Trung Quốc đã tài trợ cho một loạt dự án cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường. (Nguồn: Reuters) |
Con đường tơ lụa kỹ thuật số của Trung Quốc (DSR) được khởi động vào năm 2015 thuộc tầm nhìn rộng lớn về kết nối toàn cầu, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
Giống như BRI, DSR không định hình rõ ranh giới giữa các dự án chính thức và không chính thức; không đơn lẻ mà liên quan đến nhiều chủ thể ở tất cả các cấp trong khu vực công cũng như tư nhân của Trung Quốc.
Theo đó, dữ liệu toàn diện về các khoản đầu tư liên quan đến DSR được cho là khó xác định. Ước tính năm 2018, các khoản đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật số bên ngoài Trung Quốc đạt khoảng 79 tỷ USD.
Mục đích chính của DSR là nhằm cải thiện kết nối kỹ thuật số ở Trung Quốc cũng như các nước tham gia.
Ở cấp độ vĩ mô, DSR nói về sự phát triển và khả năng tương tác của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số quan trọng như cáp dữ liệu trên mặt đất và dưới biển, mạng di động 5G, trung tâm lưu trữ dữ liệu và hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu.
Mới đây, Trung Quốc đã hoàn thành việc phóng hệ thống vệ tinh toàn cầu BeiDou ở một số khu vực, chính xác hơn hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ.
Tại châu Á, Pakistan, Lào, Brunei và Thái Lan là những quốc gia đã áp dụng BeiDou và ngày càng có nhiều người sử dụng ở Tây Á (Trung Đông) và châu Phi.
Ở cấp độ vi mô, DSR thúc đẩy kết nối giữa các doanh nghiệp địa phương với người tiêu dùng, giữa kinh doanh và tiêu dùng. Chẳng hạn như các nền tảng và ứng dụng thương mại điện tử, gọi taxi, công nghệ tài chính (fintech), công nghệ giáo dục (edtech), cũng như phần cứng như bộ định tuyến, điện thoại thông minh và máy tính.
| Australia hủy thỏa thuận Vành đai và Con đường, Trung Quốc 'rất không hài lòng' Ngày 21/4, Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia cho rằng, việc Canberra hủy bỏ 2 thỏa thuận liên quan tới Sáng kiến Vành đai ... |
Nhân tố thúc đẩy DSR
DSR không chỉ là một dự án cơ sở hạ tầng. Đối với Trung Quốc, DSR là giải pháp tạo ra trật tự kỹ thuật số châu Á và toàn cầu, trong đó tập trung hơn vào Trung Quốc và giảm phụ thuộc vào Mỹ.
Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới theo đuổi mục tiêu này bằng cách cho phép mở ra các thị trường mới cho những gã khổng lồ công nghệ của Bắc Kinh như Alibaba, Tencent và Huawei, đồng thời bằng cách tăng cường kết nối kỹ thuật số của thế giới với Trung Quốc.
DSR phù hợp với các mục tiêu quốc gia đầy tham vọng của Trung Quốc như “Made in China 2025” và “China Standards 2035”.
Những sáng kiến này nhằm nâng cao khả năng đổi mới công nghệ, sản xuất và giao dịch trong nước của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Đổi lại, những mục tiêu này là một phần trong tầm nhìn bao quát của chính phủ Trung Quốc về ưu thế công nghệ và quyền tự chủ lớn hơn trong trật tự kỹ thuật số toàn cầu.
Giảm phụ thuộc vào các cường quốc công nghệ
Chính phủ Trung Quốc tìm cách giảm sự phụ thuộc của quốc gia vào các nước nắm giữ công nghệ khác, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và một số quốc gia châu Âu.
DSR hỗ trợ những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc và các công ty nhỏ hơn để tăng doanh số bán hàng và kiến thức địa phương, từ đó giành được chỗ đứng ở thị trường nước ngoài - thường với sự hỗ trợ của chính sách tạo điều kiện của chính phủ Trung Quốc.
Tin liên quan |
Australia bảo vệ quyết định hủy bỏ thỏa thuận Vành đai và Con đường của bang Victoria |
Bất kể thực hiện cách tiếp cận nào, DSR mở rộng nhóm các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số độc quyền.
Thật vậy, một số ít các công ty dẫn đầu thế giới công nghệ và những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ như Alphabet (Google), Intel, Amazon, Cisco và Facebook nói riêng nắm độc quyền gần như toàn cầu trong các lĩnh vực tương ứng.
Cuối năm 2018, các nhà cung cấp nội dung như Microsoft, Facebook và Amazon đã sở hữu hoặc thuê hơn một nửa băng thông cáp dưới biển. Các loại cáp này mang gần 98% lưu lượng dữ liệu internet và điện thoại quốc tế.
Sự thống trị như vậy là không lành mạnh và một số bên, bao gồm cả EU và Australia, đã áp dụng các bước hạn chế đường hướng của ông lớn công nghệ này.
DSR thường tập trung vào các bên tham gia BRI và các nền kinh tế đang phát triển; nhưng phạm vi tiếp cận của DSR không giới hạn đối với những tác nhân này.
Sáng kiến này có tham vọng lấp đầy những “khoảng trống” kỹ thuật số ở mọi nơi. Những nước nhận đầu tư DSR hàng đầu thậm chí còn bao gồm các nền kinh tế lớn của châu Âu như Đức và Italy.
Ở châu Âu, các dự án tập trung vào mạng 5G, công nghệ tài chính và công nghệ thành phố thông minh. Thông qua các hợp đồng đối tác công - tư có tính cạnh tranh của Trung Quốc, DSR tạo ra một thế giới số hóa hơn, từ Serbia đến Mexico và đến Myanmar.
Một thế giới số hóa hơn không chỉ mang lại lợi ích cho Trung Quốc, mà cho cả các công ty của nước này.
Thật vậy, số hóa DSR, nếu đi kèm với tăng trưởng kinh tế, sẽ có thể mang lại nhiều cơ hội đầu tư và bán hàng phụ cho các công ty công nghệ và phi công nghệ không phải của Trung Quốc.
Ý nghĩa đối với Trung Quốc
Những sáng kiến thuộc quy mô DSR được cho là đều đi kèm với một số thách thức, đặc biệt là những gã khổng lồ công nghệ và nhà cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện tại - những người muốn duy trì vị trí dẫn đầu.
Tuy nhiên, những thách thức này nhìn chung đều có ảnh hưởng đến tất cả các bên liên quan ủng hộ tầm nhìn về một mạng toàn cầu cởi mở, minh bạch, tự do và bình đẳng hơn, và quản trị kỹ thuật số.
Về mặt này, DSR có 4 ý nghĩa chiến lược quan trọng và sâu rộng.
Đầu tiên, Trung Quốc có thể xây dựng và cung cấp nền tảng kỹ thuật số gần như hoàn toàn "cây nhà lá vườn".
Cơ sở hạ tầng là xương sống giúp giao tiếp kỹ thuật số khả thi, chẳng hạn như cáp dữ liệu, mạng di động và trung tâm lưu trữ dữ liệu. Tương tự với Legos, càng xây dựng được nhiều xương sống thì Trung Quốc càng có thể kết nối với nền tảng đó - do đó củng cố vị trí của Bắc Kinh trong trật tự kỹ thuật số toàn cầu.
| Lý do quan hệ Trung Quốc-Australia 'trệch đường ray' TGVN. Giáo sư James Laurenceson, Giám đốc Viện Quan hệ Australia-Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney (UTS), có bài viết đăng trên trang ... |
Thứ hai, DSR có thể tạo điều kiện cho Trung Quốc thiết lập các tiêu chuẩn cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và công nghệ thế hệ tiếp theo như trí tuệ nhân tạo, robot, blockchain, máy tính không máy chủ...
Mặc dù tất cả các hãng công nghệ đều tìm cách thiết lập tiêu chuẩn riêng, nhưng các nhà công nghệ hiện tại đều xem xét đến nỗ lực mới nổi của Trung Quốc nhằm thiết lập các tiêu chuẩn cạnh tranh.
Ngoài những cân nhắc của các hãng công nghệ hiện tại và trong phạm vi các cân nhắc toàn cầu rộng lớn hơn, việc thiết lập các tiêu chuẩn mang lại những lợi thế chiến lược đáng kể.
Hơn nữa, DSR tạo ra các mạng lưới kỹ thuật số có khả năng thúc đẩy chuỗi cung ứng của Trung Quốc và do đó, ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu nói chung.
Thứ ba, quan điểm của Trung Quốc về quản trị kỹ thuật số mang bản chất khác biệt với quan điểm tự do của phương Tây về các giá trị và chuẩn mực kỹ thuật số, đặc biệt là của Mỹ.
Chính phủ Trung Quốc thực thi các hạn chế nghiêm ngặt đối với không gian mạng ở trong nước, và đây chắc chắn không phải là quốc gia duy nhất thực hiện quan điểm hạn chế về quản trị kỹ thuật số, bởi một số quốc gia khác cũng áp dụng các hình thức và mức độ hạn chế khác nhau đối với không gian mạng.
Theo đó, Singapore và Ấn Độ cũng có xu hướng thực thi các biện pháp kiểm soát đối với nội dung và EU đang ngày càng điều chỉnh nội dung.
Vì vậy, mặc dù DSR không thúc đẩy một miền mạng tự do và minh bạch, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là sẽ khó có thể có các giá trị quản trị mạng toàn cầu chung.
Có lẽ điều này phản ánh sự đa dạng của các nền văn hóa và giá trị chính trị - xã hội trên nền tảng con người, cả trực tuyến và ngoại tuyến.
| Bộ tứ, BRICS và cuộc dạo chơi mang tên 'tự chủ chiến lược' của Ấn Độ |
Thứ tư, các doanh nghiệp Trung Quốc và rộng hơn là các cơ quan chức năng của Trung Quốc, có thể truy cập vào các kho dữ liệu địa phương lớn thông qua DSR.
Bằng cách tăng cường sự phụ thuộc của các quốc gia khác vào cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, về mặt lý thuyết, Bắc Kinh có thể đạt được một công cụ có giá trị về ảnh hưởng chính trị địa phương, mặc dù điều này sẽ phụ thuộc đáng kể vào các chính sách an ninh mạng của địa phương và năng lực thực thi trong số các yếu tố khác.
Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng như vậy không phải dành riêng cho Trung Quốc. Như tiết lộ của Edward Snowden và vụ bê bối dữ liệu Facebook-Cambridge Analytica cho thấy, bất kỳ nhà cung cấp công nghệ nào hoặc tác nhân tiên tiến về công nghệ mạng đều có thể lạm dụng vị trí, nếu họ muốn.
Rõ ràng, DSR phục vụ một mục tiêu rộng lớn hơn là thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số toàn cầu. Sáng kiến này cũng thách thức sự thống trị hiện có của hệ thống giá trị kỹ thuật số của Mỹ và thị phần thống trị của các công ty công nghệ.
DSR giới thiệu cả những đối tác nghiêm túc trong việc chuyển đổi kỹ thuật số cho những quốc gia cần các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số có giá cạnh tranh, cũng như cạnh tranh với các nhà công nghệ hiện có.
Bất kể ở đâu, giữa đại dịch Covid-19 đang tàn phá kinh tế toàn cầu, số hóa và tăng trưởng kinh tế vẫn được chào đón hơn bao giờ hết.