Việt kiều sở hữu nhà trong nước: Sẽ không có gia tăng đột biến

Theo dự thảo mới đây trong Luật nhà ở mà Bộ Xây dựng và Bộ Tư pháp đang đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép trình Quốc hội sửa đổi, khoảng gần 2 triệu Việt kiều có đủ điều kiện được mua nhà trong nước. Liệu thực tế đó có tạo ra một “cơn sốt” về mua nhà nếu dự thảo được Quốc hội thông qua?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Theo dự thảo Luật nhà ở sửa đổi, Việt kiều được chia thành 3 nhóm được mua nhà. Nhóm thứ nhất gồm những người còn quốc tịch Việt Nam. Nhóm thứ hai là người gốc Việt, nhưng không còn quốc tịch và thuộc một trong các diện: về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, đã kết hôn với người Việt Nam sống trong nước, người có công với đất nước, có trình độ đại học trở lên đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Cả hai nhóm đối tượng trên được phép mua số lượng nhà theo mong muốn.

 

Nhóm thứ ba là những người gốc Việt không thuộc các diện như trên nhưng được phép cư trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên hoặc được cấp giấy miễn thị thực, thì được sở hữu 1 căn nhà.

 

Như vậy, đối tượng mua nhà sẽ được mở rất rộng so với trước đây. Số lượng người thuộc diện này sẽ  lên tới 2 triệu người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không phải vì thế mà có đột biến về các giao dịch trong thời gian tới. Vì trên thực tế, số người thực sự có nhu cầu theo thống kê của UB Nhà nước về NVNONN là 100.000 người, nhưng không phải họ sẽ ồ ạt về mua nhà sau khi Luật được sửa đổi, mà chỉ mua khi thực sự cần thiết.

 

7 năm qua, kể từ khi Nghị định 81 ban hành cho phép 4 nhóm được mua nhà tại Việt Nam, gồm: người đầu tư lâu dài tại Việt Nam; người có công đóng góp với đất nước; nhà văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam và người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam, nhưng số người thực sự đứng tên sở hữu nhà ở rất ít. TP. Hồ Chí Minh, nơi mỗi năm có hàng triệu người về Việt Nam thăm thân hoặc tìm kiếm cơ hội làm ăn, trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan trong nước, cũng chỉ có không quá 100 trường hợp được “danh chính ngôn thuận” trên ngôi nhà của mình. Tại Hà Nội còn ít hơn, thậm chí hàng năm qua, không hề có một giao dịch nào về nhà ở của Việt kiều trên thị trường nhà đất.

 

Oái oăm là ngay cả ở một dự án mà cái tên dường như đã “khoanh vùng” đối  tượng sở hữu là Làng Việt kiều châu Âu ở Hà Đông lại cũng do toàn người trong nước đứng tên sở hữu. Quá nhiều thủ tục nhiêu khê, từ khâu thẩm định, chứng minh nguồn gốc, công việc… khiến người thực sự có nhu cầu phải đi đường vòng hoặc nhờ người thân đứng tên trên tài sản của mình. Ai thực sự có nhu cầu về nhà ở đều phải làm thế cả, dù kèm theo sau đó, có rất nhiều rủi ro đối với họ, còn nhà nước thì mất đi một khoản thuế không nhỏ từ các giao dịch này. Ngoài ra, hầu hết bà con khi trở về kinh doanh tại Việt Nam có nhu cầu đều chọn hình thức thuê bất động sản dài hạn, vừa có tính an toàn cao vừa không bị nhùng nhằng về thủ tục.

 

Dự thảo mới mà Bộ Xây dựng trình Chính phủ sau khi đã lấy ý kiến các Bộ ngành liên quan như Bộ Tư pháp, Tài chính, Ngoại giao, Công an và các cơ quan đồng ý với hướng sửa đổi  này. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm UB Nhà nước về NVNONN cũng nói: “Tại sao chúng ta đã cho người nước ngoài sở hữu nhà trong nước mà lại không mở cho người Việt? Tôi nghĩ đây là một chủ trương đúng đắn, tạo điều kiện chính đáng cho kiều bào thật sự có nhu cầu về nước làm việc và sinh sống”.

 

Chủ trương này một lần nữa khẳng định, Nhà nước luôn coi kiều bào là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc, và các chính sách cũng sẽ dần dần giảm đi các phân biệt giữa người Việt ở trong hay sống ngoài nước.

 

Đông Minh

Xem nhiều

Đọc thêm

Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Một cách tự nhiên, đa phương như trở thành 'hơi thở', len lỏi trong mọi khía cạnh của đời sống quốc tế.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Việt Nam về nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield lần thứ 2

Việt Nam về nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield lần thứ 2

Cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield được tổ chức với 2 hạng mục cho những đội tuyển IT của các nước trong khu vực thi đấu.
Hành trang hướng đến phát triển bền vững, thịnh vượng và hòa nhập hơn

Hành trang hướng đến phát triển bền vững, thịnh vượng và hòa nhập hơn

Đó là 'linh hồn' của khóa đào tạo Chứng chỉ Lãnh đạo chiến lược về các vấn đề khu vực công và quốc tế, do Trung tâm Việt-Úc (VAC) tổ ...
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động