TS. Giáp Văn Dương: 'Nhiều ngoại ngữ song hành chỉ có lợi chứ không có hại'

Nguyệt Anh
TGVN. TS. Giáp Văn Dương (Chủ tịch Hội đồng giáo dục của Trường Tiểu học Times School) nhận định, nhiều ngoại ngữ song hành chỉ có lợi chứ không có hại. Vấn đề làm sao để đảm bảo việc dạy các ngoại ngữ đó đáp ứng nhu cầu thực, nếu không sẽ rơi vào hình thức và lãng phí…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TS. Giáp Văn Dương: 'Học ngoại ngữ song hành chỉ có lợi'
TS. Giáp Văn Dương cho rằng, nhiều ngoại ngữ chỉ có lợi chứ không có hại, quan trọng là đảm bảo việc dạy các ngoại ngữ đó đáp ứng nhu cầu thực, tránh rơi vào lãng phí.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ‘cân não’ giáo viên

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ‘cân não’ giáo viên

TGVN. Giáo viên tưởng thở phào nhẹ nhõm, mừng như 'bắt được vàng' khi 2 chứng chỉ tin học và ngoại ngữ được xóa bỏ ...

Nhiều người vẫn thắc mắc vì sao tiếng Hàn, tiếng Đức trở thành ngoại ngữ 1 bên cạnh tiếng Anh và một số tiếng khác và vì sao Bộ GD&ĐT lại chọn 2 ngôn ngữ này. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Theo tôi, việc tiếng Hàn và tiếng Đức trở thành môn ngoại ngữ 1 trước hết là do thỏa thuận khung giữa Việt Nam với Hàn Quốc và Đức trước đó về việc triển khai dạy các thứ tiếng này ở trường phổ thông. Đã thỏa thuận thì cần thực hiện, đó là lẽ thường tình. Điều này, xét về đại thể, chỉ có lợi chứ không có hại gì.

Cũng như món ăn, có nhiều lựa chọn bao giờ cũng tốt hơn chỉ có một. Danh sách cách môn ngoại ngữ 1 cho đến giờ gồm 5 môn: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, nay có thêm hai môn mới là Tiếng Hàn và Tiếng Đức thực tế không có thay đổi đáng kể.

Vì lẽ đó, dư luận phản đối không nằm ở việc đưa thêm hai môn học này vào danh sách các môn ngoại ngữ 1. Vấn đề nằm ở khâu truyền thông chưa được rõ, làm cho phụ huynh hiểu nhầm từ nay học sinh bắt buộc phải học hai môn học này lớp 3.

Trên thực tế, học sinh không bắt buộc phải học hai thứ tiếng mới bổ sung này, mà phải học một trong số 7 ngoại ngữ đã nêu trên như môn học ngoại ngữ 1, có tính chất bắt buộc. Tùy theo nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường về giáo viên và cơ sở vật chất để môn học nào sẽ được lựa chọn.

Hiện hầu hết học sinh và các trường chọn học tiếng Anh làm ngoại ngữ 1. Nhưng nếu ở các vùng miền có nhu cầu thực sự về tiếng Hàn, tiếng Đức, cụ thể ở những nơi có đầu tư nước ngoài lớn của hai nước này, hẳn việc học sinh chọn tiếng Hàn hay tiếng Đức làm ngoại ngữ 1 là hợp lý.

Vấn đề là để học sinh được quyền chọn học thứ tiếng nào làm ngoại ngữ 1, chứ không phải là bắt học, đồng thời đảm bảo việc học này được liên thông cho tất cả các bậc học.

Vậy theo ông, học sinh sẽ học ngoại ngữ 1 ra sao? Khi chọn tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 từ cấp học nhỏ thì các em sẽ tiếp tục học lên cao như thế nào, có rào cản gì không?

Học sinh sẽ học ngoại ngữ 1 theo chương trình được Bộ GD&ĐT ban hành, hoặc chương trình bên ngoài nếu được thẩm định và cấp phép. Việc học các môn này, về thời lượng và chương trình sẽ tương tự như việc học môn tiếng Anh, vì cả hai đều là ngoại ngữ 1.

Tuy nhiên, khác với tiếng Anh là một môn học phổ biến, nên khi học sinh chuyển cấp, chuyển trường, gần như mặc định trường học mới sẽ dạy tiếng Anh như môn ngoại ngữ 1. Vì thế, việc học được liên thông. Còn với các thứ tiếng khác như tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Đức, việc này khó khơn rất nhiều. Lý do rất ít trường dạy các môn này như môn ngoại ngữ 1, chủ yếu do thiếu giáo viên và nhu cầu sử dụng thực tế hiện còn rất nhỏ.

Theo Bộ GD&ĐT, việc quyết định thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 xuất phát từ nhu cầu thực tế, để học sinh lựa chọn theo yêu cầu. Theo ông, điều này có đồng nghĩa với việc giúp giảm áp lực cho học sinh như kỳ vọng?

Tôi nghĩ không giảm áp lực bởi thời lượng của các môn ngoại ngữ 1 như nhau. Chưa kể, do có trải nghiệm trực tiếp học các thứ tiếng này, tôi thấy trong số 7 thứ tiếng được chọn làm ngoại ngữ 1, tiếng Anh dễ học hơn cả. Vì thế, không thể cho rằng, khi học sinh chọn học các thứ tiếng này sẽ được giảm áp lực.

Với học sinh, chọn học ngoại ngữ nào trước hết do nhu cầu sử dụng thực tế. Nếu ở địa phương của em có đầu tư lớn từ Hàn Quốc và có nhu cầu sử dụng tiếng Hàn, bởi Hàn Quốc hiện là quốc gia đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam có thể chọn học tiếng Hàn. Còn các em có thể chọn học tiếng Đức nếu có ý định sau này sẽ đi du học Đức.

Vấn đề còn lại chỉ là tổ chức giảng dạy sao cho hiệu quả, tránh tình trạng người/khu vực có nhu cầu lại không được học, còn người/khu vực không có nhu cầu thì ép phải học, đồng thời đảm bảo sự liên thông về chương trình cho các học sinh đã chọn học các ngoại ngữ này.

Nói đúng hơn, hãy để học sinh chọn học theo nhu cầu thực, không nên bắt học do cơ cấu, bởi đây là các thứ tiếng ít phổ biến. Nếu bắt ép các em học thay vì nhu cầu thực sẽ bất lợi và thiệt thòi cho các em.

Đức là nước có tầm ảnh hưởng lớn ở khối EU; Hàn Quốc cũng là một quốc gia đang có nền kinh tế phát triển mạnh ở châu Á. Việc đưa tiếng Hàn, tiếng Đức vào dạy trong trường phổ thông có phải tăng thêm cơ hội, là một lợi thế cho nhiều bạn trẻ sau này?

Trong một xã hội gần như phần lớn mọi người đều học tiếng Anh thì việc biết thêm một ngôn ngữ nữa, đặc biệt là một ngôn ngữ của các nước châu Á, đó sẽ là một lợi thế rất đáng kể.

Nói chung, biết hai thứ tiếng thì vẫn tốt hơn là một thứ tiếng. Đặc biệt, biết tiếng Anh và một thứ tiếng khác ở châu Á sẽ rất tốt, bởi sự “trỗi dậy” của châu Á và sự gần gũi về văn hóa của các nước trong khu vực.

Ngoài ra, với điều kiện hiện nay của xã hội, nếu người nào đã thạo một thứ tiếng ngoài tiếng Anh, trước sau gì cũng sẽ thạo cả tiếng Anh nữa. Những người như thế sẽ có lợi thế lớn hơn nhiều trong công việc so với việc chỉ biết một thứ tiếng, dù phổ biến như tiếng Anh.

Ngoài ra, Việt Nam đang có các hoạt động giao lưu văn hóa và hợp tác kinh tế mạnh mẽ với các nước ngoài khối nói tiếng Anh, Hàn Quốc và Đức là hai ví dụ điển hình. Hàn Quốc hiện là nước có mức đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam. Còn Đức là nước có nền khoa học, giáo dục và triết học rất phát triển, cũng lại là đầu tàu kinh tế của châu Âu.

Nếu chúng ta có một nhóm nhỏ những người thạo hai thứ tiếng này để làm cầu nối sẽ rất có lợi, cả về văn hóa, kinh tế, trong quá trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

Nói cách khác, khi nhiều ngoại ngữ song hành chỉ có lợi chứ không có hại. Vấn đề làm sao đảm bảo để việc dạy các ngoại ngữ đó phải đáp ứng nhu cầu thực, nếu không sẽ rơi vào hình thức và lãng phí.

Xin cảm ơn TS!

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ‘cân não’ giáo viên
Học sinh tát cô giáo: Kỷ luật ‘ngọt ngào’ sao đủ sức răn đe?
Giáo dục mùa Covid-19: Cả thầy lẫn trò phải thay đổi để thích ứng
Đi học kỹ năng sống nhưng cha mẹ sợ con bị hành hạ khi tự dọn dẹp bát đĩa của chính mình
PGS.TS Trần Thành Nam: Cần cái nhìn mở hơn với bài tập về nhà để trẻ không 'ngộp thở' ngày Tết
Nguyệt Anh (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

Hãng xe Trung Quốc MG dự kiến sẽ trình làng một mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ hoàn toàn mới mang tên MG QS vào cuối năm 2025.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số AFC Bournemouth vs Brighton tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Xem tử vi 23/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 23/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động