TS. Nguyễn Sĩ Dũng và góc nhìn về dấu ấn của Thủ tướng

TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
100 ngày nhậm chức của Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều điểm khác biệt với 100 ngày nhậm chức của thủ tướng các nước khác trên thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
100 ngày đầu tiên của Thủ tướng mới
TS Nguyễn Sĩ Dũng nhận định, Thủ tướng Phạm Minh Chính là một người thực tiễn, nói ít, làm nhiều. Ông quan tâm đến các công việc nhiều hơn là các bài phát biểu.

Nếu Thủ tướng của các nước có thể tập trung 100% thời gian cho công việc điều hành ngay, thì Thủ tướng Phạm Minh Chính còn phải dành rất nhiều thời gian cho hoạt động bầu cử. Công việc đã bắt đầu, nhưng nhiệm kỳ vẫn chưa bắt đầu là một sự khác biệt rất dễ nhận thấy.

Thực ra, ông được Quốc hội bầu làm Thủ tướng vào ngày 5/4/2021, như vậy 100 ngày đầu tiên làm Thủ tướng của ông kết thúc vào ngày 14/7/2021. Nghĩa là, 100 trăm ngày đầu tiên làm Thủ tướng của ông đã kết thúc trước khi nhiệm kỳ chính thức bắt đầu.

Có lẽ, ít có thủ tướng nào phải đối mặt với nhiều thách thức và với sự dồn nén công việc trong 100 ngày đầu tiên như Thủ tướng Phạm Minh Chính. Vừa điều hành nền kinh tế-xã hội, vừa chỉ đạo cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, vừa tham gia chỉ đạo bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, ông đối mặt với một núi công việc.

Qua núi công việc ấy, dấu ấn điều hành của Thủ tướng mới cũng đã dần rõ nét. Dấu ấn đó là nhanh chóng xác lập các ưu tiên chiến lược và tập trung mọi nỗ lực để thúc đẩy các ưu tiên đã được đề ra. Chiến lược vaccine là một ví dụ cụ thể.

Vừa nhậm chức, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhận ra ngay tiêm chủng để đạt được miễn dịch cộng đồng mới là giải pháp cơ bản nhất để chiến thắng đại dịch Covid-19. Ông tập trung ngay mọi nỗ lực của mình cho công việc này.

Thành lập Quỹ Vaccine; tiếp xúc với rất nhiều lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế để vận động tài trợ vaccine; động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vận động để mua được càng nhiều vaccine cho đất nước càng tốt; đi thăm động viên, tìm cách tháo ngỡ khó khăn cho các tổ chức nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước… là hàng loạt những cố gắng không mệt mỏi của ông.

Có vẻ Thủ tướng Phạm Minh Chính là một người thực tiễn, nói ít, làm nhiều. Ông quan tâm đến các công việc nhiều hơn là các bài phát biểu.

"Qua một núi công việc, dấu ấn điều hành của Thủ tướng mới cũng đã dần rõ nét. Dấu ấn đó là nhanh chóng xác lập các ưu tiên chiến lược và tập trung mọi nỗ lực để thúc đẩy các ưu tiên đã được đề ra".

Thách thức đặt ra cho Thủ tướng Phạm Minh Chính là rất lớn. Trước hết, đó là sự bùng phát có vẻ ngoài dự kiến của đại dịch Covid-19 do biến thể Delta gây ra. Càng ngày phép cân đối giữa bảo vệ sức khỏe của nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế càng trở nên khó khăn.

Ngoài ra, vượt qua dịch bệnh là một việc, bắt kịp với thế giới lại là một việc khác. Chúng ta có thể đã đi trước thế giới trong việc khống chế dịch bệnh, nhưng rủi ro về sau trong việc tạo ra miễn dịch cộng đồng là rất lớn. Về sau có nghĩa là trở lại với cuộc sống bình thường sau. Mà như vậy thì cơ hội phục hồi kinh tế chắc chắn sẽ khác hơn cho người về muộn.

Đại dịch cũng lấy đi rất nhiều nguồn lực của đất nước. Thiếu hụt các nguồn lực để thúc đẩy các ưu tiên chiến lược như xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy cải cách thể chế và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao… chắc chắn là một thách thức rất lớn mà Thủ tướng phải đối mặt.

Tuy nhiên, xác lập các ưu tiên chiến lược đúng đắn, điều hành thiên về kỹ trị- nói ít, làm nhiều là một thế mạnh rất lớn của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Chúng ta có cơ sở để tin rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự ủng hộ của Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chèo lái các công việc của đất nước vượt qua mọi thách thức và đạt được những thành tựu mới trên con đường dân tộc ta tiến tới phồn vinh, hạnh phúc.

Kiến tạo ‘thực đơn’ hè bổ ích cho con giữa mùa dịch Covid-19

Kiến tạo ‘thực đơn’ hè bổ ích cho con giữa mùa dịch Covid-19

Phụ huynh có thể thỏa thuận với con “chơi thả ga” tháng đầu hè, không học kèm văn hóa, tháng sau vừa chơi vừa học, ...

GS. Nguyễn Thanh Liêm: 'Phải coi sản xuất vaccine Covid-19 là một nhiệm vụ cấp bách của quốc gia'

GS. Nguyễn Thanh Liêm: 'Phải coi sản xuất vaccine Covid-19 là một nhiệm vụ cấp bách của quốc gia'

Chia sẻ với Thế giới & Việt Nam, Nhà khoa học. GS. Nguyễn Thanh Liêm cho rằng, do tình hình khan hiếm vaccine Covid-19 nên ...

PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung: Mỗi tỉnh phải rà soát năng lực chống dịch Covid-19 và xây dựng các kịch bản ứng phó

PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung: Mỗi tỉnh phải rà soát năng lực chống dịch Covid-19 và xây dựng các kịch bản ứng phó

Trao đổi với TG&VN, PGS. TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương nhấn mạnh, mỗi tỉnh, ngay bây giờ, phải rà ...

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao vaccine

Đọc thêm

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện, thư thăm hỏi về vụ nổ kho đạn tại Campuchia

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện, thư thăm hỏi về vụ nổ kho đạn tại Campuchia

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện, thư thăm hỏi đến lãnh đạo Campuchia.
Trung Quốc làm trung gian hoà đàm giữa Hamas và Fatah, nỗ lực cải thiện quan hệ với EU

Trung Quốc làm trung gian hoà đàm giữa Hamas và Fatah, nỗ lực cải thiện quan hệ với EU

Ngày 30/4, Trung Quốc cho biết đại diện Hamas và Fatah đã gặp nhau tại Bắc Kinh để 'thảo luận sâu sắc và thẳng thắn về việc thúc đẩy hòa ...
Sao Việt: MC Mai Ngọc khoe eo thon, dáng chuẩn; hoa hậu Ngọc Hân 'đội nắng'; Đỗ Thị Hà đi du lịch Thái Lan

Sao Việt: MC Mai Ngọc khoe eo thon, dáng chuẩn; hoa hậu Ngọc Hân 'đội nắng'; Đỗ Thị Hà đi du lịch Thái Lan

Sao Việt hôm nay: MC Mai Ngọc khoe vóc dáng mảnh mai sau khi sụt 4 kg; Ngô Thanh Vân làm việc xuyên lễ vì quán chay quá tải.
Kinh tế Đức thấy 'ánh sáng', có thể thoát khỏi tình trạng ảm đạm kéo dài

Kinh tế Đức thấy 'ánh sáng', có thể thoát khỏi tình trạng ảm đạm kéo dài

Kinh tế Đức có thể phục hồi nhẹ trong nửa đầu năm nay, mang lại hy vọng nước này có thể thoát khỏi tình trạng kinh tế ảm đạm kéo ...
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Chỉ vài ngày sau khi Thụy Điển kêu gọi dừng nhập khẩu LNG Nga, các quan chức Đức xác nhận sự ủng hộ của họ đối với lệnh cấm trên ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động