Trung Quốc và Ấn Độ ‘vật lộn” trong thế giằng co giữa Mỹ và Iran

TGVN. Khi xem xét sự năng động trong mối quan hệ của Tehran với Bắc Kinh và New Delhi, có thể thấy rõ những cách hợp tác khác nhau trong bối cảnh phải đối mặt với các chính sách chống Iran của Mỹ.     
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Mỹ lên tiếng về cuộc tập trận “Vành đai an ninh biển” của Nga, Trung Quốc và Iran
Nga cùng Trung Quốc và Iran tập trận hải quân chung tại Vịnh Oman
Trung Quốc và Ấn Độ ‘vật lộn” trong thế giằng co giữa Mỹ và Iran
Cả Trung Quốc và Ấn Độ từ lâu đã có tiềm năng trở thành những đối tác chiến lược của Iran. (Nguồn: Iran Daily)

Trong bối cảnh Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, còn được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), và theo đuổi chính sách “gây sức ép tối đa” đối với Iran, Tehran đang bắt đầu quay sang Trung Quốc và Ấn Độ để tìm cách “lách” những biện pháp trừng phạt của Mỹ. Đáp lại, Mỹ đang cố gắng ngăn Iran tiếp cận các nguồn lực của Trung Quốc và Ấn Độ để gây áp lực buộc Iran quay lại bàn đàm phán.

Cả Trung Quốc và Ấn Độ từ lâu đã có tiềm năng trở thành những đối tác chiến lược của Iran, nhưng những nỗ lực thiết thực để thiết lập mối quan hệ đối tác như vậy vẫn bị Mỹ phá hoại. Tuy nhiên, ý tưởng đối tác chiến lược vẫn tồn tại do những yếu tố địa chính trị và địa kinh tế liên kết Trung Quốc và Ấn Độ với Vịnh Ba Tư, Afghanistan và Trung Á.

Bắc Kinh tỏ ra sẵn sàng

Bắc Kinh tỏ ra sẵn sàng tiếp tục hợp tác với Tehran. Trung Quốc vẫn nhập khẩu dầu của Iran bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ, đồng thời, có tin tức rò rỉ tiết lộ về các cuộc đàm phán liên quan đến khoản đầu tư tiềm năng trị giá 280 tỷ USD của Trung Quốc vào ngành công nghiệp dầu khí Iran.

Việc thay thế đồng USD bằng đồng nhân dân tệ như một loại tiền giao dịch đã tạo điều kiện cho sự hợp tác thương mại và tài chính Trung Quốc-Iran. Để đối phó với chính sách ngăn chặn của Mỹ, Trung Quốc dựa vào Iran để đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng. Phần lớn hoạt động nhập khẩu dầu của Trung Quốc hiện đang đi qua Eo biển Malacca do các đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á kiểm soát. Trung Quốc có thể khắc phục tình trạng này nếu dầu khí Iran được kết nối với đường ống cảng Gwadar ở Pakistan.

Điều này cũng lý giải việc Trung Quốc sẵn sàng đầu tư vào sự phát triển của cảng Chabahar ở phía Đông Nam Iran mà từ đó, Bắc Kinh có thể tiếp cận Afghanistan, Trung Á và Nga.

Trung Quốc và Ấn Độ ‘vật lộn” trong thế giằng co giữa Mỹ và Iran
Trung Quốc sẵn sàng đầu tư vào sự phát triển của cảng Chabahar ở phía Đông Nam Iran để có thể tiếp cận Afghanistan, Trung Á và Nga. (Nguồn: Iran Daily)

Iran cũng muốn Ấn Độ hỗ trợ để chống lại áp lực của Mỹ. Ấn Độ đi trước Trung Quốc trong việc thiết lập quan hệ chiến lược mang tính xây dựng với Iran. Trong những năm 2000, quan hệ Iran-Ấn Độ đã trải qua những tiến bộ chưa từng có, dẫn đến việc Ấn Độ cam kết đầu tư vào Iran. Trước đó, Iran đã cố gắng đối trọng với Mỹ sau khi nước này liệt Iran, Iraq và Triều Tiên vào danh sách “trục ác quỷ” (ám chỉ các quốc gia tài trợ cho khủng bố và sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt).

Việc Mỹ xâm lược Iraq sau khi “can thiệp quân sự” vào Afghanistan đã báo động hơn nữa cho Iran và thúc đẩy nước này tăng cường quan hệ với những cường quốc hạng hai, bao gồm Ấn Độ. Ấn Độ nhận thấy việc phát triển quan hệ với Iran là có lợi. Hành lang giao thông Bắc-Nam quốc tế có thể kết nối Ấn Độ với Trung Á và Nga, và Iran có thể giúp ảnh hưởng của Ấn Độ ở Biển Arab gia tăng. Những lý do chiến lược và kinh tế để Iran và Ấn Độ thiết lập quan hệ đối tác vẫn luôn hiện hữu. Ấn Độ có những lợi ích chiến lược trong việc phát triển quan hệ với Iran và là nhà đầu tư lớn nhất cho sự phát triển của Chabahar.

New Delhi miễn cưỡng hơn

Về lý thuyết, hợp tác Ấn Độ-Iran có thể dễ dàng hơn hợp tác Trung Quốc-Iran. Washington ngày càng khoan dung hơn đối với mối quan hệ sâu sắc của Ấn Độ với Iran bởi lợi ích của Mỹ ở Ấn Độ Dương, Biển Arab và Vịnh Ba Tư sẽ trở nên tốt nhất nếu Ấn Độ và Iran hợp tác.

Trong bối cảnh quân đội Mỹ đang rút khỏi Afghanistan, Ấn Độ có thể bảo vệ lợi ích của Mỹ bằng cách chống khủng bố và củng cố chính quyền trung ương ở Kabul. Điều này sẽ khó đạt được nếu Ấn Độ không thể tiếp cận Afghanistan một cách dễ dàng. Nhắc đến sự cạnh tranh giữa Ấn Độ và Pakistan, Iran vẫn là con đường tốt nhất kết nối Ấn Độ với Afghanistan. Điều này giải thích cho việc Mỹ quyết định từ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với hoạt động đầu tư của Ấn Độ ở Chabahar.

Trung Quốc và Ấn Độ ‘vật lộn” trong thế giằng co giữa Mỹ và Iran
Ấn Độ sẽ không gây nguy hiểm cho mối quan hệ với Mỹ vì mục đích giữ gìn tình hữu nghị với Iran. (Nguồn: The Statesman)

Tuy nhiên trên thực tế, Ấn Độ đang thể hiện sự miễn cưỡng khi hợp tác với Iran sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA. Ấn Độ đã ngừng mua dầu của Iran vào tháng 5/2019 và giảm ngân sách phân bổ cho sự phát triển của Chabahar.

Các thỏa thuận tài chính để tạo thuận lợi cho thương mại giữa Iran và Ấn Độ đang thay đổi, có nghĩa là việc nhập khẩu thuốc, thực phẩm và các mặt hàng khác của Ấn Độ sẽ trở nên khó khăn hơn đối với Iran. Vấn đề chính là các nhà cung cấp thiết bị mà Chabahar cần không sẵn sàng giao hàng vì họ sợ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của họ với Mỹ.

Tehran tin chắc rằng Ấn Độ không phải là đối tác họ cần để chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ. Ấn Độ có được vị thế quyền lực đang gia tăng, một phần là do mối quan hệ ngày càng gần gũi với Mỹ. Cho dù Iran có giá trị như thế nào đối với Ấn Độ, New Delhi sẽ không gây nguy hiểm cho mối quan hệ với Washington vì mục đích giữ gìn tình hữu nghị với Tehran.

***

Mặc dù Iran nhận thức rõ rằng Bắc Kinh cũng sẽ không hy sinh mối quan hệ với Mỹ vì mối quan hệ đối tác với Iran, nhưng họ vẫn tin Trung Quốc sẽ hỗ trợ Iran mạnh mẽ hơn Ấn Độ. Việc Trung Quốc vẫn giao thương với Iran và mua dầu Iran là bằng chứng cho điều đó. Từ góc nhìn của Iran, sự trỗi dậy của Trung Quốc khá khác biệt so với sự trỗi dậy của Ấn Độ. Sự phát triển kinh tế và quân sự của Ấn Độ đóng góp nhiều hơn vào việc giữ gìn hiện trạng quốc tế thân Mỹ, trong khi trỗi dậy của Trung Quốc được cho là để giành lấy vị thế toàn cầu của Mỹ và hướng tới sự phân phối quyền lực cân bằng toàn cầu.

Tuy nhiên, dư luận Iran không ủng hộ một mối quan hệ đối tác khăng khít với Trung Quốc. Nếu mối quan hệ Trung Quốc-Iran phát triển căn bản và nhanh chóng, Chính phủ Iran có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục người dân của mình rằng sự độc lập với phương Tây mà họ rất khó khăn mới làm được sẽ không biến thành sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Afghanistan, Iran, Ấn Độ họp bàn về giám sát việc thực hiện thỏa thuận cảng Chabahar

TGVN. Các quan chức của Afghanistan, Iran và Ấn Độ ngày 20/12 đã tổ chức họp bàn về việc giám sát việc thực hiện thỏa thuận ...

Iran hối thúc Ấn Độ tích cực hơn trong phát triển cảng Chabahar

TGVN. Phó Tổng thống thứ nhất của Iran Es’haq Jahangiri khẳng định, Tehran đã có những nỗ lực nghiêm túc để thực hiện nghĩa vụ ...

Cuộc chơi mạo hiểm của Mỹ và Iran tại Trung Đông

TGVN. Tuần báo Al-Ahram của Ai Cập vừa có bài phân tích, dự báo về những động thái và tính toán của Mỹ và Iran ...

Hồng Phúc (theo Eastasia Forum)

Đọc thêm

XSMB 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. dự đoán XSMB 29/3/2024

XSMB 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. dự đoán XSMB 29/3/2024

XSMB 29/3 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
XSMT 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024. SXMT 29/3/2024

XSMT 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024. SXMT 29/3/2024

XSMT 29/3 - xổ số hôm nay 29/3. trực tiếp xổ số miền Trung 29/3/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMN 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3

XSMN 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3

XSMN 29/3 - kết quả xổ số ngày 29 tháng 3. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xo so mien nam. SXMN ...
Dự sự kiện, Hoa hậu Đặng Thu Thảo tinh tế kết hợp đầm lụa và trang sức kim cương

Dự sự kiện, Hoa hậu Đặng Thu Thảo tinh tế kết hợp đầm lụa và trang sức kim cương

Hoa hậu Việt Nam 2012 Đặng Thu Thảo tôn dáng vẻ sang trọng với bộ trang phục màu kem, dùng trang sức xa xỉ làm điểm nhấn.
Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Diễn đàn Nhịp cầu phát triển giúp các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Hà Nội công bố 3 môn thi vào lớp 10 công lập

Hà Nội công bố 3 môn thi vào lớp 10 công lập

Chiều nay (28/3), UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024, công bố 3 môn thi ...
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga tối 22/3.
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh do thám tiếp theo, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy vụ phóng sắp xảy ra.
Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 6 cá nhân và hai tổ chức với cáo buộc chuyển tiền cho các chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Chính phủ Niger cho hay, Mỹ sẽ sớm đệ trình đề xuất rút binh lính của họ khỏi quốc gia Tây Phi này.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Phiên bản di động