Nhỏ Bình thường Lớn

Từ vụ trẻ mầm non bị bỏ quên trên xe: Đại biểu Quốc hội lên tiếng

Các Đại biểu Quốc hội cho rằng, vụ việc trẻ mầm non tử vong do bị bỏ quên trên xe ở Thái Bình là rất nghiêm trọng, thể hiện sự thiếu trách nhiệm của những người có liên quan.
Từ vụ trẻ mầm non bị bỏ quên trên xe, đại biểu Quốc hội lên tiếng
Vụ việc trẻ mầm non tử vong do bị bỏ quên trên xe là rất nghiêm trọng, thể hiện sự thiếu trách nhiệm của những người có liên quan. (Nguồn: VNE)

Sự liên lạc giữa giáo viên và phụ huynh còn lỏng lẻo

Ngày 29/5, do bị bỏ quên suốt một ngày trên ô tô đưa đón nên một trẻ mầm non 5 tuổi ở xã Minh Khai, huyện Vũ Thư (Thái Bình) đã tử vong trước khi được đưa đến bệnh viện.

Bày tỏ quan điểm của mình, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội) cho rằng, đây là sự việc đau lòng, nhất là khi sự việc xảy ra vào lúc chúng ta đang hướng đến quốc tế thiếu nhi 1/6 và tháng hành động vì trẻ em.

Tin liên quan
Trẻ mầm non bị bỏ quên trên xe: Đừng vì sai sót của người lớn đe dọa sự an toàn của đứa trẻ Trẻ mầm non bị bỏ quên trên xe: Đừng vì sai sót của người lớn đe dọa sự an toàn của đứa trẻ

Theo bà Nga, sự việc này xảy ra do sự tắc trách của người lớn. Một xe đưa đón học sinh nhưng khi xuống xe, từ người lái xe lẫn giáo viên đưa đón trẻ không kiểm tra lại xe. Đồng thời, giáo viên điểm danh thấy học sinh vắng mặt cũng không liên lạc với gia đình. Đây là sự tắc trách, vô trách nhiệm của người lớn.

“Tất cả những người lớn có mặt ở câu chuyện này đều có lỗi. Trong trường hợp này, sự vô trách nhiệm của người lớn còn là một tội ác vì đã gây ra hậu quả quá nghiêm trọng, khiến một đứa trẻ tử vong. Đây là điều không thể chấp nhận được”, đại biểu Việt Nga nói.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho hay, Dự thảo Luật Trật tự An toàn giao thông đường bộ được thảo luận và cho ý kiến thông qua tại kỳ họp này cũng có những mục quy định riêng với xe đưa đón học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những quy định về hạ tầng vật chất, tiêu chuẩn kỹ thuật của xe đưa đón, các các cơ sở giáo dục cần phải rà soát lại quy trình đưa đón học sinh, quản lý học sinh.

"Việc đảm bảo được một môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em lớn lên là nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả người lớn".

Đây không phải lần đầu tiên để xảy ra tình trạng đau lòng này. Do vậy, quy trình đưa đón học sinh và quy trình liên lạc giữa phụ huynh và nhà trường cần rà soát lại, có những quy định chặt chẽ hơn.

Từ vụ trẻ mầm non bị bỏ quên trên xe, đại biểu Quốc hội lên tiếng
ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, trong thời gian tới, chúng ta cần phải thực sự chú trọng hơn đến việc tạo một môi trường sống lành mạnh và an toàn cho trẻ em. (Ảnh: NVCC)

Theo đại biểu Việt Nga, về phía phụ huynh, khi con phải nghỉ học vì lý do nào đó (đặc biệt với lứa tuổi mầm non, tiểu học), phụ huynh cần kịp thời báo cho nhà trường để nhà trường nắm được. Về phía nhà trường, nếu thấy học sinh nghỉ học không lý do, giáo viên phải liên lạc với phụ huynh để nắm được lý do. Sự kết nối, giữ liên lạc giữa gia đình và thầy cô vô cùng quan trọng, để tránh những sự việc đáng tiếc.

"Chúng ta vẫn chưa thực sự tạo được một môi trường an toàn và lành mạnh cho trẻ em lớn lên và phát triển. Bằng chứng là hàng năm, riêng tai nạn đuối nước cũng đã cướp đi trên dưới 2.000 sinh mạng trẻ em. Tai nạn thương tích xảy ra ở trẻ em khá nhiều, trong đó có những tai nạn thương tích xảy ra ở gia đình, có những tai nạn thương tích xảy ra ở nhà trường, nạn bạo hành trẻ em, xâm hại trẻ em cũng vẫn còn tồn tại với con số báo cáo hàng năm rất lớn", đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh.

Bởi theo bà Nga, trong vụ việc cháu bé bị bỏ quên trên xe dẫn tới tử vong ở Thái Bình, sự liên lạc giữa giáo viên và phụ huynh quá lỏng lẻo, cùng với đó là sự tắc trách của những người liên quan.

"Đây thực sự là một hồi chuông cảnh báo. Nhà trường vốn được coi là môi trường an toàn nhất cho con trẻ mà bây giờ xảy ra rất nhiều các vụ việc thương tâm, tai nạn học đường xảy ra cũng không phải là hiếm là tình trạng rất báo động", bà Nga nhấn mạnh.

Từ vụ việc này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, việc đảm bảo được một môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em lớn lên là nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả người lớn. Điều này cũng đã được quy định rất rõ trong các dự án luật liên quan đến trẻ em, trong Công ước quốc tế quyền trẻ em mà Việt Nam là một trong những quốc gia ký từ rất sớm.

Bà Nga nói: "Trong thời gian tới, chúng ta cần phải thực sự chú trọng hơn đến việc tạo một môi trường sống lành mạnh và an toàn cho trẻ em".

Cần giải pháp tổng thể, quyết liệt để bảo vệ an toàn cho học sinh

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Đoàn Thừa Thiên-Huế) cũng cho rằng, cần phải rà soát lại các quy định pháp luật về việc tổ chức các trường mầm non, kể cả công lập lẫn tư thục.

"Tôi thấy, hành lang pháp lý của giáo dục nói chung đã khá nhiều và toàn diện. Tuy nhiên, công tác phối kết hợp để thực thi thì chưa tốt. Đây mới là vấn đề cần được quan tâm, chứ không phải cứ đến khi sự cố xảy ra chúng ta mới can thiệp. Tôi đề nghị cơ quan chức năng liên quan đến giáo dục mầm non cần phải rà soát, có chế định mới, quy định chặt chẽ hơn trong công tác quản lý, giáo dục, bồi dưỡng, chăm sóc trẻ bậc mầm non", nữ đại biểu nói.

Trong khi đó, đại biểu Tạ Văn Hạ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khẳng định, vụ việc trẻ mầm non 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe ô tô đưa đón ở Thái Bình rất đau xót, đáng tiếc.

Ông Hạ nói: "Trách nhiệm trước hết của người lớn, người đưa đón, cô giáo chủ nhiệm... Có một điều đáng nói, mỗi khi xảy ra sự việc chúng ta lại ngồi kiểm điểm nhau nhưng đó là một mạng người".

Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị cần có những giải pháp, biện pháp tổng thể, quyết liệt hơn để bảo vệ an toàn cho học sinh, trẻ nhỏ. Khi xảy ra sự việc, dư luận phê phán, nhắc đến người trực tiếp liên quan nhưng cũng cần xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục đó.

Khuyên học sinh không thi lớp 10: Không nên dùng điểm số là tham số duy nhất để tư vấn, hướng nghiệp

Khuyên học sinh không thi lớp 10: Không nên dùng điểm số là tham số duy nhất để tư vấn, hướng nghiệp

Nếu chỉ dựa trên điểm số những kỳ khảo sát các môn học thi vào lớp 10 là thiếu thông tin, dễ dẫn đến sự ...

Việt Nam luôn coi công nghệ là yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển giáo dục

Việt Nam luôn coi công nghệ là yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển giáo dục

Công nghệ không chỉ mở ra những cánh cửa mới, mang lại cơ hội to lớn để nâng cao chất lượng giảng dạy và học ...

Hướng nghiệp trong giáo dục: Những việc cần làm ngay

Hướng nghiệp trong giáo dục: Những việc cần làm ngay

Dù năm nào ngành giáo dục cũng có nhiều văn bản, chỉ đạo, chấn chỉnh, xử lý nghiêm hiện tượng khuyên học sinh yếu kém ...

Lùm xùm học sinh lớp 1 không được ăn liên hoan: Bộ GD&ĐT xác minh thông tin

Lùm xùm học sinh lớp 1 không được ăn liên hoan: Bộ GD&ĐT xác minh thông tin

Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết đang xác minh thông tin “học sinh lớp 1 không được ăn liên hoan do mẹ không đóng quỹ” ...

Sở GD&ĐT Hải Dương lên tiếng vụ 'học sinh lớp 1 không được ăn liên hoan'

Sở GD&ĐT Hải Dương lên tiếng vụ 'học sinh lớp 1 không được ăn liên hoan'

Sở GD&ĐT Hải Dương nhìn nhận, một học sinh lớp 1 phải ngồi nhìn các bạn ăn liên hoan là sự việc đáng tiếc xảy ...