Vẽ tranh bằng chỉ

Bước chân vào phòng trưng bày của Thêu Việt, tôi cảm thấy như lạc vào phòng tranh của một họa sĩ. Toàn bộ tác phẩm ở đây là tranh thêu với những chủ đề phong cảnh làng quê, đậm chất văn hóa Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ve tranh bang chi BST áo dài Lan Hương ra mắt phu nhân nguyên thủ các nước tới Hà Nội
ve tranh bang chi “Hộ chiếu số” - giải pháp phát triển làng nghề truyền thống

Phòng trưng bày nằm trong ngôi nhà ở phố Tôn Đức Thắng (Hà Nội) mang dáng vẻ cổ kính, thu hút ánh nhìn của nhiều người qua đường.

Đón tiếp chúng tôi là người đàn ông trung niên có nước da ngăm ngăm, dáng vẻ chân chất. Anh là nghệ nhân tranh thêu truyền thống có tiếng Hà Nội – Nguyễn Văn Công, quê ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa).

Mê mải ngắm những bức tranh thêu trưng bày ở đây, tôi cảm nhận mỗi tác phẩm dường như đã thấm đẫm mồ hôi và cả máu đầu ngón tay người thợ vào từng sợi chỉ.

Anh Công tâm sự: “Thêu thùa vốn là việc của phụ nữ do nó đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ. Vậy mà tôi lại say mê lao vào công việc này như là do số mệnh sắp đặt”.

Những tác phẩm mà anh sáng tác luôn có một phong cách riêng: mềm mại và quyến rũ.

ve tranh bang chi
Nghệ nhân Nguyễn Văn Công giới thiệu một sản phẩm tranh thêu. (Ảnh: Trung Hiếu)

Quyết tâm vực lại nghề

Năm 1991, anh Công ra Hà Nội học đại học. Mặc dù học ngành kỹ thuật điện tại Đại học Bách khoa Hà Nội, nhưng niềm đam mê thêu đã thôi thúc anh học vẽ tranh và kỹ thuật tạo hình từ một số bạn bè khi đó là sinh viên mỹ thuật. Tình yêu hội họa trong anh cứ lớn dần.

Anh chia sẻ: "Tôi quyết định tìm con đường riêng của mình, và chỉ có nghệ thuật tranh thêu truyền thống mới giúp tôi thực hiện được niềm đam mê: vẽ tranh bằng những sợi chỉ”.

Vào nghề thêu năm 2008,  những người thầy đầu tiên của anh là các nghệ nhân lão thành Nguyễn Cao Bính, Thái Văn Bôn. “Có công mài sắt có ngày nên kim”, sau nhiều năm kiên trì, anh đã trở thành thợ giỏi.

Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng. Kinh tế khó khăn khiến nhiều nghệ nhân đã phải bỏ nghề. Anh Công kể lại, khi vào thăm các làng nghề thêu truyền thống nổi tiếng như Quất Động (Hà Nội), Xuân Nẻo (Hưng Yên), Văn Lâm (Ninh Bình), và Minh Lãng (Thái Bình), anh nhận thấy không còn nhiều người tha thiết với nghề nữa. “Điều này làm tôi trăn trở mãi, nhưng cuối cùng tôi quyết tâm phải vực dậy nghề truyền thống từ vẻ đẹp sẵn có của bản sắc Việt”, anh Công tâm sự.

Anh cho biết, nghề thêu Việt Nam có từ thời phong kiến, tổ nghề là cụ Lê Công Hành. “Ngày xưa, những sợi chỉ được nhuộm bằng những chất liệu giản dị, có sẵn ở làng quê như củ nâu, vỏ bàng, lá vông, hoa hòe, cây chàm… Nhìn đơn giản vậy thôi, nhưng nhuộm xong là lên đủ các màu đẹp mắt”.

Nguyên liệu làm nên một bức tranh thêu truyền thống là vải lụa, cùng với các loại chỉ tơ, chỉ bóng. “Phương pháp nối đầu chỉ cũng rất quan trọng đối với thợ thêu tranh chuyên nghiệp. Nhiều người khi mới vào nghề, hoặc vào nghề lâu nhưng không được chỉ bảo cẩn thận thường không biết điều này khiến cho tranh bị thô. Đặc biệt, kỹ thuật thêu tranh truyền thống là đi từ trái sang phải, trên xuống dưới, từ trong ra ngoài cũng phải đảm bảo. Thế nên, nếu coi thêu tranh truyền thống là đơn giản thì thật sai lầm”, anh Công chia sẻ.

Anh nói, nghề thêu ở Việt Nam sau nhiều năm thăng trầm đã đạt được trình độ nghệ thuật rất cao. Do đó, trước khi chỉ dạy cho các học viên, anh giảng giải rất kỹ về lịch sử, kỹ thuật và những đặc điểm của dòng tranh thêu thuần Việt. Anh đã chỉ bảo kỹ năng thêu cao cấp cho khoảng 80 thợ. Những mẫu tranh do anh Công sáng tác đều gắn với phong cảnh Việt Nam. Hình ảnh những làng quê thanh bình, cây đa, bến nước, mái đình, những con trâu, con gà, đàn cá chép… đều gần gũi và thấm đẫm hồn Việt.

Tinh hoa thuần Việt

Hiện nay, 10 xưởng thêu của anh Công tại Hà Nội và các tỉnh lân cận tạo việc làm cho gần 400 lao động. Anh luôn chú ý phát triển loại tranh thêu hai mặt. “Đây là loại tranh không phải để treo mà để trưng bày, bởi người xem có thể thưởng ngoạn cả hai mặt của tranh. Khoảng trắng của bức tranh là tấm lụa mỏng có thể nhìn xuyên qua. Đó là tinh hoa và bước phát triển của tranh thêu Việt Nam”, anh Công khẳng định.

“Mấy năm gần đây, nhiều người thích làm theo kiểu tranh thêu chữ thập của Trung Quốc. Hậu quả là tranh thêu truyền thống Việt Nam bị mai một dần bản sắc. Tranh thêu Việt Nam dù được thế giới ưa thích nhưng chính chúng ta lại không hiểu và không gìn giữ. Thế nên tôi quyết định đi sâu vào đề tài dân tộc để khơi gợi cho người khác thêm yêu văn hóa của cha ông”, anh Công tâm sự.

Nhiều bức tranh thêu do anh Công và những người thợ của anh làm ra đã được khách quốc tế mua về treo trang trọng tại các khách sạn hoặc trưng bày tại bảo tàng, triển lãm mỹ thuật. Được chế tác công phu và tỉ mỉ, mỗi bức tranh thêu có giá từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng.

Thế nhưng đối với người nghệ nhân này, tiền bạc không hẳn là mục đích tối thượng. “Tôi mong sao thế hệ chúng ta có thể phục hồi và bảo tồn nghề thêu tranh, có lúc đã gần như thất truyền, và mong sao trong tương lai, nghệ thuật thêu sẽ được giảng dạy trong nhà trường, để các em học sinh có thêm hiểu biết về di sản cha ông để lại”, anh Công bộc bạch.

ve tranh bang chi Để các di sản văn hóa phi vật thể không bị mai một

“Nhiều di sản văn hóa phi vật thể kén người kế thừa, kén cả người thưởng thức. Nhưng không vì thế mà chúng ta để ...

ve tranh bang chi Quạt nghệ thuật - còn đó một nghệ nhân

Tìm đường về xóm Giáo, hỏi thăm nhà anh Dương Văn Đoàn ai cũng biết vì từ lâu anh đã là người nổi tiếng của ...

ve tranh bang chi Nghệ nhân Hà Thị Cầu: "Một đời đánh phấn đeo hoa"

Nhắc đến danh hiệu nghệ nhân - nghệ sĩ ưu tú ở đất Ninh Bình, người ta nhớ ngay đến bà Hà Thị Cầu - ...

Trung Hiếu

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp của núi và biển.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành nhà Hồ.
Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Thiên nhiên của đảo Đài Loan (Trung Quốc) quanh năm như một bức tranh sống động, mùa nào cũng thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Phiên bản di động