Nhỏ Bình thường Lớn

Chưa thấy "bão" ở "tâm bão" Venezuela

Nhiều người dân Venezuela đã hưởng ứng lời kêu gọi của nhà lãnh đạo đối lập Juan Guaido xuống đường biểu tình hôm 1/5 trong một nỗ lực nhằm buộc Tổng thống Nicolas Maduro phải rời bỏ quyền lực. Tuy nhiên, hầu như không có dấu hiệu cụ thể nào cho thấy cuộc khủng hoảng ở Venezuela - vốn ngày càng giống như một tình huống bế tắc chính trị - có sự thay đổi.
TIN LIÊN QUAN
chua thay bao o tam bao venezuela Iran lên án Mỹ âm mưu đảo chính ở Venezuela
chua thay bao o tam bao venezuela Venezuela ban bố lệnh bắt giữ chính trị gia đối lập Lopez

Không có nhiều thay đổi

Tình trạng bế tắc ở Venezuela đã làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Nga khi hai nước buộc tội lẫn nhau can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC).

Thủ lĩnh đối lập Guaido đã kêu gọi tiến hành một “cuộc biểu tình quy mô lớn nhất” trong lịch sử Venezuela và viết trên Twitter rằng "hàng triệu người dân Venezuela" đã xuống đường trong "nỗ lực cuối cùng" nhằm phế truất Tổng thống Maduro. Tuy nhiên, đến cuối giờ chiều cùng ngày, rất nhiều người biểu tình ở thành phố Caracas đã tỏ ra mệt mỏi trở về nhà. Lực lượng cảnh vệ quốc gia đã bắn hơi cay để giải tán nhóm người biểu tình.

chua thay bao o tam bao venezuela
Tổng thống Venezuela: Mỹ sẽ ăn mừng và can thiệp quân sự nếu nội chiến. (Nguồn: Reuters)

Bất chấp việc thủ lĩnh Guaido kêu gọi quân đội ủng hộ mình, giới lãnh đạo các lực lượng vũ trang đến nay vẫn tỏ ra trung thành với Tổng thống Maduro, người lên nắm quyền sau khi Tổng thống Hugo Chavez qua đời năm 2013. Vẫn chưa rõ thời điểm này ông Guaido có thể làm gì thêm. Phe đối lập Venezuela thường xuyên tổ chức các cuộc biểu tình lớn chống Tổng thống Maduro nhưng không thể đánh bại ông cho dù Venezuela đối mặt với tình trạng kinh tế suy thoái nghiêm trọng và siêu lạm phát.

Những người biểu tình nói họ đã chuẩn bị cho việc lật đổ ông Maduro dù phải mất một thời gian dài. Một số người đã tỏ ra thất vọng khi nói rằng chẳng có gì thay đổi trong hơn 3 tháng qua, sau khi Guaido viện dẫn hiến pháp tuyên bố trở thành tổng thống lâm thời sau khi nói rằng sự tái cử của Maduro năm 2018 là bất hợp pháp. Thủ lĩnh đối lập Guaido được các nước Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các nước khác công nhận là người đứng đầu hợp pháp của Venezuela, trong khi các nước khác như Nga, Trung Quốc và Cuba ủng hộ Maduro.

Mâu thuẫn Mỹ-Nga

Những rạn nứt ngày càng đẩy Venezuela vào trọng tâm của căng thẳng địa chính trị toàn cầu. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với chính phủ Maduro và từ chối loại bỏ khả năng can thiệp quân sự cho dù vẫn muốn một sự chuyển giao hòa bình. "Hành động quân sự là có thể xảy ra. Nếu đây là việc cần làm, Mỹ sẽ làm", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói với Fox Business Network. Lầu Năm Góc dường như giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bất kỳ sự chuẩn bị tích cực nào để can thiệp trực tiếp vào Venezuela, nhưng thừa nhận đã lên kế hoạch chi tiết cho khả năng can thiệp quân sự.

chua thay bao o tam bao venezuela
Khủng hoảngVenezuela đã tạo ra mâu thuẫn Nga - Mỹ. (Nguồn: AP)

Về phía Nga, Ngoại trưởng Sergei Lavrov cho rằng “những bước đi hiếu chiến” hơn nữa ở Venezuela sẽ dẫn tới những hậu quả rất nghiêm trọng. Đáp lại, Mỹ cáo buộc Moscow can thiệp vào quốc gia Nam Mỹ này, một đồng minh của Nga. Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng John Bolton, một người có quan điểm chính sách đối ngoại cứng rắn nhấn mạnh, sự can thiệp của Moscow không được hoan nghênh. "Đây là khu vực bán cầu của chúng tôi", ông phát biểu với các phóng viên bên ngoài Nhà Trắng. Theo ông, đây là một sai lầm đối với Moscow và nó sẽ không dẫn đến việc cải thiện các mối quan hệ.

Phép thử đối với người thủ lĩnh

Việc Tổng thống Maduro tiếp tục nắm quyền kiểm soát các thể chế nhà nước và có được lòng trung thành của các lực lượng vũ trang đã dập tắt nỗ lực của thủ lĩnh Guaido kêu gọi các cuộc bầu cử mới. Nhằm tìm kiếm sự ủng hộ trong tầng lớp lao động vốn là “thành trì truyền thống” của Maduro, ngày 1/5, thủ lĩnh Guaido nói ông sẽ xem xét một đề nghị từ những người lao động kêu gọi tổng bãi công để tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn. Carlos Alberto - 70 tuổi, một chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ - nói: "Chúng tôi quá mệt mỏi với chế độ này, chúng tôi kiệt quệ rồi. Các con và toàn bộ gia đình tôi đã phải rời Venezuela. ... Chúng tôi biết rằng nếu không phải ngày hôm nay, sẽ là ngày mai, bởi vì điều này phải chấm dứt".

Đời sống của người dân Venezuela thậm chí đã giảm xuống mức thấp hơn trong vài tháng đầu năm nay, việc thiếu điện, thiếu nước cộng với tình trạng siêu lạm phát, thiếu lương thực và thuốc men đã đẩy hàng triệu người phải di cư. Theo dữ liệu của chính phủ Brazil ngày 30/4, số người Venezuela hàng ngày vượt qua biên giới để đến Brazil đã tăng gấp ba lần. Tổng thống Maduro, người gọi thủ lĩnh Guaido là "bù nhìn" của Mỹ, cũng đã kêu gọi một cuộc tuần hành lớn hôm 1/5. Trong một bài phát biểu trước những người ủng hộ gần Dinh tổng thống Miraflores, Maduro nói ông thừa nhận cần có “những thay đổi lớn trong cuộc cách mạng Bolivar". Tuy nhiên, ông không đưa ra chi tiết về những thay đổi này.

chua thay bao o tam bao venezuela

Mỹ đã “lập kế hoạch toàn diện" về Venezuela

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan ngày 1/5 cho biết, Mỹ đã "lập kế hoạch toàn diện" về Venezuela và có kế hoạch ...

chua thay bao o tam bao venezuela

Nga: Ảnh hưởng của Mỹ tới Venezuela mang tính phá hoại

Ngày 1/5, Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ, Ngoại trưởng nước này, ông Mike Pompeo đã chủ động gọi điện cho người ...

chua thay bao o tam bao venezuela

"Không có binh sĩ hoặc hoạt động quân sự nào của Cuba tại Venezuela"

Trong một dòng tweet, ông Diaz-Canel đã bác bỏ cáo buộc của Washington rằng Cuba đang ủng hộ Chính phủ Maduro về mặt quân sự.

Thu Hiền (theo Reuters)

Tin cũ hơn