Vì một cộng đồng APEC năng động và thịnh vượng

Quang Đào
Nhân dịp Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 28 đang diễn ra trực tuyến từ ngày 8-12/11, dưới sự chủ trì của New Zealand. Báo Thế giới & Việt Nam giới thiệu một số nét về lịch sử và hoạt động của tổ chức này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vì một cộng đồng APEC năng động và thịnh vượng
Hội nghị Bộ trưởng APEC lần đầu tiên tại Canberra, Australia vào tháng 11/1989. (Nguồn: apec.org)

Lịch sử thành lập

APEC ra đời với 12 nền kinh tế thành viên. Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển với 4 lần mở rộng vào các năm 1991,1993, 1994 và 1998, đến nay đã có 21 thành viên, trong đó có ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, 9 thành viên trong nhóm 20 nền kinh tế lớn trên thế giới và nhiều nền kinh tế mới nổi, phát triển năng động của châu Á-Thái Bình Dương.

Ngay từ năm 1960, ý tưởng về liên kết kinh tế khu vực đã được một số học giả người Nhật đưa ra. Năm 1965, hai học giả người Nhật Bản Kojima và Kurimoto đã đề nghị thành lập một “Khu vực mậu dịch tự do Thái Bình Dương” mà thành viên gồm năm nước công nghiệp phát triển, có thể mở cửa cho một số thành viên liên kết là các nước đang phát triển ở khu vực lòng chảo Thái Bình Dương.

Sau đó, một số học giả khác như Tiến sĩ Saburo Okita (cựu Ngoại trưởng Nhật) và Tiến sĩ John Crawford (Đại học Tổng hợp Quốc gia Australia) đã sớm nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng sự hợp tác có hiệu quả về kinh tế ở khu vực.

Tư tưởng này đã thúc đẩy nỗ lực hình thành Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC), năm 1980. Chính PECC sau này đã cùng với ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chế độ tư vấn kinh tế rộng rãi giữa các nền kinh tế trong khu vực cũng như thúc đẩy ý tưởng thành lập APEC.

Cuối năm 1980, một số quan chức chính phủ Nhật Bản, đặc biệt là Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp lúc đó là Hajime Tamura, đã gợi ý thành lập một diễn đàn hợp tác có tính chất kỹ thuật về các vấn đề kinh tế khu vực.

APEC được công khai đề cập lần đầu tiên là trong diễn văn của Thủ tướng Australia Bob Hawke tại Seoul, Hàn Quốc vào ngày 31/1/1989. Ông nêu ý tưởng về việc thành lập một Diễn đàn tư vấn Kinh tế cấp Bộ trưởng ở châu Á-Thái Bình Dương, với mục đích phối hợp hoạt động của các chính phủ nhằm phát triển kinh tế khu vực và hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương.

Mười tháng sau, 12 nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương gồm Australia, Brunei, Canada, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Mỹ đã nhóm họp tại Canberra, Australia để hình thành APEC.

Từ năm 1989-1992, APEC đã tổ chức các cuộc đối thoại không chính thức ở cấp các quan chức cao cấp và cấp Bộ trưởng. Năm 1993, theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Bill Clinton, APEC đã thống nhất tổ chức hội nghị đầu tiên của các nhà lãnh đạo hàng năm nhằm xác lập tầm nhìn và định hướng chiến lược cho hợp tác khu vực.

Năm 1994, APEC thông qua các Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư ở châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2020. Mục tiêu này đã trở thành định hướng cho hợp tác APEC trong suốt hơn 25 năm và trở thành “kim chỉ nam” cho việc xây dựng một khu vực thương mại tự do lớn và năng động nhất thế giới.

Từ khi chính thức gia nhập APEC, năm 1998, Việt Nam đã chứng minh là một thành viên tích cực và có trách nhiệm, với những đóng góp đầy ý nghĩa. Nổi bật nhất phải kể đến việc Việt Nam là một trong số ít các thành viên đã hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC vào các năm 2006 và 2017.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern giới thiệu về chương trình nghị sự của HNCC APEC 2021.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern giới thiệu về chương trình nghị sự của HNCC APEC 2021. (Nguồn: APEC)

New Zealand khẳng định vai trò dẫn dắt

Lần cuối cùng New Zealand đăng cai APEC là vào năm 1999 và được đánh giá là đạt được thành công rực rỡ.

APEC 1999 đánh dấu một trong những lần đầu tiên ông Vladimir Putin tham dự một cuộc họp đa phương lớn, chỉ không lâu sau khi được bổ nhiệm làm Thủ tướng Nga. Hơn nữa, Tuần lễ cấp cao APEC năm đó cũng là cơ hội để lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc gặp nhau và giải quyết những khác biệt về những nỗ lực gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Bắc Kinh, đồng thời tìm các phương án cho những bất đồng khác.

Kể từ sau APEC 2017 được tổ chức tại Việt Nam, các chương trình nghị sự của APEC gặp phải không ít khó khăn. APEC 2018 tại Papua New Guinea lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung do Mỹ-Trung có tranh cãi về chính sách thương mại. Trong khi đó, năm 2019, Chile buộc phải hủy Hội nghị Cấp cao do các cuộc biểu tình.

Đến năm APEC 2021, các nền kinh tế thành viên đều đang phải đối mặt với thách thức rất lớn là đại dịch Covid-19. Dù vậy, nhưng APEC, đặc biệt là chủ nhà New Zealand đã chủ động và tích cực điều phối các chương trình hoạt động của tổ chức đa phương này, nhằm đảm bảo các chương trình nghị sự trong năm đều diễn ra suôn sẻ và thực chất.

Do tình hình đại dịch diễn biến phức tạp trong khu vực và trên thế giới, New Zealand quyết định tổ chức tất cả các sự kiện trong Năm APEC 2021 theo hình thức trực tuyến. APEC 2021 đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng là cơ hội để nước chủ nhà đi tiên phong trong lĩnh vực ngoại giao kỹ thuật số. Hơn một năm qua, hàng trăm cuộc họp, sự kiện đã được tổ chức thành công và đạt kết quả thực chất với sự tham dự của quan chức 21 nền kinh tế trải rộng trên 11 múi giờ.

Hoạt động quan trọng nhất trong Tuần lễ cấp cao APEC là Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 28 do Thủ tướng New Zealand Jacinda Arden chủ trì, diễn ra trong ngày 11-12/11 theo hình thức trực tuyến, thảo luận về định hướng và tầm nhìn chiến lược cho hợp tác tương lai giữa các nền kinh tế APEC.

Theo đó, APEC 2021 tập trung vào ba ưu tiên gồm các chính sách kinh tế, thương mại thúc đẩy phục hồi kinh tế; đẩy mạnh phục hồi bao trùm và bền vững; thúc đẩy sáng tạo và số hóa.

Nói về quyết định này, chính phủ New Zealand cho biết, việc đảm bảo các cuộc họp APEC không bị gián đoạn thể hiện quyết tâm của tổ chức nhằm tiếp tục thực hiện vai trò quan trọng trong hợp tác khu vực.

Ngoài ra, APEC 2021 cho thấy, tổ chức này vẫn giữ được đà và thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên, nhất là trong việc phối hợp ứng phó với các tác động kinh tế của đại dịch, thúc đẩy phục hồi và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm trong tương lai.

Ngày nay, APEC là một trong những diễn đàn quan trọng nhất trong khu vực. Các nền kinh tế APEC hiện chiếm khoảng 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hơn 48% kim ngạch thương mại và gần 40% dân số thế giới, tham gia vào tổng số 170 thỏa thuận thương mại và thương mại tự do khu vực. Các sáng kiến của APEC đã tạo thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới và làm cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn.

Đặc biệt, tháng 7/2021, nước chủ nhà New Zealand đã lần đầu tiên tổ chức cuộc họp không chính thức giữa các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC tập trung thảo luận về các giải pháp tăng cường hợp tác khu vực nhằm vượt qua khủng hoảng y tế và đẩy nhanh phục hồi kinh tế tại châu Á-Thái Bình Dương.

Năm 2021 có ý nghĩa quan trọng đối với APEC, đánh dấu bước chuyển sang giai đoạn hợp tác mới khi là năm đầu tiên triển khai “Tầm nhìn APEC đến năm 2040”, hướng tới “một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và thế hệ tương lai”.

Dù gặp nhiều thách thức cả trong lẫn ngoài, từ đại dịch Covid-19, đến cạnh tranh giữa các nền kinh tế thành viên, nhưng trong bối cảnh đó, sự hợp tác lại được đề cao hơn bao giờ hết.

Do vậy, Tuần lễ Cấp cao APEC 2021 tại New Zealand được đặt nhiều kỳ vọng thông qua các quyết sách giúp khu vực vượt qua được các cuộc khủng hoảng, từng bước hồi phục đà phát triển kinh tế, để có thể định hình diện mạo của một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, kết nối, tự cường, sáng tạo và phát triển bao trùm, bền vững vì thịnh vượng của tất cả người dân và thế hệ tương lai.

Với mục tiêu chung là hướng tới xây dựng một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương năng động, APEC đã đề ra những mục tiêu hoạt động cụ thể như: Duy trì tăng trưởng và phát triển vì lợi ích chung của khu vực, đóng góp vào tăng trưởng và phát triển toàn cầu; thúc đẩy trao đổi hàng hóa, đầu tư, dịch vụ và công nghệ trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu; củng cố hệ thống thương mại đa phương mở, không phân biệt đối xử, vì lợi ích châu Á-Thái Bình Dương và thế giới; cắt giảm rào cản thương mại, đầu tư giữa các thành viên, phù hợp với các nguyên tắc của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT/WTO).
APEC 2021: Thúc đẩy kế hoạch hành động cho Tầm nhìn APEC 2040

APEC 2021: Thúc đẩy kế hoạch hành động cho Tầm nhìn APEC 2040

Tại cuộc họp trong tuần trước nhằm hoàn tất các nội dung trong chương trình nghị sự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác ...

Việt Nam chủ động và đóng góp tích cực chuẩn bị cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2021

Việt Nam chủ động và đóng góp tích cực chuẩn bị cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2021

Ngày 5/11, Hội nghị tổng kết các Quan chức cao cấp của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã diễn ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Thể hiện tinh thần, bản lĩnh Đặc công trong Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thể hiện tinh thần, bản lĩnh Đặc công trong Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Binh chủng Đặc công tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Chuyển đổi số: Quá trình quan trọng góp phần nâng cao chất lượng báo chí trong kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số: Quá trình quan trọng góp phần nâng cao chất lượng báo chí trong kỷ nguyên mới

Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp công cuộc chuyển đổi số của đất ...
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024

8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024

Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược thường niên lần thứ 30 (Vietnam Medipharm) 2024 tại Hà Nội sẽ diễn ra từ 5-7/12.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động