Việc luận tội một tổng thống Mỹ diễn ra như thế nào?

TH
TGVN. Một bài bình luận gần đây trên AFP cho rằng, tuyên bố ngày 24/9 về việc những người của đảng Dân chủ tại Hạ viện chính thức điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump về cáo buộc lạm dụng quyền lực là một "canh bạc" đặt cược lớn với hệ quả khó đoán.      
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viec luan toi mot tong thong my dien ra nhu the nao Khi Tổng thống Trump và Thủ tướng Morrison “lạc điệu”
viec luan toi mot tong thong my dien ra nhu the nao Tổng thống Trump 'sẵn sàng' làm trung gian hòa giải tranh chấp Kashmir
viec luan toi mot tong thong my dien ra nhu the nao
6 ủy ban của Hạ viện hiện đã đang tiến hành điều tra Tổng thống Trump. (Nguồn: EPA-EFE)

Hunter Biden - "giọt nước" làm tràn ly

Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện thuộc đảng Dân chủ, đã tỏ ra không mấy quan tâm tới việc luận tội tổng thống trong 3 năm đầu nhiệm kỳ của ông Trump. Tuy nhiên, vụ việc chính trị liên quan tới việc Tổng thống Trump tìm cách ép Ukraine tiến hành cuộc điều tra đối với Hunter Biden, con trai của ứng cử viên đảng Dân chủ tranh cử tổng thống Joe Biden - đối thủ của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, là "giọt nước làm tràn ly" khiến người đứng đầu đảng Dân chủ tại Hạ viện quyết định làm như vậy.

Bà Pelosi cho biết, 6 ủy ban của Hạ viện hiện đã đang tiến hành điều tra Tổng thống Trump trong nhiều lĩnh vực và sẽ tiếp tục thực hiện các tiến trình này để luận tội Tổng thống. Bà Pelosi nói: "Tổng thống sẽ phải chịu trách nhiệm. Không ai được phép đứng trên luật pháp".

Hơn 150/235 thành viên của đảng Dân chủ tại Hạ viện gồm 435 ghế đã bày tỏ ủng hộ việc luận tội tổng thống hay việc mở một cuộc điều tra để cách chức người đứng đầu nhánh hành pháp. Không có thành viên nào của đảng Cộng hòa tại Hạ viện ủng hộ việc luận tội và đảng Cộng hòa hiện đang kiểm soát Thượng viện, điều này khiến Tổng thống nhiều khả năng sẽ không bị kết tội.

Trong bối cảnh đó, Tổng thống Trump đã có tweet rằng, việc luận tội là hành động "quấy rối tổng thống" và là "cuộc săn phù thùy rác rưởi". Chưa có tổng thống Mỹ nào bị cách chức vì bị luận tội, nhưng việc đe dọa sẽ bị luận tội từng khiến một tổng thống Mỹ bị hạ bệ. Cựu Tổng thống Richard Nixon đã từ chức năm 1974 để tránh bị cách chức do vụ bê bối Watergate. Ngoài ra, hai tổng thống Mỹ từng bị ảnh hưởng bởi thủ tục này: Hạ viện chính thức luận tội Tổng thống Andrew Johnson năm 1868, và luận tội Tổng thống Bill Clinton năm 1998, nhưng cả hai đều không bị kết tội tại Thượng viện.

Luận tội diễn ra như thế nào?

Nếu các nghị sỹ cho rằng một tổng thống phạm phải tội mà Hiến pháp Mỹ gọi là "tội phản quốc, nhận hối lộ, hay những tội nhẹ và tội ác nghiêm trọng khác", thủ tục luận tội sẽ bắt đầu được tiến hành ở Hạ viện.

Bất kể thành viên nào cũng có thể đề xuất việc tiến hành luận tội tổng thống, và giống với bất kỳ dự luật nào khác, đề xuất này sẽ được đệ trình lên một ủy ban. Ủy ban này có thể xem xét những chứng cứ mà họ nhận được, hoặc tự tiến hành một cuộc điều tra riêng. Nếu bằng chứng đủ mạnh, ủy ban này sẽ soạn ra những điều khoản để luận tội - về mặt chính trị tương đương với các cáo buộc - và gửi tới toàn bộ Hạ viện. Hạ viện có thể cho thông qua những điều khoản này bằng cách đạt được đa số phiếu ủng hộ "luận tội" tổng thống.

Những điều khoản này sau đó sẽ được trình lên Thượng viện, nơi việc xét xử sẽ được tiến hành, với các đại diện từ Hạ viện làm việc như những công tố viên, còn tổng thống cùng các luật sư của ông sẽ biện hộ. Chánh án Tòa án Tối cao sẽ điều khiển phiên xét xử tại Thượng viện. Thượng viện gồm 100 thành viên sau đó sẽ bỏ phiếu về các cáo buộc, phải cần tới đa số 2/3 ủng hộ để có thể kết tội và cách chức tổng thống. Nếu tổng thống bị kết tội, phó tổng thống sẽ tiếp quản Nhà Trắng.

viec luan toi mot tong thong my dien ra nhu the nao
Hạ viện Mỹ liệu có thể "thắng" ông Trump? (Nguồn: CBS)

Các tổng thống phải đối mặt với những cáo buộc nào?

"Những tội nhẹ và tội ác nghiêm trọng" được ghi trong Hiến pháp có nội hàm rất rộng. Trong trường hợp của Tổng thống Clinton và Tổng thống Nixon, các công tố viên độc lập thực hiện các cuộc điều tra sâu và thu thập các bằng chứng chứng minh cho các cáo buộc.

Tổng thống Nixon bị cáo buộc cản trở thực thi công lý, lạm dụng quyền lực và coi thường pháp luật. Tổng thống Clinton, trong vụ bê bối Monica Lewinsky, bị buộc tội khai man và cản trở thực thi công lý.

Tổng thống Trump có thể đối mặt với cáo buộc lạm dụng quyền lực vì sử dụng vị trí tổng thống của mình để ép Ukraine thực hiện cuộc điều tra xuất phát từ động cơ chính trị nhằm vào ông Joe Biden và con trai ông là Hunter Biden - người từng có hoạt động kinh doanh ở Ukraine. Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, trong cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ, cũng đã nêu chi tiết nhiều ví dụ cho thấy Tổng thống Trump bị cho là đã cản trở thực thi công lý.

Thủ tục này liên quan tới pháp luật hay chính trị?

Cáo buộc phạm phải "tội nhẹ và tội ác nghiêm trọng" có liên quan tới một loạt hành vi sai trái - không chỉ là việc đơn thuần vi phạm các tội được nêu ra trong bộ luật hình sự. Ví dụ, việc nghỉ việc trong suốt 1 năm không phải là hành vi phạm pháp nhưng chắc chắn sẽ dẫn tới việc tổng thống bị luận tội vì không hoàn thành nghĩa vụ của mình theo quy định của Hiến pháp.

Và mặc dù cần có những bằng chứng mạnh đủ sức thuyết phục, tiến trình luận tội thực chất lại mang bản chất chính trị, không phải tội phạm. Trong các lần luận tội trước đây, sự ủng hộ và phản đối phụ thuộc vào đảng phái chính trị. Mặc dù vậy, trong trường hợp của Tổng thống Nixon, sự tấn công quá mạnh tới nỗi đảng Cộng hòa ủng hộ ông nhanh chóng bị tan rã.

Trong trường hợp của Tổng thống Clinton, đảng Cộng hòa kiểm soát toàn bộ Quốc hội. Nhưng khi kết tội thì được trình lên Thượng viện, 45 Thượng nghĩ sỹ của đảng Dân chủ đã đoàn kết để ngăn chặn Thượng viện đạt được 2/3 số phiếu ủng hộ để kết tội Tổng thống.

Trong trường hợp của Tổng thống Trump, đảng Dân chủ đang bị chia rẽ vì nhiều lý do chính trị. Bà Pelosi đã lập luận rằng việc luận tội Tổng thống Trump sẽ chẳng đi tới đâu khi Thượng viên nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng hòa, và điều này có thể ảnh hưởng tới nỗ lực của đảng Dân chủ nhằm kiểm soát toàn bộ Quốc hội và Nhà Trắng trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 11/2020. Những người khác trong đảng Dân chủ cho rằng Tổng thống Trump cần phải chịu trách nhiệm - đó là điều những cử tri ủng hộ đảng Dân chủ yêu cầu.

viec luan toi mot tong thong my dien ra nhu the nao

Đối đầu với Iran: Tổng thống Trump sẽ chỉ thất bại

TGVN. Tờ The Business Times nhận định, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không thể giành chiến thắng trong cuộc đối đầu với Iran. ...

viec luan toi mot tong thong my dien ra nhu the nao

Hơn 20 bang ở Mỹ khởi kiện chính quyền Tổng thống Trump

TGVN. Ngày 20/9, bang California và 23 bang khác của nước Mỹ đã khởi kiện Chính quyền của Tổng thống Donald Trump vì tìm cách ...

viec luan toi mot tong thong my dien ra nhu the nao

Tổng thống Trump có thật sự muốn tấn công Iran?

TGVN. Theo Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16/9 đã ám chỉ Iran đứng sau các vụ tấn công nhằm vào các cơ sở ...

TH (theo AFP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk chỉ trích Thủ tướng Australia về vụ gỡ phim tấn công khủng bố ở Sydney.
Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Manjusha Agarwal, Bệnh viện Gleneagles Parel Mumbai Ấn Độ chia sẻ một số cách để đánh bại nắng nóng trong mùa Hè này.
Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Báo TG&VN cập nhật những tin tức xuất khẩu mới nhất trong tuần từ 22-28/4.
Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Cuộc họp đặc biệt của về 'Hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của ...
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước các cuộc không kích.
Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Ngày 27/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ sẵn sàng “mở cuộc tranh luận” về vai trò của vũ khí hạt nhân trong hệ thống phòng thủ chung của châu Âu.
Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Ngoại trưởng Israel Israel Katz ngày 27/4 cho biết kế hoạch tấn công Rafah có thể bị hoãn lại nếu đạt được thỏa thuận bảo đảm việc thả các con tin Israel.
Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha không từ chức.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động