TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh: Học online, liệu có thể giảm bớt thời lượng học sinh ngồi trước màn hình?

TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh
Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Liệu có thể giảm bớt các môn học online không cần thiết vào thời điểm này? Liệu có thể giảm bớt thời lượng học sinh và cả giáo viên phải ngồi trước màn hình được không?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh:
TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh cho rằng, phía sau màn hình học online là rất nhiều câu chuyện đáng suy nghĩ.

Sự cố từ những 'ô đen đen'

Một lần, khi đào tạo cho giáo viên một ngôi trường, vào đầu buổi học, tôi có nêu một số câu hỏi và yêu cầu giáo viên thảo luận như thường lệ. Tôi gọi một cô giáo chia sẻ ý kiến, nhưng phía bên kia chỉ thấy một ô đen im lìm. Camera không bật, không có một âm thanh nào đáp lại.

Lúc đó, tôi đã nghĩ là cô không có mặt trước màn hình và theo qui định, tôi buộc phải mời cô rời khỏi lớp. Sau buổi học, tôi yêu cầu các giáo viên phản hồi về buổi học bằng google form, và cô giáo nói lúc đó cô đang bật micro, nhưng bị trục trặc, nên không kịp trả lời thì đã bị mời ra khỏi lớp mất rồi.

Một lần khác, trong hội thảo Dạy văn sáng tạo vào lúc 5 giờ sáng Chủ nhật, tôi mời một bác phát biểu. Bác đã hơn 70 tuổi, về hưu, nhưng vẫn rất tha thiết muốn được tham dự chương trình, và nhờ tôi cho ID của Zoom. Nhưng tôi đợi mãi mà cũng không thấy ai trả lời. Sau buổi đó, bác nhắn tin cho tôi, nói mong cô thông cảm, tôi đang ở chung với con và cháu nên không tiện trả lời cô.

Một lần khác nữa, tôi đi coi thi kết thúc học phần cho sinh viên ở trường Đại học. Một em sinh viên cứ loay hoay mãi mà không nộp được bài lên hệ thống. Em hoảng hốt và gần như tuyệt vọng vì không nộp bài được có nghĩa là có thể phải bị tính điểm 0, thi lại hoặc học lại. Trong lúc kiên nhẫn chờ em nộp bài, tôi nghe thấy vang lên đủ thứ tiếng gà gáy, chó sủa, mèo kêu vọng lên từ khắp các ô vuông vuông đen đen.

Những sự cố đó luôn nhắc tôi nhớ rằng, phía sau những cái ô đen đen, hỏi không nói, gọi không thưa đó là những con người. Họ có thể đang bất lực với một đường truyền trục trặc. Họ có thể đang ngồi đó, với đứa con bé đu bên cạnh, đứa con lớn đang nghịch loạn trong nhà.

Họ có thể đang vừa học, vừa phải tranh thủ lau nhà, nấu cơm, soạn bài, hoặc thậm chí đang phải dỏng tai nghe một cuộc họp khác. Hoàn cảnh thực tế đã khiến cho mọi người trong chúng ta đều phải trở nên đa nhiệm và thiếu chuyên nghiệp.

Phía sau màn hình

Những ngày này, 20 triệu học sinh cả nước đang bước vào năm học mới, rất nhiều trong số đó đang phải ngồi trước màn hình. Và phía bên kia màn hình, là rất nhiều thầy cô giáo đang phải thức trắng đêm để soạn bài, chấm bài, để tìm tòi thêm những công cụ dạy học mới để đến gần với học sinh của mình hơn.

Là một giáo viên nên tôi hiểu rõ, để có thể dạy được 2 tiếng online, mỗi giáo viên phải bỏ ra ít nhất 4 tiếng trước đó cho việc soạn bài, tầm 1-2 tiếng sau đó cho việc chấm bài, thu thập phản hồi của học sinh, trả lời vô vàn thắc mắc, trao đổi từ học sinh và phụ huynh, tới mức, suốt một thời gian dài, tôi sợ hãi việc mở mail, facebook, zalo.

Để sinh viên có thể tự học được nhiều nhất có thể, tôi lại phải hệ thống hóa, cô đọng lại tất cả những tài liệu cần thiết nhất và đưa ra hướng dẫn cụ thể. Để làm chủ được một phần mềm nào đó, tôi cũng thường mất rất nhiều thời gian để học hỏi qua rất nhiều kênh khác nhau, rồi sau đó phải tự làm, chấp nhận thử và sai.

Vừa dạy, tôi lại phải vừa đọc thêm rất nhiều các tài liệu lý thuyết về dạy học online, dạy học kết hợp. Tài liệu trong nước chưa đủ, lại phải mày mò tìm thêm các tài liệu từ nước ngoài để hiểu được những cơ chế tâm lý học của việc dạy và học online để bố trí lại các nội dung dạy học, quyết định xem phần nào sinh viên có thể tự làm ở nhà, phần nào cần có sự thảo luận trực tiếp trên lớp, phần nào cần trực quan hóa…

"Liệu chúng ta có thể cùng nhau nhìn vào thực tế, hiểu rõ những khó khăn của hoàn cảnh, xác định những giá trị ưu tiên? Để cùng nhau buông bỏ bớt mục tiêu, kì vọng, để chỉ tập trung vào những thứ thực sự quan trọng hay không? Liệu có cách nào để ta có thể dạy cho con em mình, qua màn hình vô cảm ấy, những bài học cốt lõi nhất trong cuộc sống, bài học về lòng biết ơn, sự khiêm nhường, bài học về cách sống sao cho có ý nghĩa?".

Những công việc đó luôn tốn rất nhiều thời gian, mà không bao giờ được tính toán trong các phần mềm quản lý đào tạo. Và phía sau màn hình là rất nhiều gia đình đang luống cuống vì không thể nào xử lí được những luồng thông tin khổng lồ đang dội đến từ bốn phía, từ công việc, từ trường lớp của con.

Trên thực tế, các phụ huynh đang vừa phải thích ứng với môi trường làm việc mới của họ, vừa phải tìm mọi cách để thích ứng với những qui định liên tục thay đổi từ các nhà trường, vừa trở thành nô lệ của một loạt các phần mềm mới, quản lý họ từ tiêm chủng, bảo hiểm đến mua sắm, vận chuyển…

Chúng ta đều giống như những người vốn quen với việc bước chân trên mặt đất, thì nay, đất bỗng nhiên rung chuyển, mở mắt ra chúng ta đã thấy mình bị “ném xuống nước” từ bao giờ. Và chúng ta đang phải tự học cách bơi.

Với những gia đình đông con như tôi, thì các phụ huynh thường cùng một lúc phải quản lý tầm hơn 10 nhóm zalo, chưa kể các nhóm facebook và các cuộc gọi hay tin nhắn khẩn cấp khác, liên quan đến việc học của con.

Chưa kể, chúng ta còn phải làm quen với khoảng hơn 10 phần mềm dạy học khác nhau, và mỗi phần mềm lại có một luật chơi riêng, mà riêng việc nhớ được đường dẫn (link) hay mật khẩu (password) của chúng đã là một thách thức.

Phía sau màn hình, những đứa trẻ đang phải vật lộn với một môi trường mới, với rất nhiều rủi ro, cũng giống hệt như bị ném xuống nước mà chưa được trang bị đủ kĩ năng bơi lội.

TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh: Học online, liệu chúng ta có thể cùng nhau bước chậm lại được không?
TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh (trái) băn khoăn có cách nào để dạy cho con em mình, qua màn hình vô cảm ấy những bài học cốt lõi nhất trong cuộc sống, bài học về lòng biết ơn, sự khiêm nhường.

Chỉ cần mở máy tính của một đứa trẻ tuổi teen, các phụ huynh sẽ giật bắn cả mình vì sự bành trướng kinh khủng của game, video nhảm nhí, các trang web sex và ngôn ngữ không thể tưởng tượng nổi của bọn trẻ con thời nay.

Con cái chúng ta đang bị bám đuổi bởi vô vàn các quảng cáo, bị mời gọi tham gia vào rất nhiều những hội nhóm mà bản thân chúng cũng chưa hiểu rõ đứng sau những hội nhóm đó là những thế lực nào. Con cái chúng ta đang thực sự phải đối mặt với một thế giới rất rủi ro.

Và phía sau màn hình là những đứa trẻ đã phải ngồi trước màn hình gần hết một năm học, không được bước chân ra ngoài đến cả tháng, không được chơi thể thao hay gặp gỡ bạn bè, không được ngắm nhìn những hàng cây đang ngày một xanh hơn, thậm chí chẳng biết rằng mùa thu đã tới.

Liệu chúng ta có thể đi chậm lại một chút được không?

Trong những ngày này, guồng quay giáo dục đang vận hành, ngày càng hối hả hơn, khốc liệt hơn. Áp lực về thành tích, điểm số đang buộc tất cả chúng ta phải học, phải học và phải học. Nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng lo lắng.

Liệu chúng ta có thể đi chậm lại một chút được không? Liệu có thể giảm bớt các môn học không cần thiết vào thời điểm này được không? Liệu có thể giảm bớt thời lượng học sinh và cả giáo viên phải ngồi trước màn hình được không?

TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh: Học online, liệu chúng ta có thể cùng nhau bước chậm lại được không?
Học sinh học online. (Ảnh: YN)

Liệu có thể chấp nhận phá khung chương trình, hi sinh tiến độ chương trình, hi sinh điểm số để các phụ huynh và thầy cô chúng ta cùng nhau nhìn lại điều gì thực sự quan trọng với con cái mình, học sinh của mình được hay không?

Liệu có thể có cách nào đấy để chúng ta lắng nghe được những mệt mỏi, lo âu, những loay hoay, khúc mắc của người kia - những con người đang chỉ hiện lên trước mặt chúng ta qua một hình đại diện (avatar) nhỏ xíu trên màn hình, hay thậm chí chỉ qua một cái ô đen đen bất động hỏi không nói, gọi không thưa?

Liệu chúng ta có thể cùng nhau nhìn vào thực tế, hiểu rõ những khó khăn của hoàn cảnh, xác định những giá trị ưu tiên, và cùng nhau buông bỏ bớt mục tiêu, kì vọng, để chỉ tập trung vào những thứ thực sự quan trọng hay không?

Liệu có cách nào để ta có thể dạy cho con em mình, qua màn hình vô cảm ấy, những bài học cốt lõi nhất trong cuộc sống, bài học về lòng biết ơn, sự khiêm nhường, bài học về cách sống sao cho có ý nghĩa? Liệu chúng ta có thể cùng nhau bước chậm lại được không?

Học trực tuyến: Thách thức để không còn kiểu 'học tủ', 'học gạo'

Học trực tuyến: Thách thức để không còn kiểu 'học tủ', 'học gạo'

Trước thách thức của một năm học mới với hình thức học trực tuyến, thiết nghĩ việc thay đổi cách tiếp nhận kiến thức là ...

'Không nên ép học sinh quá nhỏ tuổi học online'

'Không nên ép học sinh quá nhỏ tuổi học online'

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp, cần những quyết định sao cho việc học không áp lực với trẻ, không nên ép học ...

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Phiên bản di động