Vì đâu giới xuất bản Trung Quốc ‘ngại’ sách Mỹ?

Xuân Sơn
Các nhà xuất bản sách tại Trung Quốc đang thận trọng hơn trong lưu hành các tựa sách liên quan tới Mỹ, trong bối cảnh cạnh tranh song phương leo thang.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(05.14) Giới chức trách và xuất bản ở Trung Quốc đang có thái độ thận trọng hơn trước các đầu sách liên quan tới Mỹ - Ảnh: Thư viện Tân Hải ở Thiên Tân, Trung Quốc. (Nguồn: Time)
Giới chức trách và xuất bản ở Trung Quốc đang có thái độ thận trọng hơn trước các đầu sách liên quan tới Mỹ - Ảnh: Thư viện Tân Hải ở Thiên Tân, Trung Quốc. (Nguồn: Time)

Thống kê cho thấy năm 2022, cơ quan quản lý xuất bản Trung Quốc đã phân loại và cho phép lưu hành 1.960 đầu sách về Mỹ.

Có thể thấy, kể từ năm 2018, con số này đã liên tục suy giảm và chỉ còn một nửa so với 5 năm về trước.

Vừa qua, nước này được cho là đã đình chỉ hoặc trì hoãn phê duyệt sách của nhiều cây bút Mỹ nổi tiếng, bao gồm Michael Lewis. Dù bán chạy ở phương Tây, song cuốn Điềm báo: Câu chuyện về Đại dịch (The Premonition: A Pandemic Story) của tác giả này lại không tìm được nhà xuất bản nào tại Trung Quốc.

Tại sao lại có câu chuyện này?

Thay đổi bất ngờ

Các tác giả Mỹ, từ học giả đến lãnh đạo doanh nghiệp, từ lâu đã phổ biến với những độc giả Trung Quốc mong muốn tìm hiểu về nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Ông James Wu, một nhà xuất bản ở Bắc Kinh từng làm việc với Citic Press Group (CPG) - nhà xuất bản sách kinh doanh và sách phi hư cấu lớn nhất Trung Quốc - cho biết vào giữa những năm 2010, các công ty xuất bản của đất nước châu Á muốn phát hành “hầu như mọi đầu sách” bán chạy trên The New York Times (Mỹ).

Ông bình luận: “Sự quan tâm tới các đầu sách bán chạy của tác giả Mỹ đã từng lớn tới mức CPG sẵn sàng trả trước chi phí cho hàng chục nghìn ấn bản”.

Tuy nhiên, theo lời một cựu biên tập viên của CPG, phi vụ này đã bất ngờ chấm dứt khi thương chiến Mỹ - Trung nổ ra vào năm 2019, với đơn vị quản lý Trung Quốc ngừng cấp mã số cần thiết cho công tác xuất bản sách Mỹ trong 6 tháng.

Trong năm đó, số lượng đầu sách liên quan hoặc có tác giả Mỹ được xuất bản chỉ còn 2.777, so với 4.213 của năm 2018. Ông Wu nói rằng có thời điểm, các tác phẩm văn học của đại văn hào Mark Twain thậm chí còn không được xuất bản.

Theo cựu biên tập viên CPG, dù Bắc Kinh đã dỡ bỏ lệnh cấm, nhưng hiện các đầu sách Mỹ phải mất 2 tháng mới được cơ quan quản lý Trung Quốc cho phép xuất bản, lâu hơn 4 lần so với sách từ các nước khác. Các nhà xuất bản cũng cảnh giác trong lưu hành những đầu sách liên quan đến Mỹ do người Trung Quốc viết.

“Nhìn chung, thị hiếu của độc giả Trung Quốc đã có sự thay đổi về các vấn đề liên quan tới Mỹ. Phần nhiều trong số đó xuất phát từ yếu tố địa chính trị”. (Bà Jo Lusby, đồng sáng lập Pixie B, công ty tư vấn tại Hong Kong (Trung Quốc) chuyên hỗ trợ nhà xuất bản tại đại lục tiếp cận sách Mỹ)

Về phần mình, dù hâm mộ những cuốn sách lịch sử đoạt giải Pulitzer, ông Wu có thể không xuất bản chúng vì các giá trị Mỹ này “không phù hợp với Trung Quốc”.

Tuy nhiên, một số đầu sách phi chính trị cũng rơi vào “tầm ngắm”. Một học giả tại Thượng Hải than phiền ông không tìm được nhà xuất bản địa phương để phát hành cuồn sách về ngành dịch vụ tài chính Mỹ của mình.

Trong khi đó, một học giả dự định phát hành sách ở Hong Kong (Trung Quốc), nơi được cho là “thoáng” hơn về các quy định xét duyệt, xuất bản các ấn phẩm, chia sẻ rằng: “Sách của tôi thiên về kỹ thuật, nhưng nhà xuất bản trong nước vẫn nói không, bởi họ sợ cơ quan quản lý không thích các chủ đề liên quan đến Mỹ”.

Một số nhà biên tập cho biết cơ quan quản lý không vạch rõ lằn ranh đỏ để dễ dàng kiểm duyệt hơn. Cựu biên tập viên CPG nói: “Giới xuất bản Trung Quốc đã thận trọng hơn với sách Mỹ để tránh rủi ro hay biến cố”.

“Vũ khí mới”?

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý xuất bản nước này lại thúc đẩy phát hành đầu sách có nội dung chỉ trích Mỹ. Đây là khác biệt lớn so với nhiều năm trước, khi các tác phẩm về văn hóa và du lịch Mỹ luôn đứng đầu danh sách khuyến đọc của họ.

Hai tác phẩm được giới thiệu mới đây là Căn bệnh của chúng ta: Bài học về tự do từ nhật ký bệnh viện (Our Malady: Lessons in Liberty from a Hospital Diary) của tác giả Timothy Snyder và Nhiều hơn chưa chắc tốt hơn: Vượt qua ám ảnh của nước Mỹ với hiệu quả kinh tế (When More Is Not Better: Overcoming America’s Obsession with Economic Efficiency) do Roger Martin chắp bút.

(05.14) Độc giả Trung Quốc tại cửa hàng sách Zall ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc tháng 4/2020. (Nguồn Tân Hoa xã)
Độc giả Trung Quốc tại cửa hàng sách Zall ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc tháng 4/2020. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Theo các nhà xuất bản, mọi thứ bắt đầu 4 năm trước, khi CPG nhận được sự hỗ trợ để xuất bản Chiếc bẫy Mỹ (The American Trap). Cuốn sách nói về “cuộc chiến kinh tế bí mật của Mỹ chống lại phần còn lại của thế giới” của cựu giám đốc công ty Alston, người sau đó đã bị Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt vì tham nhũng.

Theo ông Wu, đây là một cột mốc quan trọng cho hợp tác giữa cơ quan quản lý và nhà xuất bản Trung Quốc liên quan đến các ấn phẩm về Mỹ.

Tuy nhiên, khó khăn là vậy, song các nhà xuất bản vẫn tìm thấy tiềm năng trong một số tựa sách Mỹ. Bà Lusby nhận định việc cuốn Giáo dục (Educated) của tác giả Tara Westover đã bán được hơn 1 triệu bản kể từ khi ra mắt tại Trung Quốc cuối năm 2019, chứng minh rằng các tác phẩm Mỹ vẫn có khả năng thành công.

Bà cho biết: “Một mặt, giới xuất bản sẽ tránh xa các tựa sách bị chính phủ chú ý. Mặt khác, còn đó nhiều tựa sách thú vị và không gây tranh cãi từ Mỹ. Tôi cho rằng chúng sẽ vẫn được độc giả Trung Quốc đón nhận”.

Mỹ-Trung Quốc nỗ lực ổn định quan hệ

Mỹ-Trung Quốc nỗ lực ổn định quan hệ

Cuộc gặp ngày 8/5 giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương và Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Nicholas Burns được coi là một minh ...

Mỹ: G7 lo hành vi 'ép buộc kinh tế' của Trung Quốc, Washington vỡ nợ sẽ gây suy thoái toàn cầu

Mỹ: G7 lo hành vi 'ép buộc kinh tế' của Trung Quốc, Washington vỡ nợ sẽ gây suy thoái toàn cầu

Ngày 11/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, nhiều thành viên của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế ...

Chuyên gia Trung Quốc: 'Cuộc chiến' trần nợ công ở Mỹ tạo thời cơ cho Nhân dân tệ tiến lên, truất quyền bá chủ của đồng USD

Chuyên gia Trung Quốc: 'Cuộc chiến' trần nợ công ở Mỹ tạo thời cơ cho Nhân dân tệ tiến lên, truất quyền bá chủ của đồng USD

"Cuộc chiến trần nợ công" giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ có thể đang mang lại một số cơ hội tốt ...

EU rục rịch điều chỉnh chính sách với Trung Quốc, sẽ không đồng ý với kết quả này trong cạnh tranh Mỹ-Trung

EU rục rịch điều chỉnh chính sách với Trung Quốc, sẽ không đồng ý với kết quả này trong cạnh tranh Mỹ-Trung

Cơ quan hành động đối ngoại châu Âu (EEAS) đã vạch kế hoạch điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc, nhằm giảm thiểu rủi ...

Dấu hiệu tan băng trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc

Dấu hiệu tan băng trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc

Ông Antony Blinken có thể trở thành ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm Trung Quốc trong 5 năm qua.

(theo Financial Times)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp điểm nhấn nào khiến người khác chú ý đến bạn? Hãy rút ngay một lá bài để giải ...
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động