Ukraine chạy đua giải cứu di sản văn hóa dưới mưa bom bão đạn

Nam Anh
Bên cạnh việc triển khai sơ tán người dân khỏi các vùng chiến sự, giờ đây việc bảo vệ các di sản văn hóa đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với Ukraine khi nó đại diện cho tinh hoa của cả một đất nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ukraine chạy đua giải cứu di sản văn hóa dưới mưa bom bão đạn
Một bức tượng được bọc lớp chống cháy bên cạnh Nhà thờ Latinh ở Lviv. (Nguồn: AFP)

Khi hỏa lực của cả Nga và Ukraine đang đọ sức với nhau ở hai bên chiến tuyến thì một trong những tổn thất lớn trong các cuộc giao tranh chính là văn hóa nghệ thuật.

Các di sản thế giới được UNESCO công nhận cho đến nay tạm thời "được an toàn", nhưng các cơ sở văn hóa lớn của Ukraine đã phải hứng chịu sự tàn phá trực tiếp.

Nhà hát kịch Mariupol biến thành đống đổ nát vào giữa tháng Ba. Tu viện Hang động Sviatohirsk ở Donetsk được xây dựng từ năm 1526 - một trong những tu viện lâu đời nhất - bị hư hại nặng nề do những trận pháo kích.

Mặc dù hầu hết bảo tàng và phòng trưng bày đã đóng cửa ngay khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine nhưng các nhân viên văn hóa ở đây vẫn đang cố gắng hết sức để sơ tán các tác phẩm nghệ thuật và hiện vật lịch sử còn sót lại.

Giờ đây, bảo vệ di sản văn hóa đã trở thành một phần ngày càng thiết yếu đối với cả người dân Ukraine lẫn những người dành tình yêu cho văn hóa nghệ thuật trên phạm vi quốc tế.

Sơ tán những gì có thể

Các bảo tàng và địa điểm văn hóa trên khắp Ukraine đã tiến hành các kế hoạch bảo vệ các di sản quốc gia. Đầu tháng Ba, các công nhân đã di dời một bàn thờ gỗ vẽ Chúa Jesus, Đức mẹ Maria và Mary Magdalene từ một nhà thờ Armenia được xây từ thế kỷ XIV tới một boongke an toàn.

Các nhân viên của Bảo tàng Mỹ thuật Odessa đã giấu các tác phẩm nghệ thuật trong tầng hầm của tòa nhà và giăng dây thép gai, trong khi các nhân viên tại Bảo tàng Thế chiến II Ukraine đã dành ra 12 giờ để di chuyển các hiện vật quan trọng nhất đến nơi an toàn.

Các nhân viên đang di dời tranh trong bảo tàng ở Lviv. (Nguồn: DW)
Các nhân viên đang di dời tranh trong bảo tàng ở Lviv. (Nguồn: DW)

Tương tự như vậy, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Ukraine ở Kiev đã sơ tán các hiện vật bao gồm vũ khí của người Scythia và một chiếc vòng đeo tay bằng ngà voi ma mút kỷ băng hà đến các điểm an toàn.

Vào ngày thứ hai của chiến dịch quân sự, bà Maria Lanko và các thành viên của triển lãm Venice Biennale Pavilion tại Ukraine đã tìm cách sơ tán những tác phẩm điêu khắc quan trọng nhất ra khỏi thủ đô Kiev bằng xe riêng.

Bà đã mất hơn một tuần di chuyển giữa các thành phố khác nhau để đến Áo, nhờ đó buổi trưng bày mới có thể được tiến hành tại Venice vào tháng Tư.

Gia cố hiện vật không thể di dời

Người dân Ukraine đang cố gắng để gia cố các tòa nhà và hiện vật không thể di chuyển.

Tại thành phố Lviv, các công nhân xây dựng đã dựng giàn giáo xung quanh Nhà thờ Latinh của thành phố và gắn khung thép lên các cửa sổ kính màu. Trong khi đó, các bức tượng thần Hy Lạp trên bốn đài phun nước bằng đá vôi của thành phố được bọc trong lớp phủ chống cháy.

Ở phía Nam, tại thành phố cảng Odessa, các tình nguyện viên đã chồng các bao cát tạo thành các lớp bảo vệ xung quanh tượng đài tân cổ điển Duc de Richelieu.

Ông Kyrylo Lipatov, Phó Giám đốc Nghiên cứu và triển lãm tại Bảo tàng Nghệ thuật quốc gia của Odessa cho rằng các bao cát không có khả năng bảo vệ di tích khỏi va chạm trực tiếp. Tuy nhiên, biện pháp này thúc đẩy tinh thần của người dân địa phương.

Khi trả lời phỏng vấn báo chí, bà Lilya Onyshchenko - người đứng đầu văn phòng bảo vệ di sản của Hội đồng thành phố cho biết, "nếu chúng ta đánh mất văn hóa, chúng ta sẽ đánh mất bản sắc của mình".

Ukraine chạy đua giải cứu di sản văn hóa dưới mưa bom bão đạn
Tượng đài Công tước Richelieu tại thành phố Odessa được bảo vệ bằng các bao cát. (Nguồn: Vox)

Bảo vệ nghệ thuật đương đại

Từ những ngày đầu của xung đột, một không gian được gọi là "Asortymentna kimnata" (Phòng trưng bày tổng hợp), có trụ sở tại Trung tâm Nghệ thuật ương đại Ivano-Frankivsk ở miền Tây Ukraine đã cố gắng di dời và bảo quản các tác phẩm nghệ thuật từ khắp các cơ sở trên đất nước với kinh phí giới hạn.

Người phụ trách phòng trưng bày Anya Potyomkina cho biết, "Asortymentna kimnata được tạo ra để hỗ trợ nghệ thuật địa phương, và bây giờ chúng tôi không chỉ hỗ trợ mà còn phải bảo tồn" không gian này.

Một nhóm người đã tạo ra một số boongke lưu trữ tại các địa điểm bí mật và hỗ trợ sơ tán các tác phẩm ở Kiev, Mariupol, Odessa, Zaporizhzhya và rất nhiều thành phố khác. Hơn 20 bộ sưu tập đã được đặt trong những căn hầm chỉ trong vòng 10 ngày đầu tiên khi giao tranh nổ ra.

Bà Olga Honchar, nhà quản lý văn hóa kiêm Giám đốc Bảo tàng Chiến tranh Lviv đã tổ chức Trung tâm Khủng hoảng bảo tàng với mục tiêu trước mắt là hỗ trợ các nhân viên bảo tàng không còn được trả lương và “không có tiền mua các nhu yếu phẩm cơ bản”.

Quỹ Nghệ thuật khẩn cấp cũng đã được thành lập để huy động các khoản tài trợ khẩn cấp và quản lý các khoản quyên góp từ kiều bào để các nghệ sĩ Ukraine có thể tiếp tục công việc của họ.

Nghệ thuật opera được đề cử vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Nghệ thuật opera được đề cử vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Ngày 29/3, Ủy ban quốc gia UNESCO của Italy đã chấp thuận đề cử nghệ thuật opera vào danh sách di sản văn hóa phi ...

Rumba Congo: Tâm hồn và lịch sử trong điệu nhảy giàu bản sắc

Rumba Congo: Tâm hồn và lịch sử trong điệu nhảy giàu bản sắc

Điệu nhảy Rumba Congo độc đáo và giàu bản sắc đã trở thành một phần lịch sử, mảnh ghép không thể thiếu trong tâm hồn ...

(theo DW)

Đọc thêm

Mối duyên với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

Mối duyên với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

Tôi được Bộ Ngoại giao bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Lãnh sự, tiếp đó được Lãnh đạo Bộ chỉ định sang làm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về người ...
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Năm 2024, thị trường ô tô Việt Nam chào đón nhiều mẫu xe mới đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Trong đó, một số cái tên có giá bán ...
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá ...
Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Với chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ, kết hợp các chương trình khuyến mãi… giúp giá bán của nhiều mẫu ô tô lắp ráp trong nước ...
Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Tesla triệu hồi gần 700.000 xe điện vì không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn liên bang do gặp lỗi liên quan đến hệ thống giám sát áp suất lốp.
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động