Tuyên bố chung giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia

Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20-21/12. Nhân dịp này hai bên đã ra Tuyên bố chung.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Báo TG&VN xin đăng toàn văn Tuyên bố chung giữa hai nước:

TUYÊN BỐ CHUNG GIỮA

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VÀ VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA

____

1. Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen, Thủ tướng Vương quốc Campuchia đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao thăm chính thức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 20 đến ngày 21 tháng 12 năm 2016.

Trong thời gian ở thăm Việt Nam, Thủ tướng Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chào Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang, hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; đặt vòng hoa viếng các Anh hùng liệt sỹ; vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; thăm Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai.

Cũng nhân dịp này, Thủ tướng hai nước đã chứng kiến Lễ ký kết 03 văn kiện hợp tác gồm: (1) Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia; (2) Hiệp định về Chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia; và (3) Thỏa thuận hợp tác giữa Ủy ban Dân tộc Việt Nam nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia.   

2. Trong bầu không khí đoàn kết hữu nghị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã trao đổi ý kiến sâu rộng về mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia và các vấn đề quốc tế, khu vực mà hai bên cùng quan tâm.

Thủ tướng Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen ca ngợi những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước; chúc nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo Việt Nam ca ngợi những thành tựu quan trọng mà nhân dân Campuchia đã đạt được, dưới sự trị vì anh minh của Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni, sự lãnh đạo của Thượng viện, Quốc hội và Chính phủ Hoàng gia Campuchia do Thủ tướng Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen đứng đầu, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, với tình hình chính trị xã hội ngày càng ổn định, kinh tế phát triển với tốc độ cao, vai trò và vị thế của Campuchia không ngừng được nâng cao ở khu vực và trên thế giới. Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo Việt Nam chân thành chúc Campuchia tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng xã/phường năm 2017 và bầu cử Quốc hội năm 2018, tiếp tục xây dựng Vương quốc Campuchia hòa bình và phát triển phồn vinh.

3. Hai bên bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Campuchia trong thời gian qua, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Phía Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam luôn trân trọng những tình cảm tốt đẹp và sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của Cố Quốc vương Norodom Sihanouk, của Quốc vương Norodom Sihamoni, của các vị lãnh đạo và nhân dân Campuchia đã dành cho nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.

Phía Campuchia bày tỏ cảm ơn sâu sắc đối với sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn mà các thế hệ Lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đã dành cho Campuchia trước đây cũng như hiện nay, khẳng định nhân dân Campuchia sẽ luôn ghi nhớ sự giúp đỡ của các chiến sỹ tình nguyện Việt Nam đã cùng nhân dân Campuchia giải phóng đất nước Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ vào năm 1979.

4. Hai bên nhất trí cho rằng, việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Campuchia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hai nước; cam kết tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hai nước theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đã được nêu trong các Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia năm 1999, 2005, 2009, 2011, 2014 và 2016, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước mình để đe dọa an ninh của nước kia, giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa hai nước bằng các biện pháp hòa bình.

5. Hai bên nhất trí tăng cường các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao, trao đổi đoàn các cấp; khuyến khích các hoạt động giao lưu giữa nhân dân, nhất là giữa các địa phương biên giới. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục nhân dân hai nước hiểu biết về truyền thống đoàn kết hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc.

6. Hai bên cũng nhất trí phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967-24/6/2017) nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ và giao Bộ Ngoại giao hai nước chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm này.

7. Hai bên đánh giá cao việc ký kết văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực và nhất trí chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan phối hợp với nhau để điều chỉnh các cơ chế liên quan nhằm tìm các biện pháp  hữu hiệu để nâng kim ngạch thương mại hai nước đạt mục tiêu 5 tỷ USD trong những năm tới.   

 8. Hai bên tái khẳng định tôn trọng và thực hiện đầy đủ các hiệp ước hoạch định biên giới và các hiệp định, thỏa thuận liên quan về biên giới đã ký giữa hai nước. Hai bên đánh giá cao những nỗ lực của Ủy ban Liên hợp về phân giới cắm mốc trên đất liền đã hoàn thành trên 83% khối lượng công tác phân giới cắm mốc trên đất liền trong thời gian qua trên cơ sở các hiệp ước hoạch định biên giới giữa hai nước. Phát huy những thành quả đó, hai bên quyết tâm giải quyết dứt điểm các đoạn biên giới còn tồn đọng để hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên đất liền và hoàn tất hồ sơ phân giới cắm mốc liên quan càng sớm càng tốt nhằm xây dựng đường biên giới giữa hai nước thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.

9. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã cảm ơn Thủ tướng Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen, các nhà lãnh đạo và các cấp chính quyền của Campuchia đã giúp đỡ kiều dân Việt Nam tại Campuchia trong thời gian qua. Trên tinh thần láng giềng hữu nghị giữa hai nước, Việt Nam mong phía Campuchia sẽ tiếp tục có các biện pháp phù hợp trong việc đảm bảo các quyền hợp pháp của kiều dân Việt Nam được đối xử bình đẳng như những ngoại kiều khác tại Campuchia phù hợp với luật pháp và các quy định của Campuchia, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa hai dân tộc.

10. Hai bên hoan nghênh việc hai nước hợp tác tốt trên các diễn đàn đa phương trong thời gian qua, nhất là việc thường xuyên ủng hộ ứng cử viên của nhau vào các tổ chức quốc tế quan trọng của Liên hợp quốc. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có chiều hướng ngày càng diễn biến phức tạp hiện nay, hai bên nhất trí sẽ tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương, đặc biệt là ASEAN.

11. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Hai bên cam kết phối hợp cùng nỗ lực thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử về Biển Đông (COC).

 12. Hai bên cũng cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau và với các nước thành viên khác trong các khuôn khổ của Ủy hội sông Mekong quốc tế, hợp tác Mekong-Lan Thương và các khuôn khổ hợp tác Mekong khác nhằm bảo đảm việc quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước lưu vực sông Mekong theo thông lệ quốc tế, vì lợi ích hài hòa của các quốc gia ven sông và vì mục tiêu phát triển bền vững trong khu vực. 

13. Hai bên đánh giá cao kết quả tích cực và ý nghĩa sâu sắc của chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen, coi đây là một sự kiện quan trọng, góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, phát triển bền vững giữa Việt Nam - Campuchia.

14. Thủ tướng Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen bày tỏ cảm ơn chân thành đối với sự đón tiếp nồng hậu, mến khách mà lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đã dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia trong chuyến thăm này.

15. Nhân dịp này, Thủ tướng Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen đã trân trọng mời Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN lần thứ 26 tại Campuchia và thăm chính thức Vương quốc Campuchia trong năm 2017. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chân thành cảm ơn và nhận lời mời./.

Hà Nội, ngày 21  tháng 12 năm 2016

 

BC

Đọc thêm

Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại ...
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn ...
Điện mừng ông Aleksandr Lukashenko được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân toàn Belarus

Điện mừng ông Aleksandr Lukashenko được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân toàn Belarus

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gửi điện chúc mừng ông Aleksandr Lukashenko.
Lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế

Ngày 25/4, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu đã đến thăm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Tháng 4/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã công bố hiệu quả điều trị bệnh mất ngủ của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh. Với những kết quả ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động