Vấn nạn di cư: Thách thức tiếng nói chung của EU

Đức Trí
Gần đây, liên tiếp xảy ra vụ chìm thuyền trên biển Địa Trung Hải khiến hàng trăm người di cư trái phép thiệt mạng trước khi đến “miền đất hứa”. Trong khi đó, các nước châu Âu thì vẫn chưa tìm được tiếng nói chung để ngăn chặn thảm họa.
Theo dõi TGVN trên
Những người di cư đang kêu cứu khi thuyền của họ không thể tiếp tục hành trình. (Nguồn: AFP)
Những người di cư đang kêu cứu khi thuyền của họ không thể tiếp tục hành trình. (Nguồn: AFP)

Chiến tranh, xung đột, đời sống khó khăn và cả hy vọng đổi đời khiến dòng người di cư trái phép từ Morocco, Algeria, Libya, Tunisia, Serbia, Syria, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ và nhiều nước khác vẫn ngày đêm tìm cách vượt biển, mạo hiểm với mạng sống của mình tìm đến châu Âu.

Cơ quan biên giới và cảnh sát biển châu Âu (Frontex) thống kê, riêng trong năm 2022 đã có tới 330.000 “người nhập cư bất thường” vào các nước châu Âu, một con số kỷ lục kể từ năm 2016.

Còn theo số liệu của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), dòng người vượt biên trái phép vào châu Âu tiếp tục gia tăng trong ba tháng đầu năm 2023, với số người nhập cư vào Italy là trên 20.000 người, tăng ba lần so với cùng thời điểm năm 2022.

Trong khi đó, số liệu của Anh ghi nhận, số người vào Anh tăng đột biến, với hơn 45.700 người. Thế nhưng, hầu hết những người di cư trái phép này sẽ bị trục xuất trở lại nơi xuất phát. Chỉ rất ít trong số này may mắn được sống trong những trại tỵ nạn và được ở lại bởi lý do nhân đạo hoặc chính trị.

Những thảm kịch mới

Theo thống kê của UNHCR, từ khi tổ chức này bắt đầu thực hiện Dự án người di cư mất tích và bắt đầu thu thập số liệu từ năm 2014 đến năm 2022, đã có 51.194 người thiệt mạng khi tìm cách vào châu Âu. Trong số những người thiệt mạng được thống kê, có tới 30.000 người không thể xác định được quốc tịch, 9.000 người đến từ các quốc gia châu Phi, 6.500 người thuộc các quốc gia châu Á và hơn 3.000 người từ các nước châu Mỹ.

Trong năm 2022, riêng các vụ chìm thuyền trên biển Địa Trung Hải, con đường gần nhất nối châu Phi với châu Âu, đã ghi nhận 25.104 người thiệt mạng. Những người này chủ yếu tìm đường đến Anh, Italy và Tây Ban Nha. Người di cư từ các nước khu vực Tây và Bắc Phi thậm chí còn vượt biển Tây Phi - Đại Tây Dương đến quần đảo Canary của Tây Ban Nha, rồi từ đó xâm nhập vào các nước châu Âu khác. Trong năm 2022 và ba tháng đầu năm 2023, tuyến này cũng ghi nhận 1.600 người thiệt mạng trong tổng số 2.947 nạn nhân tính từ năm 2021.

Ngoài hai tuyến trên, số người di cư trái phép vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp cũng cao bất thường. Số liệu năm 2022 của UNHCR cho thấy, đã có hơn 1.000 người mất mạng khi tìm cách đến châu Âu qua tuyến đường này. Băng qua sa mạc Sahara để vào EU cũng là một tuyến “tử thần” khác đối với những người di cư trái phép. Báo cáo của UNHCR cho thấy, từ 2014, có 5.620 người thiệt mạng trên tuyến băng qua sa mạc Sahara. Trong số này, chủ yếu là người tị nạn Afghanistan và người di cư từ các nước khu vực Tây Á và Nam Á.

Dòng người di cư tiếp tục gia tăng thì số người thiệt mạng cũng gia tăng. Thế nhưng, những người di cư bất hợp pháp với hy vọng đổi đời tiếp tục đổ về châu Âu không chùn bước. Các thảm kịch trên biển, trên biên giới đất liền vẫn liên tục xảy ra. Theo Frontex, chỉ riêng các vụ đắm thuyền trên biển Địa Trung Hải trong ba tháng đầu năm 2023 đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người và làm hàng chục người mất tích.

Mới nhất, vào ngày 26/2, một chiếc thuyền chở người di cư từ Afghanistan, Iran và một số nước khác xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ đã chìm ở vùng biển phía Đông Calabria của Italy. Ít nhất 64 người chết và hàng chục người mất tích. Ngày 8/4, 20 người mất tích khi chiếc thuyền cao su bơm hơi của họ bị chìm ngoài khơi Tunisia do va phải đá ngầm. Ngày 9/4, một thuyền xuất phát từ Libya chở theo 400 người bị hỏng máy trôi giạt trên vùng biển giữa Hy Lạp và Malta. Sau đó, ngày 12/4, lực lượng bảo vệ bờ biển Tunisia đã tìm thấy 10 thi thể và cứu sống được 72 người trong khi 30 người vẫn đang mất tích. Trước đó, vụ lật tàu chở người di cư ngoài khơi Tunisia khiến ít nhất 27 người thiệt mạng…

Giải pháp cho bài toán hóc búa?

Tình trạng nhập cư trái phép gia tăng là thách thức lớn, đòi hỏi các nước châu Âu phải có biện pháp hữu hiệu và tiếng nói chung.

Phát biểu nhân Ngày quốc tế người di cư 18/12, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi thế giới cần “làm tất cả có thể” để ngăn chặn thiệt hại về tính mạng đối với người di cư, coi đây là mệnh lệnh nhân đạo, nghĩa vụ đạo đức và pháp lý. Ông Gunterres cho biết, thế giới hiện có khoảng 280 triệu người phải rời khỏi đất nước để tìm kiếm cơ hội và cuộc sống tốt hơn và nhấn mạnh, phần đông những người di cư một cách an toàn và trật tự đều đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và gia tăng hiểu biết.

Chia sẻ nhận định của Tổng thư ký Liên hợp quốc, Tổng giám đốc Tổ chức di cư quốc tế (IOM) Antonio Vitorino cũng cho rằng, người di cư là nền tảng của sự phát triển và tiến bộ. Lãnh đạo IOM kêu gọi loại bỏ chính trị hóa vấn đề di cư, cũng như quan điểm chia rẽ và thù địch đối với người di cư.

Tại hội nghị gần đây, nhiều thành viên EU ủng hộ thiết lập cơ chế chia sẻ gánh nặng theo nguyên tắc các nước thành viện tự nguyện nhận số lượng người di cư còn những nước không nhận thì phải đóng góp tài chính như đề xuất của Pháp và Italy. Thế nhưng, những gì đang xảy ra cho thấy, cơ chế này chưa đủ ràng buộc để cải thiện tình hình. Lãnh đạo EU nhất trí áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn để kiểm soát người di cư, để có thể trục xuất các trường hợp xin tị nạn bị từ chối. Một quốc gia thành viên có thể sử dụng phán quyết của tòa án ở nước thành viên khác để trục xuất người di cư trái phép trở về nước xuất xứ. Lãnh đạo EU cũng kêu gọi nỗ lực đóng góp mới của các thành viên, thành lập các quỹ chung hỗ trợ người di cư và tăng cường quản lý biên giới, củng cố hạ tầng và phương tiện giám sát.

Bất đồng quan điểm

Tuy nhiên, vẫn còn một số quốc gia EU không ủng hộ kế hoạch “tự nguyện chia sẻ và đóng góp” với mục tiêu có thể phân bổ mỗi năm 10.000 người tị nạn tới tất cả các nước thành viên mà Pháp, Italy là những nước hăng hái đề xuất. Bộ trưởng Nội vụ Áo Gerhard Karner kịch liệt phản đối vì cho rằng động thái này "gửi tín hiệu sai tới những băng nhóm buôn người". Hà Lan cũng cho biết họ sẽ không tiếp nhận những người xin tị nạn theo đề xuất. Trong khi đó, các quốc gia như Hungary, Ba Lan… đã từ lâu không ủng hộ bất kỳ cơ chế tái định cư người tị nạn một cách cưỡng ép nào. Nhiều nước EU ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn hơn trong chính sách tị nạn. Tuy vậy, một số nước, trong đó có Ðức, quốc gia vốn phụ thuộc vào nguồn lao động di cư, lại quan tâm tới lợi ích từ người di cư và từ chối xây dựng các hàng rào cứng. Đức không muốn gây sức ép bằng cách rút viện trợ phát triển hoặc thị thực đối với các nước có người di cư.

Trong khi Thủ tướng Italy Giorgia Meloni hối thúc lãnh đạo EU hành động nhiều hơn, nhắc lại “trách nhiệm hỗ trợ người di cư là trách nhiệm chung” thì Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gérald Darmanin lấy làm tiếc rằng Italy đã không hành xử như một quốc gia châu Âu có trách nhiệm. Quan chức này cho hay “việc quản trị các dòng di cư là một vấn đề chung tác động đến tất cả chúng ta, cần giải pháp nhất quán cho toàn bộ châu Âu”.

Trong cuộc gặp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 10/3 vừa qua, Thủ tướng Anh Rishi Sunak thống nhất tăng cường hợp tác chống lại nạn buôn người qua eo biển Manche, xây hàng rào cao bốn mét và góp thêm 91 triệu Euro cho Pháp để tăng chi viện cho cảnh sát trên các bãi biển của Pháp. Đổi lại, cảnh sát Anh được phép tiếp cận các trung tâm kiểm soát người di cư của Pháp.

Người phát ngôn Ủy ban châu Âu Anitta Hipper thừa nhận: “Di cư là một thách thức của châu Âu và phải được giải quyết cùng nhau”. Bà Sara Prestianni, nhà hoạt động nhân quyền thuộc tổ chức EuroMed Rights đánh giá: “Hiện nay chính sách di cư của châu Âu hướng ra bên ngoài nhiều hơn, với việc tăng cường cách tiếp cận bằng đòn bẩy và có điều kiện. Tuy nhiên, đó không phải là giải pháp, mà thậm chí còn là một phần của vấn đề. Thảm kịch gần đây càng gióng lên hồi chuông báo động và cho thấy, giải pháp duy nhất có thể ngăn người di cư bất hợp pháp mạo hiểm tính mạng là mở rộng con đường vào EU hợp pháp cho họ và EU phải có cách tiếp cận phù hợp, nhân đạo và có trách nhiệm hơn”.

Thủ tướng Italy ‘giục’ EU ngăn chặn dòng người di cư trái phép, tránh tái diễn các thảm kịch

Thủ tướng Italy ‘giục’ EU ngăn chặn dòng người di cư trái phép, tránh tái diễn các thảm kịch

Ngày 27/2, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni tuyên bố đã gửi thư tới những người đứng đầu Liên minh châu Âu (EU), trong đó hối ...

Italy thông qua luật mới trước tình trạng di cư bất hợp pháp ngày càng gia tăng

Italy thông qua luật mới trước tình trạng di cư bất hợp pháp ngày càng gia tăng

Ngày 23/2, với 84 phiếu thuận và 61 phiếu chống, Thượng viện Italy đã chính thức thông qua luật nhằm hạn chế hoạt động tìm ...

Việt Nam rà soát tình hình triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự trong năm 2022

Việt Nam rà soát tình hình triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự trong năm 2022

Ngày 9/12, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển ...

Nhức nhối vấn nạn di cư bất hợp pháp ở Mỹ Latinh

Nhức nhối vấn nạn di cư bất hợp pháp ở Mỹ Latinh

Cảnh sát biển của Mỹ vừa triệt pháp một trong những vụ buôn người lớn nhất tại khu vực.

An ninh lương thực ASEAN: Bài toán khó nhưng có nhiều cách giải

An ninh lương thực ASEAN: Bài toán khó nhưng có nhiều cách giải

An ninh lương thực đang là vấn đề nan giải đối với ASEAN. Hợp tác với các đối tác như EU hay Nhật Bản là ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Ảnh ấn tượng (25/9-1/10): Tròn 1 năm Nga sáp nhập 4 vùng lãnh thổ; Ukraine bắn pháo tự hành ‘hoa cẩm chướng’; ông Biden có hành động lịch sử

Ảnh ấn tượng (25/9-1/10): Tròn 1 năm Nga sáp nhập 4 vùng lãnh thổ; Ukraine bắn pháo tự hành ‘hoa cẩm chướng’; ông Biden có hành động lịch sử

Xung đột Ukraine, Tổng thống Nga phát biểu nhân 1 năm sáp nhập 4 vùng lãnh thổ, ông Biden biểu tình… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
ASIAD 19: Xác định các cặp đấu vòng bán kết môn bóng đá nam, nữ

ASIAD 19: Xác định các cặp đấu vòng bán kết môn bóng đá nam, nữ

Bán kết môn bóng đá nam, nữ ASIAD 19 đã chính thức xác định được 4 đội bóng xuất sắc nhất góp mặt sau loạt trận căng thẳng ở tứ ...
Bầu cử Slovakia: Kết quả đã an bài, lãnh đạo đảng khẳng định ưu tiên hàng đầu

Bầu cử Slovakia: Kết quả đã an bài, lãnh đạo đảng khẳng định ưu tiên hàng đầu

Với kết quả kiểm phiếu gần như hoàn toàn ngày 1/10, Đảng Dân chủ xã hội (Smer-SD) đối lập đã giành chiến thắng trong bầu cử Slovakia.
Giá heo hơi hôm nay 2/10: Giá heo hơi rời đỉnh năm 2023

Giá heo hơi hôm nay 2/10: Giá heo hơi rời đỉnh năm 2023

Giá heo hơi hôm nay 2/10 tại miền Bắc không ghi nhận thay đổi mới, dao động trong khoảng 54.000 - 56.000 đồng/kg.
Người dân New Zealand bắt đầu bỏ phiếu sớm

Người dân New Zealand bắt đầu bỏ phiếu sớm

Ngày 2/10, người dân New Zealand đã bắt đầu bỏ phiếu sớm bầu chính quyền mới, gần hai tuần trước ngày bầu cử chính thức 14/10.
Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý những món ăn hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ bụng

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý những món ăn hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ bụng

Chế độ ăn thường có các loại rau lá xanh, cá hồi, quả bơ có thể giúp giảm tình trạng viêm mãn tính trong cơ thể, góp phần giảm mỡ, ...
9 tháng đầu năm 2023, Campuchia bắt giữ hơn 14.700 nghi phạm ma túy

9 tháng đầu năm 2023, Campuchia bắt giữ hơn 14.700 nghi phạm ma túy

Lực lượng chức năng Campuchia bắt giữ 14.722 nghi phạm liên quan đến ma túy, trong đó có 331 người nước ngoài và tịch thu 2,68 tấn ma túy bất hợp pháp.
Bộ Công an thông tin mới nhất về việc khởi tố, bắt tạm giam Ngô Thị Tố Nhiên cùng 2 bị can

Bộ Công an thông tin mới nhất về việc khởi tố, bắt tạm giam Ngô Thị Tố Nhiên cùng 2 bị can

Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, các hành vi vi phạm liên quan đến Ngô Thị Tố Nhiên đang được cơ quan công an tiếp tục mở rộng điều tra.
Đoàn Bộ Công an thăm Nga và Belarus: Thúc đẩy hợp tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Đoàn Bộ Công an thăm Nga và Belarus: Thúc đẩy hợp tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam do Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc dẫn đầu, đã thăm và làm việc tại Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus từ ngày 21-28/9.
UNICEF viện trợ 65 tấn hàng cho người dân Libya

UNICEF viện trợ 65 tấn hàng cho người dân Libya

UNICEF gửi cho Libya 65 tấn hàng cứu trợ trong bối cảnh hơn 16.000 trẻ em phải di dời ở miền Đông Libya sau cơn bão Daniel.
Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức tập huấn cho cán bộ về công tác nhân quyền

Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức tập huấn cho cán bộ về công tác nhân quyền

Ngày 28/9, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã diễn ra Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2023.
Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại năm 2023: Tất cả vì 1, Một sức khỏe cho tất cả

Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại năm 2023: Tất cả vì 1, Một sức khỏe cho tất cả

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam tiếp tục cam kết đồng hành cùng với các bộ, ngành... hướng tới việc loại bỏ các trường hợp tử vong do bệnh dại đến ...
Lợi dụng ứng dụng Podcast chống phá: Nhận diện để chủ động đấu tranh

Lợi dụng ứng dụng Podcast chống phá: Nhận diện để chủ động đấu tranh

Lợi dụng đặc tính tiện lợi của Podcast, các thế lực thù địch, phản động tạo lập các kênh nhằm tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống phá.
Việt Nam xứng đáng được hoan nghênh với những cam kết kiên định tại Liên hợp quốc

Việt Nam xứng đáng được hoan nghênh với những cam kết kiên định tại Liên hợp quốc

Việt Nam là thành viên năng động, trách nhiệm, có nhiều đóng góp tại Liên hợp quốc trong suốt 45 năm qua.
Người dân - lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Người dân - lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Hơn lúc nào hết, dựa vào dân vẫn là cách 'lo xa, lo sớm' trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở.
Hợp tác Việt Nam-Australia về an ninh, quyền con người

Hợp tác Việt Nam-Australia về an ninh, quyền con người

Việt Nam-Australia tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin thông qua các đối thoại, trong đó có đối thoại an ninh và đối thoại nhân quyền thường niên.
Đẩy mạnh mặt trận thông tin đối ngoại về quyền con người

Đẩy mạnh mặt trận thông tin đối ngoại về quyền con người

Công tác thông tin đối ngoại nói chung và thông tin đối ngoại về quyền con người nói riêng cần được đẩy mạnh để giải quyết những thách thức hiện nay.
Số hóa hệ sinh thái dữ liệu - 'chìa khóa' để quản lý quốc gia thông minh, vì mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau

Số hóa hệ sinh thái dữ liệu - 'chìa khóa' để quản lý quốc gia thông minh, vì mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau

Những quốc gia có hệ sinh thái dữ liệu chất lượng là những quốc gia đạt được mức tăng trưởng kinh tế - xã hội ấn tượng.
Đức, Ba Lan và Czech cùng tuyên chiến với nạn buôn người

Đức, Ba Lan và Czech cùng tuyên chiến với nạn buôn người

Đức, Ba Lan và Czech đang thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung nhằm chống lại tội phạm buôn người và nhập cư bất hợp pháp.
Nhức nhối nạn bắt cóc phụ nữ và trẻ em ở Pakistan

Nhức nhối nạn bắt cóc phụ nữ và trẻ em ở Pakistan

Số lượng các vụ bắt cóc phụ nữ và trẻ em tại Pakistan đang có xu hướng gia tăng trong vòng vài tháng qua.
Lý do Thủ tướng Ấn Độ gọi 19/9 là 'ngày lịch sử'

Lý do Thủ tướng Ấn Độ gọi 19/9 là 'ngày lịch sử'

Chính phủ Ấn Độ mới thông qua dự luật nhằm đảm bảo 33% số ghế trong Hạ viện và các cơ quan lập pháp cấp bang do phụ nữ đảm nhận.
Singapore: Cực đoan hóa trực tuyến làm tăng nguy cơ đe dọa khủng bố

Singapore: Cực đoan hóa trực tuyến làm tăng nguy cơ đe dọa khủng bố

Bộ trưởng Shanmugam cho rằng, cực đoan hóa trực tuyến là yếu tố chính thúc đẩy mối đe dọa khủng bố ở Singapore hiện nay.
Hàn Quốc: 'Gánh nặng' khoảng cách tiền lương giữa phụ nữ và nam giới

Hàn Quốc: 'Gánh nặng' khoảng cách tiền lương giữa phụ nữ và nam giới

Phụ nữ Hàn Quốc tích cực tham gia lực lượng lao động hơn bao giờ hết, nhưng khoảng cách tiền lương giữa phụ nữ và nam giới ngày càng lớn.
Liên hợp quốc: Trẻ em châu Phi đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu

Liên hợp quốc: Trẻ em châu Phi đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu

UNICEF cho biết, chưa đến 3% nguồn tài trợ toàn cầu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu nhắm vào trẻ em.
Phiên bản di động