Vì sao Mỹ điều “pháo đài bay” B-52 đi đánh IS?

Giới chức Mỹ ngày 9/4 thông báo, nước này đã chính thức tung pháo đài bay B-52 đến Trung Đông để tham gia nhiệm vụ chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
vi sao my dieu phao dai bay b 52 di danh is
Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ. Ảnh: Reuters

Như vậy, đây là lần đầu tiên B-52 được triển khai đến Trung Đông kể từ sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh cách đây hơn 25 năm.

Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ trong một tuyên bố cho biết, một “số lượng không xác định” máy bay ném bom B-52 sẽ được triển khai tại Căn cứ Không quân Al Udeid ở Qatar. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của Trung tâm Chiến dịch Vũ trụ và Không quân Liên hợp của liên quân do Mỹ lãnh đạo. Trung tâm này chịu trách nhiệm điều hành chiến dịch không kích chống IS ở Syria và Iraq.

Gia tăng áp lực

Thông báo về việc triển khai B-52 đến Qatar được đưa ra đúng một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa lên tiếng cam kết sẽ “gia tăng áp lực hơn nữa” lên tổ chức IS khi ông có chuyến thăm đến thủ đô Baghdad của Iraq hôm 8/4 và có cuộc gặp với Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi cũng như lãnh đạo người Kurd và người Sunni ở Iraq.

Câu hỏi được đặt ra lúc này là vì sao Mỹ lại quyết định đưa B-52 – một trong những loại máy bay già cỗi nhất trong lực lượng Không đến chiến trường Trung Đông?

“Quyết định đưa B-52 đến Trung Đông thể hiện quyết tâm kiên định của chúng tôi trong việc gây áp lực không ngừng nghỉ đối với IS và bảo vệ khu vực trong bất kỳ tình huống khẩn cấp nào trong tương lai”, ông Brown khẳng định.

B-52 được đưa đến Qatar để thay thế cho những chiếc máy bay ném bom B-1 mà Mỹ vừa rút về hồi tháng 2. Việc rút những chiếc B-1 đã khiến số vụ không kích nhằm vào IS của liên quân trong tháng 2 đã giảm xuống mức kỷ lục trong vòng 8 tháng trở lại đây.

Dù chỉ đảm nhiệm 7% nhiệm vụ tấn công các mục tiêu IS ở Iraq và Syria nhưng những chiếc B-1 đã thực hiện ném gần 40% tổng số bom của liên quân xuống hai chiến trường này. Ngoài mang số lượng bom nhiều hơn bất kỳ chiến đấu cơ nào khác của lực lượng Mỹ đang tham chiến ở Iraq và Syria, B-1 còn có thể bao quát chiến trường liên tục trong 10 giờ đồng hồ mỗi lần. B-1 có thể bay ở tốc độ siêu thanh. Điều này đồng nghĩa với việc nó có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ Iraq và Syria trong vài phút.

B-52 được xem là một sự thay thế tốt cho B-1 bởi chiếc máy bay này cũng có thể bao quát chiến trường trong thời gian lên tới 12 giờ liên tục.

Chưa thể “nghỉ hưu”

Ra đời từ những năm 1950 dưới thời chính quyền Tổng thống Eisenhower, B-52 trở thành biểu tượng sức mạnh thời Chiến tranh Lạnh vì những năng lực đặc biệt của nó. B-52 là chiếc máy bay đầu tiên ném bom nhiệt hạch (bom H) xuống đảo Bikini năm 1956.

vi sao my dieu phao dai bay b 52 di danh is
Những chiếc B-52 đến Căn cứ Không quân Al Udeid của Qatar ngay 9/4. Ảnh: AP

Mặc dù được dự định cho “nghỉ hưu” cách đây vài năm nhưng máy bay B-52 vẫn tiếp tục được triển khai đến các vùng xung đột do thiết kế thiện chiến của loại máy bay này cho phép chúng có thể được triển khai ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới và có thể mang rất nhiều loại vũ khí.

“Đã có hàng loạt nỗ lực nhằm chế tạo một loại máy bay ném bom xuyên lục địa mạnh hơn nhưng các nỗ lực đó đều thất bại. Hóa ra là cứ khi nào chúng ta tìm cách nâng cấp máy bay B-52 thì chúng ta đều gặp vấn đề và vì thế giờ này chúng ta vẫn đang sử dụng B-52”, ông Owen Coté – một giáo sư chuyên nghiên cứu về an ninh ở Viện Công nghệ Massachusetts cho tờ New York Times biết hồi tháng 12 năm ngoái.

Trong những năm gần đây, B-52 đã được bổ sung thêm thiết bị ngắm mục tiêu bằng laser, cho phép chúng thả những quả bom “thông minh” được dẫn đường. Những chiếc B-52 được triển khai đến Qatar giờ đây mang theo những vũ khí tấn công chính xác và có thể tiến hành một loạt nhiệm vụ mà không gây nguy hiểm cho dân thường, giới chức Mỹ tự tin khẳng định.

"Tính chính xác là cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến này. Trải thảm bom sẽ không hiệu quả đối với chiến dịch mà chúng ta đang thực hiện bởi IS không tập hợp thành những nhóm lớn mà trà trộn vào trong các khu vực dân cư đông đúc. Chúng ta phải luôn hướng tới mục tiêu giảm thiểu thương vong cho dân thường”, ông Chris Karns – phát ngôn viên của Bộ Chỉ huy Trung tâm, cho biết.

Chính vì năng lực của B-52 không khác gì mấy so với B-1 nên từ lâu, giới chỉ huy không quân Mỹ đã yêu cầu Lầu Năm Góc đưa B-52 tới Syria để bắn phá các vị trí của IS.

B-52 cũng là loại máy bay ném bom phản lực hạng nặng do hãng Boeing sản xuất theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc để làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong chiến tranh toàn cầu.

Hai nguyên mẫu đầu tiên của dòng máy bay này được thử nghiệm lần đầu năm 1952. Sau đó, qua 8 lần cải tiến, Mỹ sản xuất tổng cộng 744 chiếc B-52 và đến nay, B-52 vẫn nằm trong lực lượng máy bay ném bom chiến lược của Mỹ.

B-52 có khả năng mang lượng vũ khí có trọng tải lên tới 18 - 30 tấn bom. Loại máy bay này được trang bị tên lửa hành trình loại AGM-86B để tiến công từ xa với cự ly 2.500 km. Ngoài ra, B-52 còn có thể mang 12-20 tên lửa hành trình ALCM hoặc 8 tên lửa hành trình ACM (tàng hình), 4 pháo 20 mm hoặc một pháo 20 mm 6 nòng.

Máy bay B-52 được trang bị thiết bị tác chiến điện tử và 12-16 máy gây nhiễu tích cực. B-52 còn được trang bị tên lửa chống radar, 21 bộ thiết bị phóng nhiễu tiêu cực, 12 bộ thiết bị gây nhiễu hồng ngoại, hệ thống quan sát vô tuyến truyền hình, quan sát hồng ngoại, hệ thống dẫn đường từ vệ tinh, hệ thống quan sát quang điện tử, radar cảnh giới, máy tính điện tử...

Đặc điểm ưu việt của B-52 là có thể bay liên tục 9 giờ không cần tiếp dầu. Nếu được tiếp dầu, B-52 có thể bay xa hơn, có thể vượt chặng đường 18.000 - 20.000 km. Máy bay ném bom B-52 được miêu tả là thứ vũ khí linh hoạt nhất trong bộ ba vũ khí chiến lược của Mỹ: tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược.

Hải Yến

Xem nhiều

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/11: Thị trường tự do tăng 'nóng', USD chờ kết quả bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/11: Thị trường tự do tăng 'nóng', USD chờ kết quả bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/11b ghi nhận đồng USD giảm khi cử tri Mỹ đi bỏ phiếu.
Tận dụng M&A để thúc đẩy ngành thực phẩm Halal của Việt Nam

Tận dụng M&A để thúc đẩy ngành thực phẩm Halal của Việt Nam

Ngành thực phẩm Halal tại Việt Nam đang có tiềm năng lớn để phát triển và trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.
Kết quả bóng đá hôm nay 6/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 6/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 6/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Sporting chấm dứt chuỗi trận bất bại kỷ lục của Man City

Sporting chấm dứt chuỗi trận bất bại kỷ lục của Man City

Thắng thuyết phục Man City, đội quân của HLV Ruben Amorim đã chấm dứt chuỗi 26 trận bất bại của The Citizens tại Champions League.
Hồng Diễm năng động xuống phố, Việt Hoa đẹp dịu dàng

Hồng Diễm năng động xuống phố, Việt Hoa đẹp dịu dàng

Diễn viên Hồng Diễm phối đồ năng động; Việt Hoa dịu dàng, khoe vai trần gợi cảm...
Đột phá để hiện thực hóa cuộc cách mạng số, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đột phá để hiện thực hóa cuộc cách mạng số, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cuộc cách mạng số, đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới...
Cập nhật kết quả bầu cử Mỹ 2024: Chênh lệch không ngờ ở chiến địa, ông Trump mong sẽ có chiến thắng lớn, phe Dân chủ có kế hoạch quyết liệt

Cập nhật kết quả bầu cử Mỹ 2024: Chênh lệch không ngờ ở chiến địa, ông Trump mong sẽ có chiến thắng lớn, phe Dân chủ có kế hoạch quyết liệt

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật liên tục kết quả bầu cử tổng thống, Hạ viện và Thượng viện Mỹ năm 2024.
Điểm tin thế giới sáng 6/11: Qatar cân nhắc bỏ bầu cử Quốc hội, tỷ lệ sinh ở Đức thấp kỷ lục, ông Trump đe dọa áp thuế Mexico

Điểm tin thế giới sáng 6/11: Qatar cân nhắc bỏ bầu cử Quốc hội, tỷ lệ sinh ở Đức thấp kỷ lục, ông Trump đe dọa áp thuế Mexico

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/11.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump tạm dẫn trước ở Indiana và Kentucky, bà Kamala Harris chiếm ưu thế ở Wisconsin

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump tạm dẫn trước ở Indiana và Kentucky, bà Kamala Harris chiếm ưu thế ở Wisconsin

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 khi các phòng phiếu đóng cửa vào cuối ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở Đức.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động