TIN LIÊN QUAN | |
Chung tay tìm giải pháp phòng ngừa và ứng phó với xâm hại trẻ em | |
Làm thế nào để chữa lành vết thương cho trẻ bị xâm hại? |
Theo đó, ứng dụng miễn phí có tên myPlan là sản phẩm được phát triển bởi Trường đại học y khoa John Hopkins (Mỹ) và đã được thử nghiệm từ năm 2016 với 10.000 người sử dụng riêng tại Mỹ. Ngoài ra, ứng dụng này còn có phiên bản dành cho Canada, Australia và New Zealand.
MyPlan giúp phụ nữ nhận diện và phòng tránh những mối quan hệ không lành mạnh. (Nguồn: The-star) |
Theo giáo sư Nancy Glass, người đứng đầu nhóm phát triển ứng dụng myPlan, những kết quả tích cực trong thời gian thử nghiệm đã làm nảy sinh ý tưởng đưa sản phẩm này sang châu Phi, nơi mà bạo lực tình dục phần lớn là kết quả của tình trạng thiếu thông tin. Ứng dụng này trước tiên sẽ được giới thiệu tại Kenya, Ghana và Somalia.
Ứng dụng myPlan sẽ đưa ra những câu hỏi trực tuyến về lịch sử và tình trạng quan hệ của người phụ nữ với đối tác, tiếp đó sẽ đưa ra những phương án lựa chọn cách ứng xử hay đối phó phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể. Thông tin nhận được từ người sử dụng cũng sẽ được kết nối trực tiếp với các kho dữ liệu trực tuyến về quản lý hồ sơ cá nhân để giúp phụ nữ có thể biết thêm thông tin về đối tác của mình.
Ứng dụng myPlan còn cung cấp những thông tin tham khảo bổ ích về cách nhận diện những mối quan hệ sẽ dẫn đến việc lạm dụng hay bạo lực cũng như đánh giá những rủi ro tiềm ẩn trong các mối quan hệ đó.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), ít nhất 30% phụ nữ trên toàn thế giới đã từng bị lạm dụng về thể xác hay tình dục từ đối tác, trong đó bao gồm cả các hành động bạo lực từ bạn tình hoặc người yêu cũ cùng những hành động như đánh đập, hãm hiếp hay thậm chí kiểm soát cuộc sống riêng của nạn nhân. Trong khi đó, phần lớn các nạn nhân đều giữ kín việc này trong nhiều năm vì sợ hãi và đây cũng là lý do mà thủ phạm của 38% vụ giết phụ nữ là từ chính bạn tình, người yêu hay chồng của nạn nhân.
Theo Cơ quan Phụ nữ LHQ, tình hình tại Kenya và nhiều nước châu Phi khác còn tệ hơn với 40% phụ nữ tại đây đã từng là nạn nhân của lạm dụng tình dục và bạo lực.
“Hãy lên tiếng để ngăn chặn bạo lực tình dục trẻ em” Đó là quan điểm của PGS.TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn, Trưởng khoa Tâm lý học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh trước ... |
“Tôi phát biểu, tôi la hét, tôi không sợ” Từ trải nghiệm đau thương của chính mình, Linor Abargil đã trở thành “người hùng” trong cuộc chiến chống bạo lực tình dục. |