Cập nhật 19h ngày 22/3: Mỹ trở thành tâm dịch Covid-19 thứ tư, Đức và Tây Ban Nha tăng mạnh số người mắc | |
Báo Đức ca ngợi Việt Nam chủ động và quyết liệt trong phòng chống dịch Covid-19 |
Tấm biển tuyên truyền kêu gọi người dân đeo khẩu trang trên đường phố Berlin trong bối cảnh dịch Covid-19 lan nhanh tại châu Âu. (Nguồn: Getty Images) |
Phải chăng quốc gia này gặp may mắn hay hệ thống chăm sóc y tế đủ mạnh và việc sớm xét nghiệm rộng rãi đã giúp Đức giảm thiểu các ca tử vong do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2)? Nhiều người thậm chí còn suy đoán, những trải nghiệm trong Thế chiến II có thể đã khiến nhiều người cao tuổi ở Đức có sức chịu đựng tốt hơn và luôn ý thức tránh xa những yếu tố gây nguy hiểm.
Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở Đức chỉ ở mức gần 0,4%, thấp hơn rất nhiều so với con số 9% của Italy (hơn 5.000 ca tử vong và hơn 59.000 ca nhiễm bệnh). Hiện Đức cũng là quốc gia có ít ca tử vong nhất trong số 10 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi virus SARS-CoV-2.
Áp dụng xét nghiệm rộng rãi
Theo giới chức y tế Đức, quốc gia này đã áp dụng xét nghiệm rộng rãi ngay từ những ngày đầu (với năng lực xét nghiệm khoảng 12.000 ca/ngày), sớm hơn nhiều so với Italy và nhiều nước trong khu vực. Tại nhiều quốc gia châu Âu, việc chậm trễ trong công tác triển khai xét nghiệm trên diện rộng có thể đã bỏ sót một số lượng lớn ca nhiễm Covid-19 xuất hiện với triệu chứng nhẹ.
Ngoài ra, phương pháp xét nghiệm khác nhau giữa các quốc gia cũng là một lý do khiến số liệu thống kê có nhiều điểm khác biệt. Trong khi ở Đức, những người cao tuổi đã qua đời không cần thiết phải được xét nghiệm virus SARS-CoV-2 thì ở Italy, mọi người cao tuổi qua đời vì bạo bệnh đều được xét nghiệm.
Lý giải về tỷ lệ tử vong thấp tại Đức, ông Christian Drosten, Giám đốc Khoa virus học tại Bệnh viện Charite ở Berlin cho biết: “Chúng tôi đã nhanh chóng nhận ra tình hình nghiêm trọng ngay khi dịch bệnh xuất hiện tại châu Âu và chúng tôi luôn đi đầu trong vấn đề chẩn đoán bệnh”.
Theo ông Christian Drosten, vào thời điểm dịch bệnh khởi phát tại châu Âu, Đức đã cho thiết lập nhiều phòng thí nghiệm để xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên khắp đất nước. “Đó là lý do tại sao chúng tôi đã đạt được bước tiến lớn ngay từ bước khởi đầu so với các quốc gia khác”, ông nói.
Ông Christian Drosten cho biết thêm, chính mạng lưới các phòng thí nghiệm độc lập dày đặc trên khắp nước Đức đã giúp quốc gia này có thể thực hiện các xét nghiệm với số lượng lớn ngay từ tháng Một khi mới có vài trường hợp rải rác đầu tiên xuất hiện.
| Covid-19. Lằn ranh đỏ thời dịch bệnh TGVN. Đối phó với dịch Covid-19 đòi hỏi phải nhận diện lại những lằn ranh đỏ trong nhận thức và hành động – điều rất ... |
Hệ thống y tế công cộng tốt hàng đầu thế giới
Dù vậy, nhiều chuyên gia trong ngành cũng thống nhất cho rằng, yếu tố quan trọng nhất khiến quốc gia đông dân nhất Liên minh châu Âu có thể giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do Covid-19 là hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng rất phát triển, được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ.
Là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới, Đức sở hữu hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng tốt hàng đầu thế giới với bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu và mức bảo vệ cao cho người lao động.
Đức có hệ thống bệnh viện dày đặc nhất thế giới, với 1.900 bệnh viện phục vụ cho dân số 82 triệu người cùng số lượng giường bệnh cao nhất tính theo đầu người ở châu Âu với tỷ lệ 29/100.000 dân so với 13/100.000 dân ở Italy, 12/100.000 dân ở Pháp, 10/100.000 dân ở Tây Ban Nha.
“Hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta có lẽ là một trong những hệ thống tốt nhất trên thế giới”, Thủ tướng Đức Angela Merkel tự hào nói trong một thông điệp hiếm hoi gửi tới toàn thể người dân Đức thông qua truyền hình tối 18/3.
“Tuy nhiên, dịch bệnh cũng cho thấy chúng ta thực sự dễ bị tổn thương và phụ thuộc lẫn nhau như thế nào”, bà khẳng định. Hiện tại, người đứng đầu Chính phủ Đức đã quyết định cách ly tại nhà sau khi gặp một bác sĩ có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Môt văn phòng y tế công cộng tại thành phố Heinsberg. (Nguồn: DPA) |
“Chúng tôi cũng được cảnh báo sớm về dịch bệnh và có sự chuẩn bị tốt hơn”, ông Christoph Specht, một bác sĩ và là chuyên gia y tế đầu ngành chia sẻ trên kênh tin tức NTV.
Theo ông Christoph Specht, các bệnh viện tại Đức đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng cho công tác ứng phó với dịch bệnh. “Tuy nhiên, ngay cả một hệ thống y tế được trang bị tốt cũng có thể nhanh chóng bị quá tải nếu có quá nhiều người bệnh. Chúng tôi tự tin có nhiều giường chăm sóc đặc biệt hơn Italy và nhiều nước khác và hy vọng sẽ cung cấp đủ cho số bệnh nhân trong thời gian tới”, ông Christoph Specht khẳng định.
Thêm một yếu tố góp phần vào thành công của ngành y tế Đức là các hệ thống các văn phòng y tế công cộng (Gesundheitsamt) được tổ chức chặt chẽ, quy củ, luôn thực thi nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh và chăm sóc sức khỏe. Đức hiện đang có hàng trăm văn phòng y tế công cộng trải rộng trên khắp cả nước.
| Cập nhật 7h ngày 19/3: Thủ tướng Đức lần đầu phát thông điệp toàn quốc, Anh đóng cửa toàn bộ trường học, số ca mắc Covid-19 ở Nga tăng cao nhất TGVN. Trong thông điệp được phát trực tiếp toàn quốc lần đầu tiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã mô tả cuộc khủng hoảng do ... |
| Cập nhật 20h ngày 23/2: Thêm nhiều ca tử vong ngoài Trung Quốc, WHO nhận xét dịch Covid-19 ở Italy vẫn là bí ẩn TGVN. Tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) trên thế giới đến 20h hôm nay (23/2) vẫn ... |
| Trung Quốc: Tỷ lệ tử vong do virus corona thấp, số ca điều trị thành công tăng, nghi nhiễm mới giảm mạnh TGVN. Ngày 4/2, giới chức Trung Quốc cho biết, tính đến hết ngày 3/2, tỷ lệ tử vong do nhiễm chủng mới của virus corona ... |