Từ Đà Lạt đến Fontainebleau và Tạm ước 14/9 (kỳ I)

Đại sứ Hoàng Vĩnh Thành
TGVN. Sau ngày Hiệp định sơ bộ Việt Nam - Pháp (6/3/1946) được ký kết, thông qua Ủy viên Cộng hòa Jean Sainteny, Cao ủy Pháp Thierry d’Argenlieu đề nghị được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh để trao đổi về việc thực thi các quy định của Hiệp định sơ bộ. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tu da lat den fontainebleau va tam uoc 149 ky i Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh - kết hợp 'đánh và đàm' trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
tu da lat den fontainebleau va tam uoc 149 ky i Hiệp định sơ bộ 6/3: Kỳ tích khởi đầu lịch sử đấu tranh ngoại giao của nước Việt Nam mới (Kỳ I)
tu da lat den fontainebleau va tam uoc 149 ky i
Cao ủy Thierry d’Argenlieu đón Hồ Chủ tịch trên vịnh Hạ Long ngày 24/3/1946.

Những bất đồng căn bản

Cuộc gặp diễn ra trên tuần dương hạm Emile Bertin tại Vịnh Hạ Long ngày 24/3/1946. Tại cuộc gặp, Hồ Chủ tịch và Cao ủy d’Argenlieu đã thống nhất một số điểm: Trung tuần tháng 4/1946 một phái đoàn Quốc hội Việt Nam sẽ thăm hữu nghị Quốc hội Pháp; Cùng thời gian đó sẽ có một cuộc họp trù bị giữa hai đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam và Pháp tại Đà Lạt; Sau cuộc trù bị, nửa cuối tháng 5/1946 sẽ có một đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam sang Pháp để tiến hành cuộc thương lượng chính thức với phía Pháp tại Paris. Cũng nhân dịp này, Chính phủ Pháp mời Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm chính thức nước Pháp.

Nhận rõ ý đồ của Cao ủy d’Argenlieu trì hoãn cuộc đàm phán chính thức và muốn cuộc đàm phán diễn ra ở Đông Dương để dễ bề kiểm soát, khống chế, phong tỏa thông tin, Hồ Chủ tịch kiên quyết yêu cầu cuộc đàm phán chính thức sớm được tổ chức tại Paris để tranh thủ sự hậu thuẫn của dư luận Pháp, nhất là lúc đó hai đảng Cộng sản và Xã hội Pháp đang có sự ủng hộ tương đối mạnh trong dân chúng. Tuy vậy, để tránh bế tắc, Hồ Chủ tịch đồng ý với d’Argenlieu sẽ tổ chức một hội nghị trù bị tại Đà Lạt để vừa tìm hiểu lập trường của Pháp vừa kiềm chế Pháp và hỗ trợ cho đồng bào Nam Bộ.

Sáng sớm ngày 16/4/1946, phái đoàn Việt Nam rời Hà Nội và tới Đà Lạt tối ngày 17/4/1946. Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam tại hội nghị Đà Lạt là ông Nguyễn Tường Tam Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến, và Phó Trưởng đoàn là ông Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến toàn quốc cùng 13 đoàn viên chính thức gồm các ông: Trịnh Văn Bính, Cù Huy Cận, Vũ Văn Hiền, Trần Đăng Khoa, Dương Bạch Mai, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Luyện, Hoàng Xuân Hãn, Vũ Hồng Khanh, Bùi Công Trừng, và Nguyễn Mạnh Tường. Đoàn có một số cố vấn gồm các ông: Phạm Khắc Hòe, Kha Vạng Cân, Tạ Quang Bửu, Kiều Công Cung, Đinh Văn Hớn, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Duy Thanh, Nguyễn Tường Thụy, Hồ Hữu Tường, Trần Văn Tuyên...

Trước khi đoàn đàm phán Việt Nam lên đường đi Đà Lạt, Hồ Chủ tịch đã căn dặn các thành viên trong đoàn phải đoàn kết, thống nhất, giữ vững kỷ luật, bám sát tinh thần và nội dung của Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 khi trao đổi với đối phương. Người đặc biệt dặn dò đoàn: “Cần đặt vấn đề Nam Bộ và vấn đề đình chiến lên đầu chương trình nghị sự”.

tu da lat den fontainebleau va tam uoc 149 ky i
Các ông Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Tường Tam và phái đoàn Pháp tại Hội nghị trù bị Đà Lạt (19/4 - 11/5/1946).

Hội nghị trù bị bắt đầu lúc 9 giờ sáng ngày 19/4/1946 tại Trường trung học Yersin Đà Lạt. Trước và trong quá trình hội nghị, phía Pháp đã liên tục kiếm cớ gây khó dễ cho đoàn Việt Nam như: thông báo Cao ủy d’Argenlieu sẽ là Trưởng đoàn Pháp, nhưng trước sự phản đối mạnh mẽ của phía Việt Nam, ý đồ này không thực hiện được và phía Pháp phải để Max Andre, người mới từ Paris sang làm trưởng đoàn; không cho đại biểu Phạm Ngọc Thạch từ Sài Gòn lên tham gia đoàn ta; ngăn đoàn ta sử dụng máy vô tuyến điện để liên lạc…

Trong quá trình họp, phía Pháp thể hiện rõ lập trường thực dân lỗi thời như không công nhận Việt Nam có quyền ngoại giao, không có quyền ký các hiệp ước quốc tế và đặc biệt muốn tách Tây Nguyên thành khu tự trị, không bàn đến vấn đề Nam Bộ... Vì những bất đồng căn bản giữa hai bên nên Hội nghị Đà Lạt kết thúc ngày 11/5/1946 mà không đạt kết quả gì.

Mục tiêu nhất quán của ta

Ngày 18/5/1946, Cao ủy d’Argenlieu từ Sài Gòn ra Hà Nội cố gắng thuyết phục Hồ Chủ tịch và đoàn đại biểu Việt Nam chưa sang Pháp với lý do Pháp chưa bầu được chính phủ. Tuy nhiên, Hồ Chủ tịch và Chính phủ ta kiên quyết không chấp nhận lý do do d’Argenlieu đưa ra. Ngày 29/5/1946, theo kế hoạch, Hồ Chủ tịch ký quyết định cử đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam dẫn đầu sang Pháp đàm phán cùng với chuyến thăm chính thức nước Pháp của Người từ ngày 31/5/1946. Phía Pháp cử Tướng Raoul Salan và Đại tá Tutenge tháp tùng Hồ Chủ tịch và đoàn ta từ Hà Nội sang Pháp trên hai máy bay Dakota của Pháp.

Khi đoàn Việt Nam sắp lên đường thì ngày 29/5/1946, Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn Nguyễn Tường Tam cáo bệnh không đi Pháp nữa. Sau đó ông Tam đã chạy sang Trung Quốc theo chân quân đội Tưởng Giới Thạch và có thông tin ông ta đã mang theo toàn bộ kinh phí chuẩn bị cho đoàn Việt Nam đi Pháp. Vì vậy, ngày 30/5/1946, ông Phạm Văn Đồng, Phó Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, được cử làm Trưởng đoàn Việt Nam. Với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh không trực tiếp tham dự cuộc đàm phán nhưng Người luôn quan tâm theo sát quá trình thương lượng, chỉ đạo và giữ vai trò tác động quan trọng trong quá trình thương thảo tìm kiếm hòa bình cho Việt Nam.

Phái đoàn ta gồm Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng và các thành viên: Phan Anh, Bửu Hội, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên, Trịnh Văn Bính, Đặng Phúc Thông, Dương Bạch Mai, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Mạnh Hà, Chu Bá Phượng, và Huỳnh Thiện Lộc.

Các chuyên viên có: Phạm Khắc Hòe, Nguyễn Đệ, Hoàng Văn Đức, Vũ Trọng Khánh, Hồ Đắc Liên, Nguyễn Văn Luyện, Nguyễn Văn Tịnh và Nguyễn Đắc Khê.

Trưởng phái đoàn Pháp vẫn là Max André (nguyên Giám đốc nhà băng Đông Dương) cùng các thành viên: Pignon (cố vấn Cao ủy d’Argenlieu), Gonon, Torel (viên chức bộ máy thuộc địa), Messmer (nguyên là công sứ), Bourgoin (quan chức kinh tế Đông Dương), Darcy, đô đốc Barjot, tướng Salan, các nghị sĩ Loseray và Juglas...

Ngày 5/7/1946, một ngày trước khi hội nghị Fontainebleau khai mạc, trưởng đoàn Max Andre, đã họp với toàn thể thành viên phái đoàn Pháp, phổ biến lập trường của chính phủ Pháp về cuộc đàm phán. Khi cuộc họp kết thúc, ông Paul River, một nghị sĩ của Đảng Xã hội Pháp đã tuyên bố với Max Andre và sau đó thông báo với Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại Marius Moutet việc ông từ chức, không tham gia đoàn đàm phán của Pháp để phản đối âm mưu phá hoại hội nghị Fontainebleau ngay từ đầu của phía Pháp.

Trước ngày 6/7/1946, bất chấp thất bại ở Hội nghị trù bị Đà Lạt, Cao ủy d’Argenlieu một lần nữa ngỏ ý muốn chủ trì Hội nghị Fontainebleau. Tuy nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ của đoàn Việt Nam, d’Argenlieu phải từ bỏ tham vọng của ông ta. Sáng ngày 6/7/1946, lâu đài Fontainebleau được trang hoàng theo nghi lễ ngoại giao, treo quốc kỳ Việt Nam và Pháp và trước khi khai mạc có cử quốc thiều hai nước. Hội nghị diễn ra tại phòng họp chính của lâu đài.

Hội nghị Fontainebleu bắt đầu với bài diễn văn với lời lẽ lễ tân chào mừng vô thưởng, vô phạt của Trưởng đoàn Pháp Max Andre. Ngược lại, Trưởng đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng đọc diễn văn đáp từ với những lời lẽ mạnh mẽ, thực chất. Sau khi lên án những hành động của phía Pháp vi phạm Hiệp định Sơ bộ 6/3 như: không đình chỉ chiến sự, đánh chiếm vùng cao nguyên Pleiku – Kontum, chiếm Phủ Toàn quyền cũ ở Hà Nội, và nghiêm trọng hơn cả là việc thành lập một chính phủ bù nhìn ở Nam Việt Nam (Nam Kỳ tự trị), ông Phạm Văn Đồng nói:

“Nếu coi Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 chỉ là một phương tiện để có thể kéo quân vào Bắc Việt Nam, để đẩy mạnh chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, buộc chúng tôi chấp nhận ‘những việc đã rồi’, thì không thể nào đi đến một sự thỏa thuận hòa bình và hữu nghị mà hai dân tộc chúng ta đều mong ước”.

Trong quá trình đàm phán, phái đoàn Việt Nam nhất quán theo đuổi các mục tiêu về độc lập chính trị và thống nhất Việt Nam. Tuy nhiên, phái đoàn Pháp chỉ muốn coi Việt Nam là quốc gia tự trị trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp, còn Liên bang Đông Dương là một liên hiệp các quốc gia tự trị tại Đông Dương nằm trong Liên hiệp Pháp. Về phần mình, Phái đoàn Việt Nam muốn quan hệ của Việt Nam và các bên trong Liên hiệp Pháp là sự hợp tác tự do và bình đẳng về mọi mặt, còn Liên bang Đông Dương chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế và tài chính vì Liên bang Đông Dương không phải là một quốc gia.

Về ngoại giao, phía Pháp muốn Việt Nam chỉ quan hệ với Pháp, còn phía Việt Nam muốn có Bộ Ngoại giao riêng. Về vấn đề thống nhất Việt Nam, phía Pháp đòi phải tái lập trật tự trước tiên rồi sau đó sẽ mở cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ về vấn đề sát nhập Nam Kỳ vào Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (thống nhất với Trung Kỳ và Bắc Kỳ). Điểm gây tranh luận nhiều nhất là Chính phủ Pháp từ đầu tháng 6/1946 đã đơn phương tán thành việc Cao ủy d’Argenlieu thành lập cái gọi là “Cộng hòa Nam Kỳ tự trị”.

Kỳ cuối: Tạm ước 14/9/1946 - Giải pháp chính trị, ngoại giao tài tình

tu da lat den fontainebleau va tam uoc 149 ky i Hội thảo quốc tế “Di sản Hồ Chí Minh với Ngoại giao văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới”

TGVN. Sáng ngày 29/10 tại Nghệ An diễn ra Hội thảo quốc tế “Di sản Hồ Chí Minh với Ngoại giao Văn hóa Việt Nam ...

tu da lat den fontainebleau va tam uoc 149 ky i Tư tưởng ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh - Cây cầu hữu nghị thúc đẩy sự hiểu biết giữa các dân tộc

TGVN. Tư tưởng ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh được hình thành từ sự tiếp thu, kế thừa, phát triển tinh hoa văn hóa ...

tu da lat den fontainebleau va tam uoc 149 ky i Những thông điệp ngoại giao đầu tiên

TGVN. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch nước kiêm Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ...

Đại sứ Hoàng Vĩnh Thành

Bài viết cùng chủ đề

75 năm Ngoại giao Việt Nam

Đọc thêm

Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3 - xổ số Vietlott Mega 29/3. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 29/3/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSVL 29/3, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 29/3/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/3, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 29/3/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 29/3/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ...
XSMN 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3

XSMN 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3

XSMN 29/3 - kết quả xổ số ngày 29 tháng 3. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xo so mien nam. SXMN ...
XSBD 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 29/3/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 29/3/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 29/3 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 29/3/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. kết quả xổ số Bình Dương ngày 29 tháng ...
XSMT 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024. SXMT 29/3/2024

XSMT 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024. SXMT 29/3/2024

XSMT 29/3 - xổ số hôm nay 29/3. trực tiếp xổ số miền Trung 29/3/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMB 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. dự đoán XSMB 29/3/2024

XSMB 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. dự đoán XSMB 29/3/2024

XSMB 29/3 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
Bang Rio de Janeiro, Brazil mong muốn đẩy mạnh hợp tác giáo dục, du lịch, văn hoá với Việt Nam

Bang Rio de Janeiro, Brazil mong muốn đẩy mạnh hợp tác giáo dục, du lịch, văn hoá với Việt Nam

Đại sứ Bùi Văn Nghị và đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil đã có chuyến thăm làm việc tại thành phố Rio de Janeiro, bang Rio de Janeiro.
Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Việt Nam là một trong bảy nước được mời phát biểu trong Diễn đàn quốc tế về hoà bình, đoàn kết quốc tế và bảo vệ nhân dân Palestine.
Canada đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp với Việt Nam và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Canada đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp với Việt Nam và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Bà Deidrah Kelly, Giám đốc điều hành IPAAO và Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil trả lời phỏng vấn về hợp tác với Việt Nam và các nước khu vực.
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất  về Ngày quốc tế Vui chơi

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất về Ngày quốc tế Vui chơi

Phát biểu giới thiệu Nghị quyết, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nêu bật vai trò và ý nghĩa của vui chơi đối với phát triển con người và đời sống xã hội.
Công chúa Thái Lan sáng tác và trình diễn tác phẩm âm nhạc về Việt Nam

Công chúa Thái Lan sáng tác và trình diễn tác phẩm âm nhạc về Việt Nam

'Việt Nam an lòng' là bài thơ do Công chúa Maha Chakri Sirindhorn sáng tác, kể về những tình cảm tốt đẹp của bà trước phong cảnh, con người Việt Nam.
Australia cam kết tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường hơn nữa đối với hàng nông sản Việt Nam

Australia cam kết tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường hơn nữa đối với hàng nông sản Việt Nam

Đại sứ Việt Nam tại Australia Phạm Hùng Tâm gặp Thượng nghị sĩ, đồng Bộ trưởng Thương mại Tim Ayres tại trụ sở Nghị viện Australia.
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Việt Nam nỗ lực triển khai thủ tục lãnh sự giúp các thuyền viên tàu True Confidence sớm về nước

Việt Nam nỗ lực triển khai thủ tục lãnh sự giúp các thuyền viên tàu True Confidence sớm về nước

Người phát ngôn Phạm Thu Hằng thông tin về việc hỗ trợ đưa thi hài Đại phó Đặng Duy Kiên, thuyền viên tàu True Confidence bị tập kích.
Ba thuyền viên trong vụ tàu True Confidence bị tấn công đã khởi hành từ Djibouti về Việt Nam

Ba thuyền viên trong vụ tàu True Confidence bị tấn công đã khởi hành từ Djibouti về Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn tất các thủ tục để các thuyền viên được về nước nhanh chóng, an toàn.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc thuyền viên Việt Nam trên tàu True Confidence bị tấn công trên biển

Bộ Ngoại giao thông tin về việc thuyền viên Việt Nam trên tàu True Confidence bị tấn công trên biển

Theo thông tin sơ bộ, trên tàu có 4 thuyền viên Việt Nam, 1 thuyền viên đã tử vong và 3 thuyền viên trong tình trạng sức khỏe bình thường.
Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ nghi phạm vụ sát hại công dân Việt Nam tại Higashiomo

Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ nghi phạm vụ sát hại công dân Việt Nam tại Higashiomo

Một công dân Việt Nam được cho là bị sát hại tại Higashiomo, Shiga, Nhật Bản. Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ 1 nghị phạm và đang tiếp tục điều tra.
Đại sứ quán Việt Nam tại Anh thông tin về 7 người nhập cư được cho là công dân Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Anh thông tin về 7 người nhập cư được cho là công dân Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Anh và Bắc Ireland thông tin về 7 người nhập cư trong xe tải được cho là công dân Việt Nam tại cảng East Sussex, Vương quốc Anh.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động