TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Để công nghệ trí tuệ nhân tạo chỉ là công cụ phục vụ loài người…

TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
TS. Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là xây dựng một khuôn khổ pháp luật quốc tế về công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), để AI vẫn chỉ là công cụ phục vụ loài người…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Để AI chỉ là công cụ phục vụ loài người…
TS. Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, điều quan trọng là làm sao để công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) chỉ là công cụ phục vụ loài người…

Singularity là thuật ngữ thường được dùng trong toán học, vật lý và khoa học máy tính. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ điểm cực cùng khi một sự vật biến đổi sâu sắc và không thể đảo ngược, làm thay đổi cơ bản cách hiểu và sự trải nghiệm về sự vật đó.

Thuật ngữ singularity đang được nói đến nhiều nhất hiện nay là singularity về AI. Ở đây, singularity được hiểu là điểm cực cùng dẫn đến một tương lai khi AI vượt qua trí tuệ của con người và có thể tự hoàn thiện mình liên tục. Bắt đầu từ thời điểm này, sự tiến hóa theo cấp số nhân về trí tuệ của AI sẽ làm biến đổi một cách nhanh chóng, cơ bản và triệt để xã hội loài người.

Trong tiếng Việt, singularity có thể được dịch là “điểm cực cùng”. Tuy nhiên, cũng như thuật ngữ internet, giữ nguyên thuật ngữ singularity sẽ là phù hợp hơn cả.

Ý tưởng về singularity của AI được nhà toán học Vernor Vinge đưa ra vào những năm 1980 và được phát triển, cũng như tranh luận bởi nhiều nhà khoa học danh tiếng. Một số nhà khoa học cho rằng, singularity là cơ hội mang tính huyền thoại cho xã hội loài người. Một số khác lại cho khẳng định singularity là mối đe dọa đối với sự tồn tại của xã hội loài người, khi siêu trí tuệ của AI vận hành bên ngoài sự hiểu biết và quản lý của con người.

Singularity sẽ là sự khởi đầu của một cuộc cách mạng vĩ đại nhất về khoa học, công nghệ, làm thay đổi một cách căn bản và triệt để mọi mặt đời sống của xã hội loài người. Khi đạt được singularity, AI có thể tạo ra những thay đổi đáng kinh ngạc cho xã hội loài người.

Mọi hoạt động sản xuất-kinh doanh, tài chính-ngân hàng đều được tự động hóa. Các người máy thông minh (robot) có khả năng tự học, tự thực hiện nhiệm vụ và quản lý chính chúng và thậm chí điều kiển tự động máy bay, xe, tàu không người lái… Hàng hóa, dịch vụ có thể được tạo ra vô tận, đáp ứng mọi nhu cầu của con người.

Tuy nhiên, những tác động không mong muốn cũng hoàn toàn có thể xảy ra. Đó là nguy cơ thất nghiệp.

Theo dự báo của các nhà khoa học, trong vài ba năm tới, 3,5 triệu lái xe tải đường dài ở Mỹ hoàn toàn có thể mất việc làm, vì AI sẽ lái những chiếc xe này một cách an toàn và hiệu quả hơn nhiều. Sau các lái xe tải, sẽ là những người làm việc trong các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, các nhân viên nhà hàng, nhà báo, luật sư…

Sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội và khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng có thể xảy ra. Đó là chưa nói tới những thay đổi đột biến về văn hóa và giá trị mà ở thời điểm hiện nay nhân loại vẫn chưa hình dung hết được.

Sau cùng là rủi ro, khi AI đạt được tự nhận thức, thì loài người có còn là đối tượng phục vụ của AI nữa hay không?

Một số nhà khoa học dự báo singularity sẽ xảy ra sau khoảng 10-20 năm nữa. Một số khác lại cho rằng phải mất một vài thế hệ nữa singularity mới xảy ra.

Tuy nhiên, với sự xuất hiện của ChatGPT do Công ty OpenAI chế tạo, Chatbox Bard do Google và nhiều ứng dụng AI khác, có vẻ như AI đang trở thành siêu trí tuệ vượt qua trí tuệ của con người một cách hết sức nhanh chóng. Thời gian singularity xảy ra chắc chắn sẽ còn không xa nữa.

Có vẻ như xã hội loài người chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đón nhận cuộc cách mạng mang tên singularity này. Điều quan trọng nhất hiện nay là xây dựng một khuôn khổ pháp luật quốc tế về AI để khi singularity xảy ra, thì AI vẫn chỉ là công cụ để phục vụ loài người, chứ không phải là ông chủ thống trị loài người. Các nhà khoa học và các nhà ngoại giao Việt Nam cần góp phần tích cực vào việc xây dựng khuôn khổ pháp luật này.

ChatGPT khiến người trẻ phải xác định học để trở thành 'con người hạng nhất, không phải robot hạng hai'

ChatGPT khiến người trẻ phải xác định học để trở thành 'con người hạng nhất, không phải robot hạng hai'

Người học cần xác định được chúng ta phải học không vì mục đích điểm số và đối phó với các bài kiểm tra của ...

'Cơn sốt' ChatGPT: Cần trang bị cho người dùng cách thức sử dụng công cụ AI có trách nhiệm

'Cơn sốt' ChatGPT: Cần trang bị cho người dùng cách thức sử dụng công cụ AI có trách nhiệm

Thay vì tranh luận với sinh viên có sử dụng ChatGPT hay không, giảng viên có thể thảo luận để cùng đồng hành hỗ trợ ...

Giáo dục cần chuyển mình trước 'cơn bão' ChatGPT

Giáo dục cần chuyển mình trước 'cơn bão' ChatGPT

Chuyên gia giáo dục Nguyễn Thúy Uyên Phương-nhà sáng lập Trường Tomato Children's Home và đưa mô hình “trường học kiến tạo” về Việt Nam ...

GS. Trần Đại Nghĩa - người mang trong mình tình yêu vô bờ với khoa học

GS. Trần Đại Nghĩa - người mang trong mình tình yêu vô bờ với khoa học

Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa là người mang trong mình tình yêu vô bờ với khoa học ...

Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục

Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục

Ngày 27/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 154/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ủy ban quốc gia Đổi ...

Đọc thêm

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ thăm Bogor, tham dự Hội nghị hẹp các nhà lãnh đạo Singapore-Indonesia do Tổng thống Jokowi tổ chức.
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Parnpree Bahiddha-Nukara từ chức sẽ không gây ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại của Thái Lan.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Thủ tướng Singapore thăm Indonesia, Pháp đón Thủ tướng Nhật Bản, Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 29/4/2024 từ trường quay. Vietlott hôm nay. xổ số Vietlott Max 3D 29/4.
XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 29/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay - XSDT 29/4/2024. Ket qua xo so Dong Thap. kết quả xổ số Đồng Tháp ngày 29 ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động