Nhỏ Bình thường Lớn

Trung Quốc tự cô lập khỏi nền kinh tế toàn cầu hay bắt người khác chơi theo cách của mình?

Các chính sách kinh tế của Trung Quốc đang khiến nhiều người nghĩ rằng quốc gia châu Á đang tự cô lập khỏi hệ thống tài chính toàn cầu. Thực tế chứng minh điều hoàn toàn ngược lại.
Trung Quốc tự cô lập khỏi nền kinh tế toàn cầu hay đang bắt người khác chơi theo cách của mình?
Những chiếc iPhone 13 của Apple được trưng bày tại một cửa hàng ở Bắc Kinh, ngày 24/9/2021. Apple đã vượt qua Vivo để trở thành thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu tại Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Trong bài viết đăng ngày 7/1 trên SCMP, tác giả Nicholas Spiro cho rằng, sự khác biệt giữa các chính sách kinh tế của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là phương Tây, đã khiến người ta nghĩ tới nên câu chuyện nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang tách biệt khỏi nền kinh tế toàn cầu.

Nhưng dòng chảy thương mại và đầu tư thế giới cho thấy điều ngược lại. Các doanh nghiệp và quỹ nước ngoài vẫn không ngừng rót tiền vào thị trường Trung Quốc.

Chuyển hướng vào thị trường nội địa

Trong quý III năm ngoái, tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Á dường như chững lại do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng bất động sản, thiếu hụt năng lượng và cách tiếp cận không khoan nhượng của chính phủ đối với việc phòng chống dịch Covid-19.

Thị trường chứng khoán nước ngoài của Trung Quốc giảm điểm, bị ảnh hưởng bởi chính sách mới của chính phủ và chịu sức ép tài chính từ cuộc khủng hoảng nợ tại gã khổng lồ bất động sản Evergrande Group.

Trong khi đó, tại Liên minh châu Âu (EU), tổng sản phẩm quốc nội tăng hơn dự kiến ​​2,1% trong quý III/2021.

Hơn nữa, sản lượng kinh tế của các nước thành viên khối này đã vượt qua mức trước đại dịch. Trên thị trường tài chính, chỉ số vốn chủ sở hữu S&P 500 vẫn duy trì ở mức tích cực trong quý bất chấp đợt bán tháo mạnh vào tháng 9.

Tất cả dữ liệu trên dường như đang đề cập câu chuyện rằng nền kinh tế toàn cầu đang tách khỏi Trung Quốc. Các nhà phân tích cũng cho rằng, các thị trường mới nổi cũng ít tương quan hơn với tăng trưởng của Trung Quốc so với một thập niên trước.

Trong một báo cáo được công bố vào tháng 10 năm ngoái, ngân hàng Goldman Sachs cho rằng Trung Quốc nên được coi như một trường hợp riêng biệt và không nên nằm trong danh sách các thị trường chứng khoán mới nổi để giúp các nhà đầu tư khai thác cơ hội ở các nền kinh tế đang phát triển lớn khác.

Tuy nhiên, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc và đại dịch Covid-19 đã khiến những người theo quan điểm cho rằng Trung Quốc đang phân tách với thế giới phải suy nghĩ lại. Việc Bắc Kinh ưu tiên kiểm soát tăng trưởng kinh tế cùng với chính sách “zero Covid-19” chỉ chứng tỏ nền kinh tế này đang chuyển hướng sang tự lực.

Trung Quốc đang nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và chú trọng nhiều hơn vào việc thúc đẩy thị trường trong nước, cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang hướng vào nhu cầu nội địa nhiều hơn.

Việc chính phủ tăng cường kiểm soát doanh nghiệp tư nhân và giám sát quy định dẫn đến việc tập đoàn gọi xe Trung Quốc Didi Chuxing phải hủy niêm yết khỏi Sàn giao dịch chứng khoán New York (Mỹ) vào tháng trước đã củng cố thêm quan điểm về sự chia cắt tài chính giữa Trung Quốc và phương Tây.

Câu chuyện phân tách đã được tạo thêm động lực bởi những lo ngại về chính sách phòng chống dịch mạnh tay, đặc biệt là sự di chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc.

Điều này cũng được hỗ trợ bởi hiệu quả vượt trội từ vaccine ngừa Covid-19 của các nước phương Tây và quan trọng là các gói kích thích kinh tế lớn chưa từng có đã thúc đẩy khả năng phục hồi của các thị trường phát triển.

Dòng tiền vẫn chảy vào Trung Quốc

Điểm lại các dòng chảy đầu tư và thương mại toàn cầu trong vài năm qua cho thấy luận điểm cho rằng Trung Quốc đang tự tách rời khỏi nền thương mại toàn cầu cũng không phù hợp.

Trung Quốc tự cô lập khỏi nền kinh tế toàn cầu hay đang bắt người khác chơi theo cách của mình?
Xe Model 3 do Tesla sản xuất tại nhà máy của hãng ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 7/1/2020. Công ty này đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất tại nhà máy ở quốc gia châu Á. (Nguồn: Reuters)

Thứ nhất, trong khi nền kinh tế Trung Quốc có thể đang chuyển hướng vào nội địa, có rất ít bằng chứng cho thấy quá trình suy thoái đang diễn ra, hoặc các công ty nước ngoài đang rút khỏi thị trường này.

Tỷ lệ thương mại trên GDP toàn cầu đạt đỉnh ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và chỉ giảm nhẹ kể từ đó.

Báo cáo Kinh doanh Trung Quốc được công bố vào tháng 9 năm ngoái của Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải cho thấy, 72% trong số 125 doanh nghiệp được khảo sát không có kế hoạch chuyển bất kỳ hoạt động sản xuất nào ra khỏi Trung Quốc trong ba năm tới và chỉ có hai công ty có kế hoạch chuyển tất cả sản xuất của họ ra khỏi quốc gia châu Á.

Hơn nữa, bất chấp sự suy thoái do đại dịch, gần 60% doanh nghiệp đã tăng đầu tư vào Trung Quốc trong năm ngoái so với năm 2020, tỷ lệ này tương tự năm 2018.

Thứ hai, nền kinh tế Trung Quốc vẫn là động lực quan trọng đối với thu nhập của các công ty đa quốc gia.

Trong một báo cáo vào tháng 9/2021, ngân hàng Bank of America nhận định: Mặc dù quốc gia này chỉ chiếm 5% doanh số trong chỉ số S&P 500, nhưng tăng trưởng của Trung Quốc quan trọng hơn đối với thu nhập của các công ty S&P 500 so với tăng trưởng của Mỹ vì “tỷ trọng ngày càng tăng của Trung Quốc trong hệ sinh thái toàn cầu”.

Hôm 2/1 vừa qua, Tesla, nhà sản xuất ô tô điện hàng đầu thế giới tuyên bố đã vượt sản lượng kỷ lục của chính mình được thiết lập trong quý IV/2021. Công ty này cũng ngày càng tích cực mở rộng quy mô sản xuất tại nhà máy ở Thượng Hải, Trung Quốc.

Trong khi đó, ngày 3/1, Apple đã trở thành công ty đầu tiên đạt giá trị vốn hóa thị trường 3 nghìn tỷ USD, vượt qua Vivo để trở thành thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu tại Trung Quốc.

Thứ ba, thay vì chia tay Phố Wall, Trung Quốc đang mở cửa mời gọi các ngân hàng đầu tư và nhà quản lý tài sản phương Tây.

Một số công ty tài chính nổi tiếng của Mỹ và châu Âu, bao gồm BlackRock và Amundi, đã được chấp thuận cho quan hệ đối tác quản lý tài sản với các công ty Trung Quốc. Điều này cho phép các tập đoàn tài chính phương Tây khai thác nguồn tiền tiết kiệm khổng lồ của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Thứ tư, thị trường trái phiếu chính phủ có lợi suất cao hơn của Trung Quốc đã trở thành nơi trú ẩn tương đối an toàn, được củng cố bởi mối tương quan thấp với Kho bạc Mỹ.

Các nhà đầu tư nước ngoài hiện nắm giữ khoảng 11% trái phiếu của quốc gia, góp phần đưa tài sản của Trung Quốc vào thị trường vốn toàn cầu.

Đây là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy mối liên kết kinh tế và tài chính giữa Trung Quốc và phương Tây vẫn bền chặt và rất quan trọng - đặc biệt là đối với các công ty phương Tây.

Nền kinh tế và thị trường toàn cầu cho đến nay đã chứng tỏ khả năng chống chọi với sự suy thoái của Trung Quốc, điều đó có nghĩa là không có sự phân tách nào đang diễn ra.

Mỹ, Trung Quốc đồng loạt có động thái liên quan vùng Sừng châu Phi

Mỹ, Trung Quốc đồng loạt có động thái liên quan vùng Sừng châu Phi

Ngày 6/1 (giờ Việt Nam), Mỹ và Trung Quốc đồng loạt thông báo bổ nhiệm đặc phái viên mới về khu vực Sừng châu Phi.

Kinh tế thế giới nổi bật (31/12/2021-6/1/2022): Khí đốt từ Nga qua Ukraine giảm, Gazprom lập kỷ lục, lộ thời điểm Đức thông qua Dòng chảy phương Bắc 2

Kinh tế thế giới nổi bật (31/12/2021-6/1/2022): Khí đốt từ Nga qua Ukraine giảm, Gazprom lập kỷ lục, lộ thời điểm Đức thông qua Dòng chảy phương Bắc 2

Châu Âu có thể rơi vào tình trạng cạn kiệt khí đốt trong mùa Đông năm nay, Gazprom lập kỷ lục khai thác, IMF hoãn ...

(theo SCMP)

Tin cũ hơn

Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga 'bị thương'; Moscow đang bắt đầu 'cuộc chiến' tài chính Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga 'bị thương'; Moscow đang bắt đầu 'cuộc chiến' tài chính
Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk có lý do 'tất tay' ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk có lý do 'tất tay' ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump?
Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh
Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng
Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar
Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm? Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?
Trung Quốc 'gõ cửa' WTO lần thứ hai, kiện EU về xe điện, căng thẳng đã lan sang các sản phẩm khác Trung Quốc 'gõ cửa' WTO lần thứ hai, kiện EU về xe điện, căng thẳng đã lan sang các sản phẩm khác
Bầu cử Mỹ 2024: Tiền ở đâu mà nhiều thế? Bầu cử Mỹ 2024: Tiền ở đâu mà nhiều thế?
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm
Cựu Giám đốc điều hành IMF: Phương Tây chưa 'buông tay' trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc Cựu Giám đốc điều hành IMF: Phương Tây chưa 'buông tay' trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc