm họp riêng rẽ cùng ngoại trưởng Trung Quốc, Nga, Pakistan, Iran, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan về vấn đề Afghanistan.
Mới cuối tháng trước, Trung Quốc cũng đã đứng ra tổ chức Hội nghị Ngoại trưởng các nước láng giềng Afghanistan lần thứ ba ở Đồn Khê, tỉnh An Huy. Trong thông điệp gửi tới hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu rõ: “Afghanistan là nước láng giềng và là đối tác chung của tất cả các nước tham gia hội nghị và chúng ta hình thành một cộng đồng với tương lai chung liên kết với nhau bởi núi non trùng điệp, cùng thăng trầm”.
Lợi ích mà Trung Quốc nhìn thấy ở nước láng giềng là nguồn tài nguyên khổng lồ chưa được khai thác, đặc biệt là mỏ Mes Aynak, nơi có trữ lượng đồng lớn nhất thế giới. Từ góc độ an ninh, Bắc Kinh cần Kabul bảo đảm không cho phép người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang đòi ly khai có thể hoạt động ở Afghanistan.
Nhìn rộng hơn, việc Mỹ đơn phương rút khỏi Afghanistan đã để lại khoảng trống ảnh hưởng. Nếu giúp ổn định tình hình ở đây, thúc đẩy các nước công nhận về ngoại giao với lực lượng Taliban đang nắm quyền ở Kabul, Trung Quốc sẽ có vai trò ở nước này.
Thêm vào đó, bằng việc chủ động tham gia giải quyết vấn đề Afghanistan sau chiến tranh, trong khi các nước lớn khác còn đang vướng mắc nhiều mối quan tâm khác, Trung Quốc âm thầm khẳng định họ là cường quốc hàng đầu khu vực, sẵn sàng thay thế Mỹ ở Afghanistan.
| Afghanistan: Nổ lớn làm rung chuyển thủ đô Kabul Các nhân chứng cho biết, trong ngày 3/4, một vụ nổ lớn đã xảy ra làm rung chuyển chợ đổi tiền (Sarai Shahzada) lớn nhất ... |
| Hội nghị Ngoại trưởng láng giềng Afghanistan: Trung Quốc kêu gọi nỗ lực trợ sức, Nga không chấp nhận NATO làm một việc Các nhà ngoại giao của những nước láng giềng Afghanistan gồm Trung Quốc, Pakistan, Iran, Nga, Tajikstan, Turkmenistan, Uzbekistan, Indonesia và Qatar cùng đại diện ... |