Nhỏ Bình thường Lớn

Truyện trinh thám Pháp-Việt qua góc nhìn của các nhà văn nổi danh

Ngày 25/10, Viện Pháp tại Việt Nam, Thư viện Quốc gia Việt Nam và Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam sẽ tổ chức tọa đàm 'Trinh thám Pháp và Việt qua góc nhìn của các nhà văn nổi danh'.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của diễn giả là nhà văn Michel Bussi, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery và nhà văn Di Li.

Truyện trinh thám Pháp-Việt qua góc nhìn của các nhà văn nổi danh

Sự kiện sẽ diễn ra lúc 15h00 ngày 25/10 tại Phòng Hội thảo, Thư viện Quốc gia Việt Nam (31 Tràng Thi, Hà Nội). Chương trình được dịch song song Pháp-Việt và được livestream trên trang Facebook của Viện Pháp và Nhã nam. (Nguồn: BTC)

Michel Bussi là giáo sư địa lý, nhà chính trị học đồng thời lại là một nhà văn trinh thám nổi tiếng giành được hơn 15 giải thưởng văn học lớn. Ông còn là một trong 4 tác giả người Pháp được đón đọc nhiều nhất trong năm 2011 tại Pháp.

Với các tác phẩm được dịch sang 37 quốc gia và chuyển thể thành phim truyền hình, Michel Bussi được mệnh danh là "ông hoàng trinh thám Pháp" với phong cách viết lắt léo, bất ngờ và tài tình.

Theo tờ Le Figaro, ông là một trong năm nhà văn Pháp có sách bán chạy nhất năm 2021 tại nước này. Các tác phẩm của ông cũng xuất bản tại Việt Nam, gồm: Xin đừng buông tay, Hoa súng đen, Mẹ đã sai rồi, Vết khắc hằn trên cát, Kho báu bị nguyền rủa.

Ông Nicolas Warnery giữ chức vụ Đại sứ Pháp tại Việt Nam. Ông là người rất yêu thích văn học trinh thám và là tác giả của cuốn tiểu thuyết trinh thám Epitaphe pour un traître (tạm dịch Văn bia cho kẻ phản bội) và tuyển tập truyện ngắn La nuit du hussard (tạm dịch Đêm của kỵ binh), viết về thế giới tình báo và những hoạt động bí mật.

Nhà văn Di Li tên thật là Nguyễn Diệu Linh. Từ 2000 đến nay, bà là giảng viên tại nhiều trường đại học, là chuyên viên tư vấn quảng cáo và PR, MC, viết văn, viết báo và dịch thuật. Bà có hơn 30 đầu sách được xuất bản với nhiều thể loại. Hai cuốn tiểu thuyết trinh thám Trại Hoa ĐỏCâu lạc bộ số 7 đã được chuyển thể thành phim truyền hình và phát sóng trên K+.

Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, các diễn giả sẽ trao đổi về nền văn học trinh thám của hai quốc gia, sự tương đồng và khác biệt, cơ hội và thách thức…

Buổi tọa đàm đồng thời là dịp ra mắt bản dịch tiếng Việt cho cuốn sách mới nhất của Michel Bussi mang tên Mã 612: Ai đã giết Hoàng tử Bé?

Trong biết bao cuốn sách là nguồn cảm hứng cho tác giả, Hoàng tử bé với thế giới đậm chất thơ cùng thông điệp đầy tính nhân văn đã tưới tắm trí tưởng tượng của nhà văn ngay từ thuở đầu viết sách.

Để tỏ lòng tri ân, Michel Bussi đã cho ra mắt tác phẩm mới này nhằm kỷ niệm 75 năm ngày Hoàng tử bé ra đời. Đây sẽ là một cuốn sách không thể bỏ qua với những ai yêu mến câu chuyện và tác giả của nó, cùng phong cách đặc trưng của ông.

Tổng thư ký Liên hợp quốc thăm các địa danh văn hóa, lịch sử biểu tượng của Hà Nội

Tổng thư ký Liên hợp quốc thăm các địa danh văn hóa, lịch sử biểu tượng của Hà Nội

Việc Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres thăm các địa điểm biểu tượng văn hóa, giáo dục của Thủ đô Hà Nội - ...

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh nhà văn Vũ Trọng Phụng

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh nhà văn Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20/10/1912, là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ XX, được mệnh danh là "ông ...

Chuyên gia khởi nghiệp Mỹ giải mã bí mật về Thung lũng Silicon

Chuyên gia khởi nghiệp Mỹ giải mã bí mật về Thung lũng Silicon

'Giải mã bí ẩn Thung lung Silicon' được xem là cuốn cẩm nang không thể thiếu cho những nhà khởi nghiệp tương lai. Cuốn sách ...

Cuốn sách bật mí bí quyết 'làm tốt hơn với nguồn lực ít hơn'

Cuốn sách bật mí bí quyết 'làm tốt hơn với nguồn lực ít hơn'

Frugal Innovation - Làm tốt hơn với nguồn lực ít hơn là cuốn sách đặc biệt dành cho những nhà lãnh đạo muốn tiếp cận ...