Nhỏ Bình thường Lớn

Trung Quốc tăng cường tự chủ kinh tế để đối phó với 'kịch bản tồi tệ nhất'

TGVN. Theo các chuyên gia phân tích, Trung Quốc đang thúc đẩy xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, chính trị, xã hội 5 năm lần thứ 14, giai đoạn 2021-2025, nhằm tăng cường tự chủ, phát triển thị trường nội địa, giảm sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ… để chuẩn bị cho “kịch bản tồi tệ nhất” hậu đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.    
TIN LIÊN QUAN
trung quoc tang cuong tu chu kinh te de doi pho voi kich ban toi te nhat Kinh tế Trung Quốc sẽ thế nào khi 'đi trước một bước' trong cuộc đua hậu Covid-19?
trung quoc tang cuong tu chu kinh te de doi pho voi kich ban toi te nhat Trung Quốc: “Thiên nga đen” thời hậu Covid-19?
trung quoc tang cuong tu chu kinh te de doi pho voi kich ban toi te nhat
Chủ tịch Tập Cận Bình tại cuộc họp Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội) Trung Quốc ngày 22/5. (Nguồn: EPA)

Tuyên bố trước hàng chục cố vấn kinh tế hàng đầu của Trung Quốc tại Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC) cuối tuần qua, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc đang theo đuổi kế hoạch phát triển mới, trong đó nhấn mạnh “lưu thông, trao đổi hàng hóa nội địa sẽ đóng vai trò chủ đạo”.

“Trong tương lai, chúng ta cần coi nhu cầu nội địa là điểm khởi đầu và đích đến khi chúng ta thúc đẩy xây dựng hệ thống tiêu thụ nội địa một cách hoàn chỉnh cũng như đẩy mạnh đổi mới khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác”, hãng thông tấn Tân Hoa xã dẫn lời Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình cho thấy, Bắc Kinh dường như đang tiến tới từ bỏ mô hình kinh tế tập trung vào xuất khẩu được khởi xướng từ đầu những năm 90. Mô hình này đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế và đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

“Động thái này có thể là để chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất, bao gồm cả việc tách rời Mỹ và thậm chí là cả phương Tây”, Hu Xingdou, một chuyên gia kinh tế độc lập nhận định.

Ông Hu cho biết, Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài việc “đối mặt với nghịch cảnh”, đồng thời cảnh báo nước này vẫn phải tiếp tục quá trình cải cách thị trường và không nên quay lại mô hình nền kinh tế kế hoạch như trước đây.

Tin liên quan
trung quoc tang cuong tu chu kinh te de doi pho voi kich ban toi te nhat Khi Trung Quốc "lâm bệnh"

Với mô hình tăng trưởng kinh tế hướng đến xuất khẩu, Trung Quốc luôn khẳng định vai trò là trung tâm liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc nhập khẩu linh kiện và sau đó tái xuất thành phẩm cho thị trường thế giới.

Mô hình kinh tế này đã phát huy tính hiệu quả, đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001 và đưa Trung Quốc trở thành “công xưởng của thế giới”. Dù vậy, mô hình này đang dần bộc lộ nhiều bất cập trong những năm gần đây khi Trung Quốc muốn tiến xa hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Mục tiêu này, cùng với sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực thương mại và công nghệ với Mỹ cũng như sự phân tách của nền kinh tế thế giới hậu đại dịch Covid-19, đã khiến Bắc Kinh tìm đến “sự tự chủ” về kinh tế.

Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đang phải đối mặt với những “cơn gió bất lợi” từ bên ngoài, bao gồm suy thoái kinh tế toàn cầu, sự gián đoạn trong thương mại và đầu tư quốc tế, chủ nghĩa dân tộc và bảo hộ gia tăng…

“Hiện tại, chúng ta đang phải tìm kiếm sự phát triển trong một thế giới đầy biến động và bất ổn hơn”, ông Tập Cận Bình khẳng định.

Chủ tịch Tập Cận Bình cũng cho rằng, Trung Quốc cần tự chủ hơn về công nghệ và thị trường, trong đó nhấn mạnh kinh tế số, sản xuất thông minh, chăm sóc sức khỏe, vật liệu mới… sẽ là những lĩnh vực tiềm năng mà Trung Quốc có thể tập trung trong thời gian tới để thúc đẩy tăng trưởng.

Phiên bản hoàn chỉnh của kế hoạch 5 năm lần thứ 14 sẽ chỉ được công bố vào tháng 3/2021, nhưng các phân tích sơ bộ cho thấy Trung Quốc sẽ đẩy mạnh tự chủ trong phát triển bằng cách giảm sự phụ thuộc vào công nghệ và nguồn xuất khẩu từ Mỹ.

Theo đó, công nghệ sẽ là một trong những lĩnh vực then chốt được kỳ vọng sẽ có đột phá. Việc Washington nhắm vào tập đoàn Huawei và hạn chế xuất khẩu công nghệ cao cho Bắc Kinh khiến Trung Quốc tìm mọi cách giảm sự phụ thuộc vào công nghệ ngoại nhập.

Giám đốc Ngân hàng ANZ tại Trung Quốc Raymond Yeung nhận định, việc chuyển đổi chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc xuất phát từ sự quan ngại rằng nhu cầu của thị trường bên ngoài sẽ khó có thể phục hồi trong vòng 2 đến 3 năm tới.

“Đó là chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế Trung Quốc trong thời gian tới. Dù vậy, băn khoăn lớn nhất ở đây vẫn là, chiến lược này sẽ được triển khai như thế nào?”, ông Yeung nói.

trung quoc tang cuong tu chu kinh te de doi pho voi kich ban toi te nhat Hậu Covid-19, Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng thất nghiệp

TGVN. Sau khi khiến kinh tế Trung Quốc tăng trưởng âm vào quý I/2020, Covid-19 lại tiếp tục “gây khó” cho thị trường lao động ...

trung quoc tang cuong tu chu kinh te de doi pho voi kich ban toi te nhat Hậu dịch Covid-19, cú sốc kinh tế thứ hai đối với Bắc Kinh có ‘hình thù’ thế nào?

TGVN. Vào cuối tháng trước, các doanh nghiệp Trung Quốc còn lo lắng khi các đơn hàng nội địa bị hủy do lệnh phong tỏa. ...

trung quoc tang cuong tu chu kinh te de doi pho voi kich ban toi te nhat ‘Cú đánh’ Covid-19 vào nền kinh tế Trung Quốc nghiêm trọng hơn dự báo

TGVN. Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 kéo dài đã khiến hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 2/2020 và ...

(theo SCMP)

Tin cũ hơn

Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 16/5/2024: Giá vàng SJC vượt 90 triệu đồng/lượng, tiếp tục đấu thầu vàng,  USD 'đẩy thuyền' Giá vàng hôm nay 16/5/2024: Giá vàng SJC vượt 90 triệu đồng/lượng, tiếp tục đấu thầu vàng, USD 'đẩy thuyền'
Tân Thủ tướng Lawrence Wong sẽ chèo lái 'con tàu kinh tế' Singapore như thế nào? Tân Thủ tướng Lawrence Wong sẽ chèo lái 'con tàu kinh tế' Singapore như thế nào?
Tổng thống Biden 'nhấn ga', ông Trump 'gật gù' ủng hộ, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chính thức 'tăng nhiệt'? Tổng thống Biden 'nhấn ga', ông Trump 'gật gù' ủng hộ, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chính thức 'tăng nhiệt'?
Nga phát hiện mỏ dầu với trữ lượng khủng, Argentina lo ngại? Nga phát hiện mỏ dầu với trữ lượng khủng, Argentina lo ngại?
Mỹ cảnh báo rủi ro tiềm ẩn khi kinh doanh với Iran; áp trừng phạt liên quan kế hoạch giải phóng tài sản bị phong tỏa của tỷ phú Nga Mỹ cảnh báo rủi ro tiềm ẩn khi kinh doanh với Iran; áp trừng phạt liên quan kế hoạch giải phóng tài sản bị phong tỏa của tỷ phú Nga
Giá vàng hôm nay 15/5/2024: Giá vàng 'rơi tự do', Bộ Công an vào cuộc ngay tuần này; giới đầu tư thế giới đổ xô chốt lời, chuyên gia nói gì? Giá vàng hôm nay 15/5/2024: Giá vàng 'rơi tự do', Bộ Công an vào cuộc ngay tuần này; giới đầu tư thế giới đổ xô chốt lời, chuyên gia nói gì?