TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Sức mạnh của các đại biểu Quốc hội là doanh nhân không chỉ nằm ở lá phiếu...

TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
Sức mạnh của các đại biểu Quốc hội là doanh nhân không chỉ nằm ở lá phiếu, mà nằm ở sự hiểu biết về thị trường và ở sự cảm nhận trên thực tế hơi thở của nền kinh tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Doanh nhân làm đại biểu Quốc hội
Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, sức mạnh của các đại biểu Quốc hội là doanh nhân không chỉ nằm ở lá phiếu, mà nằm ở sự hiểu biết về thị trường và ở sự cảm nhận trên thực tế hơi thở của nền kinh tế.

Trong số 499 đại biểu trúng cử Quốc hội khóa XV có 15 người là doanh nhân, đại diện cho các doanh nghiệp khu vực Nhà nước, tư nhân và hiệp hội doanh nghiệp. Với 15 ghế ở trong Quốc hội, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là doanh nhân chiếm khoảng trên 3% trong tổng số các đại biểu Quốc hội.

So với các nhiệm kỳ trước, số lượng đại biểu Quốc hội là doanh nhân có giảm. Để so sánh, Quốc hội khóa XIV và khóa XIII đều có 17 đại biểu trúng cử là doanh nhân.

Với một thiết chế hoạt động theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số, thì 15 ghế ở trong Quốc hội không phải là một lực lượng có thể khuynh đảo nghị trường. Tuy nhiên, sức mạnh của các đại biểu là doanh nhân không chỉ nằm ở lá phiếu, mà nằm ở sự hiểu biết về thị trường và ở sự cảm nhận trên thực tế hơi thở của nền kinh tế.

Hơn ai hết, các đại biểu là doanh nhân hiểu được môi trường kinh doanh đang như thế nào, những cải cách thể chế nào là cần thiết để doanh nghiệp và người dân có thể làm ăn dễ dàng hơn. Đồng thời, việc đưa sự hiểu biết của mình vào từng quyết sách của Quốc hội, giúp cho các quyết sách đó trở nên thiết thực và hữu ích là thế mạnh không thể phủ nhận của các đại biểu là doanh nhân.

Một thế mạnh khác của các đại biểu là doanh nhân chính là năng lực xử lý quan hệ và tác động lên nghị trình. Rõ ràng, mọi vấn đề của cuộc sống, của doanh nghiệp, cho dù quan trọng đến mấy, nhưng nằm ngoài nghị trình thì mãi chỉ là những vấn đề không được xử lý. Muốn Nhà nước có được các phản ứng chính sách phù hợp, thì các vấn đề này phải được đưa vào nghị trình, để đưa được vào nghị trình thì phải có năng lực thuyết phục.

Ngoài ra, làm doanh nhân giỏi là một việc, còn làm đại biểu giỏi lại là việc khác. Những thế mạnh tự nhiên của các doanh nhân sẽ được phát huy cao độ, nếu họ có các kỹ năng làm chính khách.

Trước hết, các đại biểu là doanh nhân phải tập hợp nhau lại thành một nhóm nghị sĩ là doanh nhân ở trong Quốc hội. 15/499 ghế ở Quốc hội là rất nhỏ bé. 15 đại biểu là doanh nhân lại mỗi người nói mỗi kiểu, hành động mỗi kiểu thì vai trò của họ lại càng nhỏ bé. Muốn thúc đẩy nghị trình, rõ ràng 15 đại biểu này phải hợp tác được với nhau, phải cung cấp được lập luận, chứng cứ cho nhau và phải hợp lực để thúc đẩy nghị trình.

Ở nghị viện nhiều nước trên thế giới, các nhóm nghị sĩ không chính thức được hình thành rất nhiều và thường hoạt động rất hiệu quả. Nhóm đại biểu là doanh nhân cũng có thể hình thành nên một cách không chính thức như vậy. Các đại biểu này có thể gặp gỡ trao đổi với nhau trước mỗi kỳ họp hoặc thậm chỉ uống cà phê với nhau để bàn luận sau mỗi phiên họp.

Đồng thời, các đại biểu là doanh nhân cần nhanh chóng phát triển kỹ năng tham luận của mình. Ở Quốc hội, mọi đại biểu đều ngang quyền, không ai có thể ra lệnh cho ai. Nhưng ở Quốc hội, các đại biểu có thể dùng lời nói để thuyết phục các đại biểu khác biểu quyết theo mình. Quyền lực của đại biểu là quyền lực “nói phải củ cải cũng nghe”. Ngoài ra, một đại biểu phát biểu hay còn tác động lên lãnh đạo và công chúng nhờ hiệu ứng truyền thông.

Bên cạnh đó, các đại biểu là doanh nhân cần giữ mối quan hệ với các doanh nghiệp không chỉ ở đơn vị bầu cử của mình, mà còn trong cả nước. Trong mô hình thể chế của nước ta, đại diện theo cơ cấu là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động của Quốc hội. Nghĩa là, các đại biểu là doanh nhân được cơ cấu làm đại biểu Quốc hội để đại diện cho các doanh nghiệp. Thật sự sẽ rất khó đại diện cho các doanh nghiệp, nếu sau khi được bầu, các đại biểu này không còn giữ được mối quan hệ với các doanh nghiệp nữa.

Ngoài ra, cũng cần thấy, doanh nghiệp và các doanh nhân là một lực lượng xã hội rất lớn và rất hùng mạnh. Họ có thể tác động lên mọi vị đại biểu trong Quốc hội, chứ không chỉ các vị đại biểu là doanh nhân. Vì vậy, đây là một lực lượng hùng hậu luôn ở bên cạnh các đại biểu là doanh nhân.

Cuối cùng, đại biểu là doanh nhân, ngoài việc đại diện cho lợi ích của doanh nghiệp và doanh nhân thì quan trọng hơn vẫn là đại diện cho lợi ích của quốc gia. Lợi ích của quốc gia bao giờ cũng phải được đặt lên cao nhất. Ở đây, chuẩn mực đạo đức của đại biểu - doanh nhân là phải tránh bị đẩy vào tình thế xung đột lợi ích. Khi lợi ích quốc gia, lợi ích của công chúng xung đột với lợi ích của doanh nghiệp, thì các đại biểu nên tuyên bố về sự xung đột lợi ích này và xin không tham gia thảo luận, quyết định các vấn đề có liên quan.

ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Việc tạo ra các danh hiệu kệch cỡm làm rối loạn thị trường giải trí

ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Việc tạo ra các danh hiệu kệch cỡm làm rối loạn thị trường giải trí

"Điều đáng lên án là việc tạo ra các danh hiệu kệch cỡm, không phù hợp, không xứng đáng. Bởi điều này khiến cho xã ...

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội: Thêm lựa chọn cho người lao động

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội: Thêm lựa chọn cho người lao động

Chấp nhận những rủi ro trong tương lai để xin rút bảo hiểm xã hội một lần cho thấy sự bất an kinh tế của ...

Bác sĩ quân y Nguyễn Huy Hoàng: Mỗi y, bác sĩ phải tăng cường việc tự học, cập nhật khả năng sử dụng công nghệ mới

Bác sĩ quân y Nguyễn Huy Hoàng: Mỗi y, bác sĩ phải tăng cường việc tự học, cập nhật khả năng sử dụng công nghệ mới

Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng cho rằng, mỗi y, bác sĩ phải tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu để cập nhật ...

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Để công nghệ trí tuệ nhân tạo chỉ là công cụ phục vụ loài người…

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Để công nghệ trí tuệ nhân tạo chỉ là công cụ phục vụ loài người…

TS. Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là xây dựng một khuôn khổ pháp luật quốc tế về công nghệ ...

TS. Nguyễn Quốc Việt: Doanh nghiệp Mỹ ‘gõ cửa’ tăng trưởng xanh, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm!

TS. Nguyễn Quốc Việt: Doanh nghiệp Mỹ ‘gõ cửa’ tăng trưởng xanh, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm!

Đoàn doanh nghiệp Mỹ “hùng hậu” nhất đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư đã mở ra triển vọng về nguồn FDI trong ...

Đọc thêm

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là chủ đề nổi bật trong ngành công nghệ và Apple là ví dụ điển hình cho cách thức thực hiện chiến lược này ...
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Hà Lan nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27/4).
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp ...
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
XSMB 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 28/4/2024. dự đoán XSMB 28/4/2024

XSMB 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 28/4/2024. dự đoán XSMB 28/4/2024

XSMB 28/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 28/4/2024. kết quả xổ số ngày 28 tháng 4. xổ số hôm nay 28/4. dự đoán xổ số miền ...
XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4 - trực tiếp xổ số miền Trung 28/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung chủ nhật. xổ số hôm nay 28/4. SXMT ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động