Mô-đun lõi dài 17 mét đã thu hút nhiều sự chú ý tại Triển lãm hàng không Trung Quốc, sự kiện diễn ra 2 năm một lần tại thành phố duyên hải Châu Hải ở phía Nam, triển lãm công nghiệp vũ trụ lớn nhất của quốc gia này. Mô hình này thể hiện không gian sống và làm việc của Thiên Cung.
Trạm ISS - sản phẩm hợp tác giữa Mỹ, Nga, Canada, châu Âu và Nhật Bản đi vào hoạt động từ năm 1998 sẽ được cho ngừng vào năm 2024. (Nguồn: Schimmelprotektor) |
Ngoài ra, Thiên Cung cũng sẽ có 2 mô-đun khác giành cho các cuộc thí nghiệm khoa học và được trang bị các tấm pin năng lượng mặt trời. Trung Quốc hồi tháng 5 tuyên bố sẽ mở cửa cho tất cả các quốc gia tham gia thí nghiệm khoa học trên Thiên Cung.
Ba nhà du hành sẽ sống lâu dài trong phòng thí nghiệm nặng 60 tấn trên quỹ đạo này để nghiên cứu sinh học và môi trường không trọng lực.
Việc lắp ghép trạm Thiên Cung được hy vọng sẽ hoàn thành khoảng năm 2022 và trạm sẽ có vòng đời khoảng 10 năm. Trong khi đó, trạm ISS - sản phẩm hợp tác giữa Mỹ, Nga, Canada, châu Âu và Nhật Bản đi vào hoạt động từ năm 1998 sẽ được cho ngừng vào năm 2024. Khi đó, Thiên Cung sẽ là trạm không gian duy nhất trên quỹ đạo, mặc dù kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với trạm ISS nặng 400 tấn.