Trung - Triều hội ngộ, Nga - Hàn kết nối

Chuyến công du Bắc Kinh của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và hành trình tới Moscow của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đều hướng đến việc kêu gọi ủng hộ cho tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trung trieu hoi ngo nga han ket noi Trung - Triều nhất trí thúc đẩy hợp tác chiến lược
trung trieu hoi ngo nga han ket noi Báo chí Trung Quốc khẳng định về chuyến thăm tới Bắc Kinh của ông Kim Jong-un

Cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 12/6 vừa qua đã tạo động lực cho các bên tích cực tham gia quá trình phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng. Điều này thể hiện rõ qua nhiều bước đi “có qua có lại” như cam kết đóng cửa bãi thử tên lửa của Triều Tiên, Nhật Bản sốt sắng hỗ trợ chi phí phi hạt nhân hóa cho Bình Nhưỡng và mới đây là tuyên bố hoãn tập trận chung vô thời hạn Mỹ - Hàn.

Có thể nói, diễn biến này đang tạo tiền đề nối lại đàm phán sáu bên, vốn bị gián đoạn 10 năm trước. Tuy nhiên, nó sẽ đòi hỏi sự tham dự tích cực của Trung Quốc, nước có tầm ảnh hưởng lớn ở Đông Bắc Á, cùng Nga, vẫn đang theo dõi “nhất cử nhất động” tại khu vực. Do đó, chuyến đi của hai “thuyết khách” từ bán đảo Triều Tiên được cho là nhằm tìm kiếm cái gật đầu từ lãnh đạo hai siêu cường này.

trung trieu hoi ngo nga han ket noi
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “tay bắt mặt mừng” tại Bắc Kinh ngày 19/6 (Nguồn: China Daily)

Khách cũ của Bắc Kinh

Không sai nếu nói rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên đã quen mặt với vùng đất Bắc Kinh hoa lệ, khi ông công du tới nơi này 3 lần chỉ trong 3 tháng gần đây. Song khác với hai lần trước, ông Kim quay trở lại nơi này ngày 19/6 trong tư thế hiên ngang sau thượng đỉnh Mỹ - Triều, với lịch trình cụ thể. Điều khác hiếm thấy trong chuyến thăm lần này là việc Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố thông tin chi tiết chuyến thăm ngày 20/6, ngay khi ông Kim Jong-un vẫn đang “bàn việc nước” với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong bối cảnh hiện nay, “việc nước” đó có thể không gì khác ngoài tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc về thỏa thuận phi hạt nhân hóa mà ông Kim đạt được với lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc. Phi hạt nhân hóa đang trở thành xu thế chủ đạo khó có thể đảo ngược tại Đông Bắc Á. Tuy nhiên, Trung Quốc, với tư cách đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên và vị thế mạnh mẽ trong khu vực, luôn muốn lợi ích quốc gia của mình được bảo đảm trong những thỏa thuận trên. Do đó, chuyến thăm tới Bắc Kinh của ông Kim Jong-un nhằm trấn an chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình về điều này, cam kết duy trì quan hệ láng giềng mật thiết giữa hai nước. Ông Kim cũng mong muốn hóa giải những hoài nghi của Bắc Kinh về việc Triều Tiên đang trở nên quá “thân thiện” với Mỹ. 

Nhiệm vụ khó khăn là vậy, song nhà lãnh đạo “tuổi trẻ tài cao” như ông Trump từng ca ngợi đã “đại công cáo thành”. Theo đó, lãnh đạo Trung Quốc và Triều Tiên đã nhất trí trong nhiều vấn đề được thảo luận, trong đó có tiến trình phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng. Phát biểu trong hội đàm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ca ngợi ông Kim Jong-un vì “kết quả tích cực” sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ ngày 12/6. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhấn mạnh sự phát triển lên tầm cao mới của quan hệ Trung – Triều sau chuyến công du đầu tháng Ba của ông Kim, với các thỏa thuận song phương đang được triển khai “từng thứ một”. 

Khách mới của Moscow

Hai ngày sau chuyến thăm Trung Quốc của ông Kim, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lên đường tới Moscow, nơi đang sôi động với vòng bảng World Cup 2018 đầy kịch tính. Khác với ông Kim, đây là lần đầu tiên người đứng đầu Nhà Xanh thăm chính thức xứ Bạch Dương kể từ năm 1999. Song may mắn thay, lịch sử bang giao hai nước là tương đối êm đềm và quan hệ song phương đã được nâng cấp lên đối tác hợp tác chiến lược từ năm 2008. Nga cũng là đối tác kinh tế quan trọng với Hàn Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực cung cấp nguyên vật liệu sản xuất và năng lượng. Hiện hai nước đang xem xét nối lại đường ống dẫn khí đi qua Triều Tiên của tập đoàn Gazprom.

Quan hệ tích cực này sẽ là tiền đề để Seoul thuyết phục Moscow tích cực tham gia giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Nhiều cam kết từ các bên đã được đưa ra, song tiến trình hành động sẽ gặp phải không ít chông gai nếu không có sự can dự tích cực của Moscow.

Về mặt địa lý, Nga có chung đường biên giới dài 18km với Triều Tiên, do đó mọi diễn biến tại quốc gia Đông Bắc Á đều ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh quốc gia của Nga. Thêm vào đó, bản thân Kremlin cũng từng mong muốn có một vai trò lớn hơn trong diễn biến trên bán đảo Triều Tiên, tạo đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ. Khi tiếp Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên Kim Yong-nam ngày 14/6, ông Putin cho biết sẽ duy trì quan hệ tốt đẹp với Bình Nhưỡng. Do đó, cuộc gặp với vị khách Hàn Quốc sẽ là cơ hội tốt để ông chủ Điện Kremlin tiếp tục tối ưu hóa lợi ích chính trị và kinh tế của Moscow tại Đông Bắc Á.

Trong bối cảnh như vậy, chẳng khó để ông Moon Jae-in có thể trở về Seoul với cam kết của ông Putin về sự tham dự của Nga vào vấn đề Triều Tiên. Tuyển Hàn Quốc có thể gặp khó khăn tại xứ Bạch Dương, xong ông chủ Nhà Xanh thì không, nhất là khi triển vọng về một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân, hòa bình ổn định đang gần hơn bao giờ hết.

trung trieu hoi ngo nga han ket noi Quan hệ Trung - Triều “tăng nhiệt”

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này sẽ cấm nhập khẩu toàn bộ than đá từ CHDCND Triều Tiên, bắt đầu từ ngày ...

trung trieu hoi ngo nga han ket noi Nga – Hàn nhất trí hợp tác trong vấn đề Triều Tiên

Theo Yonhap ngày 14/6, trong khuôn khổ chuyến thăm Nga, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung Sae đã có buổi hội đàm với người đồng ...

trung trieu hoi ngo nga han ket noi Nga - Hàn thảo luận về dự án vận chuyển than qua Triều Tiên

Ngày 23/3, Đại sứ Nga tại Hàn Quốc Alexander Timonin đã có cuộc gặp với Thứ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Hwang Boo-gi để ...

Minh Quân

Xem nhiều

Đọc thêm

Kỳ bí chiếc mặt nạ cổ 600 năm tuổi của thần lửa Aztec

Kỳ bí chiếc mặt nạ cổ 600 năm tuổi của thần lửa Aztec

Chiếc mặt nạ Xiuhtecuhtli là một trong những cổ vật màu ngọc lam mà nhà chinh phục người Tây Ban Nha Hernán Cortés đã lấy từ Đế chế Aztec.
Chú hổ bộ lông đột biến màu vàng hút khách, trở thành hiện tượng trên mạng xã hội

Chú hổ bộ lông đột biến màu vàng hút khách, trở thành hiện tượng trên mạng xã hội

Một con hổ vàng 3 tuổi tại Thái Lan đã trở thành hiện tượng mạng xã hội, thu hút 34.000 lượt thích và 24.000 lượt chia sẻ chỉ trong hai ...
Chuyên gia Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm tích hợp giữa văn hóa và công nghệ

Chuyên gia Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm tích hợp giữa văn hóa và công nghệ

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm 'Thực tiễn đổi mới thông qua sự tích hợp giữa văn hóa và công nghệ tại ...
Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại 'Thủ đô gió ngàn'

Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại 'Thủ đô gió ngàn'

Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa nằm ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, là một trong những địa điểm quan trọng nhất của lịch sử cách mạng ...
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Agribank triển khai chương trình khuyến mại hấp dẫn 'Mở Tài khoản Plus - Đón Vạn Đặc Quyền' với tổng giá trị giải thưởng lên tới 16,2 tỷ đồng.
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO đang bắt đầu thảo luận về việc thực hiện các cuộc tấn công phòng ngừa vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí có độ chính xác cao nếu xảy ra xung đột.
Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Dù Thủ tướng Israel đã tạm thời chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon, song vẫn còn nhiều điểm bất đồng cần được thảo luận tiếp.
Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động