Sống lạc quan và hòa hợp, thực hành thư giãn và điều hòa cảm xúc là những phần không thể thiếu trong việc phòng, chống ung thư. |
Điều trị hay không?
GS. Hardin B. Jones của Đại học Y California (Mỹ) từng tuyên bố rằng, có đủ bằng chứng cho thấy bệnh nhân ung thư không được điều trị sống lâu hơn những người được điều trị.
Nghiên cứu trong thời gian dài của TS. Stanley Reimann về những trường hợp ung thư ở bang Pennsylvania (Mỹ) cũng đưa ra kết quả những người được điều trị bằng giải phẫu, xạ trị hoặc hoá chất có thời gian sống ngắn hơn những người không điều trị. Những kết luận này không được nhiều ý kiến đồng tình mà còn gây nhiều tranh cãi.
TS. Allen Rutherford của Đại học Y Pennsylvania (Mỹ) cho biết: “Các bác sĩ giải phẫu chỉ hy vọng có thể cắt bỏ khối u ung thư, nhà xạ trị hy vọng đốt cháy những tổ chức bị ung thư… Nhưng không ai trong số họ có thể bảo đảm chữa khỏi ung thư”.
Hệ miễn dịch rất quan trọng
TS. Cornelius P. Rhoads, Giám đốc Viện Sloan Kettering (New York) cho biết một số người có thể rũ bỏ ung thư dễ dàng như vượt qua một trận cảm cúm thông thường, trong khi nhiều người khác lại trở thành nạn nhân.
Bằng chứng đầu tiên về khả năng miễn dịch của cơ thể có thể chiến thắng ung thư được biết đến khi những tế bào ung thư được tiêm vào những tù nhân khoẻ mạnh và tình nguyện tại bang Ohio (Mỹ). Những tù nhân này chỉ bị viêm nhẹ và sau đó, tế bào ung thư không hề có dấu hiệu phát triển. Tuy nhiên, khi tiêm những tế bào này vào bệnh nhân ung thư đang điều trị ở Bệnh viện Memorial ở New York, ung thư ở những người này đã phát triển. Nhiều nhà khoa học cho rằng những người khoẻ mạnh đều đã trải qua một đôi lần cơ thể phải đối phó với những tế bào ung thư. Tuy nhiên lúc đó, hệ miễn dịch khoẻ mạnh đã thắng và tiêu diệt tế bào ung thư trước khi chúng có điều kiện phát triển thành ung thư thực sự.
Bác sĩ Cornelis Moerman (1893-1988), người Hà Lan, cũng đã phát triển phương pháp chữa bệnh ung thư bằng những thực phẩm tự nhiên có nhiều sinh tố, chất khoáng và những vi chất, nhất là những sinh tố A, C và E mà ông gọi là những chất dinh dưỡng chống ung thư (Anti-carcinogenic nutrients).
Theo ông Moerman, ung thư không phải là một bệnh cục bộ mà là bệnh của hệ miễn dịch, nên một hệ miễn dịch mạnh không chỉ giúp ngăn chặn sự phát triển khối u, mà còn có thể biến những tế bào ung thư thành tế bào lành. Bắt đầu nghiên cứu và thí nghiệm từ những năm 1930 và đến cuối năm 1987, Bộ Y tế Hà Lan đã công nhận phương pháp của ông là Liệu pháp chữa ung thư Moerman - một phương pháp chữa bệnh ung thư chính thức và có hiệu quả.
Môi trường sống trong lành
Có rất nhiều nghiên cứu và báo cáo cho thấy ung thư không xuất hiện ở những cộng đồng dân cư sống bằng lối sống tự nhiên, không ăn những thực phẩm công nghiệp. Bác sĩ Albert Schweitzer cho biết không có người châu Phi nào bị ung thư cho đến khi làn sóng văn minh của người phương Tây du nhập những lối sống mới, kèm theo những thực phẩm của công nghiệp chế biến và những chất độc hoá học. Các nghiên cứu của Vilhjalmur Stefanson về sinh hoạt của Eskimo, của Robert Mc Carrison về người Hunza… cũng cho thấy: Những người sống bằng thực phẩm tự nhiên đều được miễn nhiễm với căn bệnh ung thư.
Theo S.Harry Rubin, phòng thí nghiệm vi trùng học thuộc trường Đại học California, trong cuộc chiến chống ung thư, điều cần làm là phải xây dựng nên một hệ thống miễn dịch đủ mạnh để phòng thủ hơn là trực diện tấn công chúng. Một chuyên gia về bệnh ung thư khác cũng cho rằng: Để ngăn chặn ung thư là tạo nên một sức đề kháng tốt thông qua chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn uống theo cách truyền thống với nhiều chất xơ và những vi chất cần thiết sẽ giúp cho hệ miễn nhiễm có đủ khả năng tiêu diệt tế bào ung thư hoặc biến để chúng trở thành những tế bào bình thường.
Giải tỏa stress
Nhiều nghiên cứu khoa học khác cũng cho thấy những cảm xúc tiêu cực đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt hoặc làm phát triển tế bào ung thư. Phần lớn những bệnh nhân ung thư đều thuộc típ người dễ uất giận, không có khả năng giải toả những cảm xúc tiêu cực.
GS. Bernard Roizman, thuộc trường Đại học Y Johns Hopkins giải thích: Nhiều người đang có sẵn một số yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với ung thư. Dưới những điều kiện sống bình thường, những “ung thư ngủ ngầm” này không xuất hiện. Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực kéo dài có thể làm rối loạn hoạt động nội tiết và suy giảm hệ miễn dịch nên đã kích hoạt ung thư phát triển.
Do đó, thay đổi quan điểm sống, sống lạc quan và hoà hợp, thực hành thư giãn và điều hoà cảm xúc là những phần không thể thiếu trong việc phòng, chống ung thư.
Lương y Võ Hà