TS. Nguyễn Quốc Việt: Kinh tế Việt Nam sẵn sàng cất cánh

Linh Chi
Trong thời gian còn lại của năm 2022, nhiều “trợ thủ” sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định như vậy khi chia sẻ với TG&VN về vấn đề phục hồi kinh tế Việt Nam năm 2022.

TS. Nguyễn Quốc Việt: Kinh tế Việt Nam sẵn sàng cất cánh
TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Sau một năm đầy khó khăn do đại dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục. Ông đánh giá thế nào về tăng trưởng kinh tế 4 tháng đầu năm 2022?

Mặc dù số ca nhiễm mới tăng mạnh ở hầu hết các tỉnh/thành, nhưng với tỷ lệ bao phủ vaccine tiếp tục tăng cao cùng với các biện pháp linh hoạt để thích ứng an toàn với dịch bệnh, Việt Nam kiểm soát tương đối tốt tình hình.

Với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế để không “lỡ nhịp” với đà phục hồi của kinh tế thế giới, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành Chương trình phục hồi kinh tế 2022-2023 và một số chính sách đã được thực thi ngay trong quý I/2022.

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn đang kiểm soát tương đối tốt vấn đề lạm phát mặc dù có dấu hiệu và áp lực gia tăng chi phí sản xuất do lạm phát toàn cầu và giả cả nguyên, nhiên vật liệu thế giới tăng mạnh. Đồng thời, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, mở cửa dần nền kinh tế, giữ ổn định kinh tế vĩ mô… đã giúp nền kinh tế đạt được một số kết quả tích cực trong 4 tháng đầu năm 2022.

GDP quý I/2022 đạt mức tăng trưởng khá 5,03%, so với mức tăng 4,72% của quý I/2021 và 3,68% của quý I/2020. Công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế, tiếp tục khởi sắc với mức tăng trưởng 7,79%. Một số ngành công nghiệp tăng trưởng rất tốt nhờ thị trường quốc tế phục hồi.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2022, sản xuất công nghiệp ước tính tăng 2% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.

4 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 0,89% của 4 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 4 tháng đầu năm 2017-2020; lạm phát cơ bản tăng 0,97%.

Đáng chú ý, khu vực dịch vụ đã có cải thiện đáng kể cùng với việc thực thi một số chính sách mới. Nhiều hoạt động dịch vụ bắt đầu tăng nhanh trở lại. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt gần 192,4 nghìn lượt người, tăng 184,7% so với cùng kỳ 2021.

Đặc biệt, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn là điểm sáng trong khu vực bất chấp những rủi ro đang hiện hữu trên toàn cầu. Với nhiều cam kết mới và mở rộng đầu tư cho thấy niềm tin của giới đầu tư nước ngoài vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ, cũng như môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Song song với đó, đầu tư công thực hiện vai trò kích thích kinh tế, bắt đầu gia tăng trong bối cảnh Chính phủ và các cơ quan quản lý nỗ lực thúc đẩy thực hiện nhiều dự án đầu tư công. Số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng rất cao, đặc biệt là trong khu vực dịch vụ - vốn trước đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2021; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 60,6% và số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể giảm 17,5%.

Ngoài ra, thị trường lao động trong xu hướng phục hồi. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông, đâu là lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022?

Trong thời gian còn lại của năm 2022, nhiều “trợ thủ” sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Thứ nhất, chính sách mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là sự mở cửa hoàn toàn từ 15/3/2021 là điều kiện cơ sở cho quá trình phục hồi; tỷ lệ tiêm chủng cao cho phép chính phủ gỡ bỏ các biện pháp kiềm chế đại dịch nghiêm ngặt, gây gián đoạn.

Thứ hai, sự phục hồi của thị trường lao động là điều kiện quan trọng cho phục hồi sản xuất, đặc biệt là tại các trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn nhất cả nước - nơi vốn bị tổn hại nặng nề và thiếu hụt lao động nghiêm trọng sau làn sóng dịch thứ 4 trong năm 2021.

Thị trường lao động phục hồi và các biện pháp kích cầu khác sẽ thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp ở mức 9,5% vào năm 2022 theo dự báo, đóng góp 3,6 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP.

Thứ ba, cộng hưởng với tác động của Chương trình phục hồi kinh tế, các gói kích cầu nhằm hỗ trợ phục hồi tăng trưởng sẽ như một “cú huých” tới tăng trưởng kinh tế thời gian tới.

Thứ tư, khu vực ngoại thương (xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài) vẫn được kì vọng tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2022.

Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ lĩnh vực xuất khẩu nhờ vào việc thực hiện các hiệp định thương mại quan trọng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn duy trì tăng trưởng cao và dòng chảy du lịch đang dần nối lại từ năm 2022.

Thứ năm, xu hướng phục hồi của cầu trong nước cũng là lực đẩy cho nền kinh tế năm 2022.

TS. Nguyễn Quốc Việt: Kinh tế Việt Nam sẵn sàng cất cánh
Quá trình phục hồi của kinh tế Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với một số rủi ro, trở ngại. (Ảnh: Trần Quỳnh/Vnxpress)

Rủi ro, trở ngại chính đối với quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế là gì, thưa ông?

Theo quan điểm của tôi, quá trình phục hồi của kinh tế Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với một số rủi ro, trở ngại chính. Cụ thể như: Các rủi ro từ đại dịch, nguy cơ xuất hiện biến chủng mới, mặc dù những diễn biến gần đây cho thấy sự cải thiện trong kiểm soát dịch bệnh toàn cầu; Áp lực lạm phát và chi phí sản xuất đang tăng lên rất mạnh; Rủi ro từ xung đột Nga-Ukraine.

Mặc dù các tác động trực tiếp không quá lớn do quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa hai quốc gia này với Việt Nam khá nhỏ, nhưng các tác động gián tiếp là tương đối lớn.

Không chỉ thế, sự chậm lại của kinh tế toàn cầu và các nền kinh tế kinh tế đối tác quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc trong bối cảnh nước này vẫn tiếp tục chính sách “Zero Covid” với các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt.

Song song với đó, sự lệch pha trong chính sách kích thích kinh tế của Việt Nam so với xu hướng chung toàn cầu có thể làm giảm hiệu quả tác động của các chính sách kích thích kinh tế mà Việt Nam đang kì vọng.

Quá trình phục hồi kinh tế còn gặp phải các rủi ro liên quan đến sự kém hiệu quả trong thực thi các chính sách kích thích kinh tế. Sự thiếu nhất quán trong việc áp dụng các chính sách hoặc hoạt động điều hành kinh tế có thể gây nản lòng doanh nghiệp và mất niềm tin của các nhà đầu tư.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn là điểm sáng trong khu vực bất chấp những rủi ro đang hiện hữu trên toàn cầu. Với nhiều cam kết mới và mở rộng đầu tư cho thấy niềm tin của giới đầu tư nước ngoài vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ, cũng như môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Ngoài ra, ở thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn có những lúng túng nhất định trong việc triển khai các gói kích thích phục hồi kinh tế.

Vậy Việt Nam cần lưu ý điều gì để tiếp đà phục hồi kinh tế trong năm 2022?

Tôi nhận thấy, Việt Nam cần đặc biệt chú ý về nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài. Lạm phát thấp hiện nay ở trong nước một phần vì cầu tiêu dùng thấp. Lạm phát do chi phí đẩy cần sớm được đánh giá chính thức của Chính phủ, nhất là khả năng lạm phát trong các quý tiếp trong năm 2022, do ảnh hưởng của chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nhập khẩu tới lạm phát để có biện pháp kiểm soát giúp hạn chế tác động tiêu cực tới người tiêu dùng trong nước.

Đồng thời, cần nghiên cứu kịch bản tiếp tục giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối phó trường hợp giá xăng dầu khi giá thế giới biến động lớn, cũng như hoãn/giãn việc tăng các sắc thuế/phí nhằm bình ổn giá các mặt hàng tiêu dùng khác.

Nhìn chung, áp lực lạm phát thời gian tới chủ yếu đến từ phía cung, lạm phát chi phí đẩy, do thiếu hụt nguồn cung trong khi nhu cầu tăng mạnh cùng với sự phục hồi của nền kinh tế và đứt gãy chuỗi cung ứng khiến chi phí đầu vào tăng cao.

Do đó, cần kiểm soát tốt nguồn cung, chuỗi cung ứng vật tư, nhiên liệu sản xuất kể cả hàng hóa tiêu dùng giữa các vùng, giữa các địa phương với nhau, không để đứt gãy, đặc biệt, không để đứt gãy chuỗi cung ứng của thế giới với Việt Nam. Đây là một trong những thách thức rất lớn với Việt Nam khi cước vận tải biển tăng đột biến từ năm 2021, giá container tăng cao, thậm chí không có hãng tàu biển để thuê, khiến doanh nghiệp khốn khổ.

Dự kiến, trong thời gian tới, nhập khẩu đầu vào sẽ khó khăn hơn, do giá nhập khẩu và chi phí thương mại vẫn đang tăng. Do vậy, chúng ta cần hỗ trợ doanh nghiệp trong khơi thông nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu. Tháo gỡ những vướng mắc về logistics, giảm thiểu tình trạng ách tắc ở biên giới do công tác phòng dịch.

Bên cạnh đó, cần tập trung vào xây dựng các thể chế và chính sách hỗ trợ thúc đẩy đầu tư và liên kết đầu tư giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.

Không giống như năm 2020, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã sụt giảm và quy mô dự án cũng nhỏ hơn cho thấy một ngụ ý khá quan trọng, đó là trong bối cảnh Covid-19 hiện nay, Việt Nam khó tận dụng được xu hướng dịch chuyển chuỗi. Theo tôi, vấn đề không nằm ở cơ hội bên ngoài, mà là nội lực bên trong. Cải thiện năng lực nội tại, nhất là mặt bằng và lao động kỹ năng cần được đặc biệt chú ý trong thời gian tới.

Song song với đó, cần quyết liệt và nhanh hơn các gói kích thích kinh tế đã được thông qua trong Nghị quyết 11, bên cạnh gói đầu tư cơ sở hạ tầng thì các gói cho vay hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ xây nhà ở xã hội cho người lao động, các biện pháp miễn giảm thuế/phí cho nhóm đối tượng cụ thể, cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Tiếp tục có những cải cách đột phá về thể chế nhằm thúc đẩy hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh bình đẳng, tiến tới nền kinh tế thị trường đầy đủ, tự do cũng là yếu tố chúng ta cần chú trọng.

Việt Nam cần cải cách thể chế và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phục hồi tăng trưởng của thành phần kinh tế tư nhân trong nước, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và đặc biệt là quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mô hình kinh doanh mới, sáng tạo, dựa trên ứng dụng nền tảng số và không gian số.

Xin cảm ơn ông!

Kinh tế Việt Nam 2022: Lạc quan trong thận trọng

Kinh tế Việt Nam 2022: Lạc quan trong thận trọng

Sự lạc quan về sức sống, sự phục hồi và triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam không phải là cảm tính mà ...

Tác động kinh tế từ xung đột Nga-Ukraine

Tác động kinh tế từ xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine sẽ tạo nên một số ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống kinh tế mỗi quốc gia và toàn ...

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 1/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 1/2025

Bảng giá xe hãng Suzuki của các dòng như Ertiga 2021, Ciaz 2021, Swift 2021, XL7 2021, Ertiga 2022, XL7 2022, XL7 2024 và Jimny 2024 sẽ được cập nhật ...
Hyundai Creta 2025 tiếp tục lộ diện tại Indonesia

Hyundai Creta 2025 tiếp tục lộ diện tại Indonesia

Hyundai Creta 2025 đã bị bắt gặp khi đang vận chuyển ở Indonesia, đáng chú ý xe không được che chắn hay ngụy trang kỹ như trước.
Cập nhật bảng giá xe hãng Toyota mới nhất tháng 1/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Toyota mới nhất tháng 1/2025

Bảng giá xe hãng Toyota của các dòng Yaris 2021, Land Prado 2021, Hilux 2021, Alphard 2021, Granvia 2021, Raize 2021, Innova 2021, Corolla Altis 2021, Fortuner 2021, Rush 2021, ...
Uống cà phê và trà mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Uống cà phê và trà mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Một nghiên cứu mới cho biết, việc tiêu thụ hai loại đồ uống này có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc ung thư đầu và cổ.
Top 10 người giàu nhất thế giới năm 2024: CEO Tesla Elon Musk kiếm được nhiều nhất

Top 10 người giàu nhất thế giới năm 2024: CEO Tesla Elon Musk kiếm được nhiều nhất

10 người giàu nhất thế giới, đứng đầu là Elon Musk, đã bổ sung hơn 500 tỷ USD vào tổng tài sản của họ trong năm ngoái.
Nhận định trận đấu Crystal Palace vs Chelsea: The Blues trở lại đường đua

Nhận định trận đấu Crystal Palace vs Chelsea: The Blues trở lại đường đua

Nhận định trận đấu Crystal Palace vs Chelsea tại vòng 20 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 4/1.
Gã khổng lồ xe điện Mỹ lập kỷ lục doanh số bán xe tại Trung Quốc

Gã khổng lồ xe điện Mỹ lập kỷ lục doanh số bán xe tại Trung Quốc

Tesla của Mỹ vừa cho biết, doanh số bán xe tại Trung Quốc của hãng đã tăng 8,8% lên 657.000 xe trong năm 2024 và là mức cao kỷ lục.
Giá vàng hôm nay 4/1/2025: Giá vàng thế giới 'quay xe', trong nước đồng loạt đi lên, nhu cầu vàng 'hồi sinh' mạnh mẽ tại Trung Quốc

Giá vàng hôm nay 4/1/2025: Giá vàng thế giới 'quay xe', trong nước đồng loạt đi lên, nhu cầu vàng 'hồi sinh' mạnh mẽ tại Trung Quốc

Giá vàng hôm nay 4/1/2025: Giá vàng thế giới 'quay xe', trong nước đồng loạt đi lên, nhu cầu vàng 'hồi sinh' mạnh mẽ tại Trung Quốc
Nga vượt Mỹ, đoạt ngôi vị ở châu Âu; Thổ Nhĩ Kỳ trở thành 'người chiến thắng' bất ngờ ở thị trường khí đốt

Nga vượt Mỹ, đoạt ngôi vị ở châu Âu; Thổ Nhĩ Kỳ trở thành 'người chiến thắng' bất ngờ ở thị trường khí đốt

Nga đã tăng lượng khí đốt xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) lên 54,45 tỷ mét khối vào năm 2024.
Ông Trump trở lại Nhà Trắng, kinh tế Mỹ đi ngược chiều thế giới, có rất nhiều lý do để lạc quan

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, kinh tế Mỹ đi ngược chiều thế giới, có rất nhiều lý do để lạc quan

Nhờ người tiêu dùng không ngừng chi tiêu, quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ sau đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn ra vào năm 2024.
Lo ngại căng thẳng thương mại tới gần, Trung Quốc giảm sản xuất trong tháng 12

Lo ngại căng thẳng thương mại tới gần, Trung Quốc giảm sản xuất trong tháng 12

Kết quả khảo sát khu vực tư nhân cho thấy ngành sản xuất Trung Quốc tăng trưởng chậm trong tháng 12/2024.
Một sự kiện lịch sử mới diễn ra ở châu Âu, Nga-Ukraine buông tay 'mối tình' 5 năm, EU vẫn ổn nhờ điều này

Một sự kiện lịch sử mới diễn ra ở châu Âu, Nga-Ukraine buông tay 'mối tình' 5 năm, EU vẫn ổn nhờ điều này

Ukraine đã dừng trung chuyển khí đốt của Nga cho một số nước châu Âu vào ngày đầu năm 2025.
Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Giá chung cư vượt xa giá trị thực, giao dịch vượt nhà phố, căn hộ trung tâm Hà Nội sẽ có lợi nhuận tốt nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Giá nhà đất khó giảm, chuyên gia dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, phát triển nhà ở xã hội trong cả nước thời gian tới sẽ bứt phá...
Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư, chung cư phía Nam 'âm thầm' tăng giá… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1 ghi nhận đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày đầu tiên của năm 2025.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1 ghi nhận USD tiếp tục duy trì đà tăng trước đó.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025: USD chiếm ưu thế nhờ Fed, Yen Nhật thua lỗ lớn nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025: USD chiếm ưu thế nhờ Fed, Yen Nhật thua lỗ lớn nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025 ghi nhận đồng USD đạt mức cao nhất trong hai năm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 12%, khối ngoại bán ròng kỷ lục, phiên cuối năm 'đỏ rực'

Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 12%, khối ngoại bán ròng kỷ lục, phiên cuối năm 'đỏ rực'

Tính cả năm 2024, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng hơn 12%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12: USD 'tạo sóng', Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12: USD 'tạo sóng', Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng 11,4% so với đồng Yen Nhật trong năm nay.
Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc: Phấn đấu trở thành tổ chức tài chính vững mạnh, chuyên nghiệp, tin cậy

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc: Phấn đấu trở thành tổ chức tài chính vững mạnh, chuyên nghiệp, tin cậy

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng phát triển lớn mạnh, trở thành một trong những kênh hỗ trợ tài chính quan trọng.
Phiên bản di động