Việt Nam cùng các nước APEC đặt nền tảng cho tương lai tốt đẹp hơn

Nguyễn Kim
Nhận lời mời của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Cuộc họp không chính thức của các Nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra với hình thức trực tuyến ngày 16/7.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam cùng các nước APEC đặt nền tảng cho tương lai tốt đẹp hơn
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Cuộc họp không chính thức của các Nhà lãnh đạo APEC ngày 16/7. (Nguồn: TTXVN)

Diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức do đại dịch Covid-19, với chủ đề “Ứng phó đại dịch Covid-19, đâu là cơ hội của châu Á-Thái Bình Dương hợp tác vượt qua khủng hoảng y tế, đẩy nhanh phục hồi kinh tế, đặt nền tảng cho tương lai tốt đẹp hơn”, cuộc họp tập trung thảo luận về các giải pháp tăng cường hợp tác khu vực nhằm vượt qua khủng hoảng y tế và đẩy nhanh phục hồi kinh tế tại châu Á-Thái Bình Dương.

APEC - cái nôi của các ý tưởng mới

Trong hơn một năm diễn ra dịch bệnh tới nay, với trò là “cái nôi của các ý tưởng mới”, APEC đã tích cực trao đổi, thúc đẩy nhiều sáng kiến hỗ trợ các thành viên ứng phó với dịch bệnh. Các thành viên đã thống nhất xây dựng trang web chia sẻ thông tin về các biện pháp phòng chống dịch bệnh; thành lập Tiểu Quỹ hỗ trợ các thành viên triển khai sáng kiến ứng phó Covid-19 và phục hồi kinh tế; và ra Tuyên bố cấp Bộ trưởng về chuỗi cung ứng vaccine.

Nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế, năm 2020, các Bộ trưởng Thương mại APEC đã nhất trí thông qua Tuyên bố Tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa thiết yếu. Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC vừa qua (tháng 6/2021) đã thông qua Tuyên bố chung với 2 Phụ lục về Dịch vụ hỗ trợ lưu thông hàng hóa thiết yếu và Chuỗi cung ứng vaccine Covid-19.

Hợp tác APEC tiếp tục được coi trọng, khẳng định Diễn đàn hàng đầu trong thúc đẩy tăng trưởng và liên kết kinh tế của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2021 có ý nghĩa quan trọng đối với APEC khi là năm đầu tiên triển khai

Tầm nhìn APEC đến năm 2040; được đặt nhiều kỳ vọng sau thời gian dài hợp tác gặp khó khăn. APEC đang lấy lại đà hợp tác sau 3 năm liên tiếp gặp khó khăn (2018 không ra được Tuyên bố chung do cọ sát nước lớn; 2019 không tổ chức được Tuần lễ cấp cao do bất ổn xã hội tại nước chủ nhà; 2020 bị gián đoạn do Covid-19).

Với tinh thần đó, nước chủ nhà APEC 2021 New Zealand đã đề xuất chủ đề của Năm APEC 2021 là Cùng phối hợp, cùng hành động, cùng tăng trưởng (Cooperate, Work, Grow Together) với 3 ưu tiên, gồm: Chính sách kinh tế, thương mại, các biện pháp kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu, thương mại và đầu tư tự do và mở, tạo thuận lợi cho thương mại và kết nối; Đẩy mạnh bền vững và bao trùm, thúc đẩy phục hồi bao trùm và bền vững, hỗ trợ đối tượng dễ bị tổn thương trong đó có người bản địa; Thúc đẩy sáng tạo và số hóa, công nghệ xanh, cơ sở hạ tầng số và bao trùm số, kinh doanh và thương mại được tạo thuận lợi bởi số, cải cách cơ cấu, đổi mới sáng tạo. Một trong những trọng tâm hợp tác năm 2021 là xây dựng Kế hoạch triển khai Tầm nhìn APEC tới năm 2040.

New Zealand cho biết sẽ tổ chức tất cả hoạt động trong năm 2021 dưới hình thức trực tuyến, trong đó có 2 hoạt động của Lãnh đạo Cấp cao bao gồm cuộc họp không chính thức của các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC 2021 (16/7) và Tuần lễ Cấp cao (dự kiến tháng 11/2021); 7 hoạt động cấp Bộ trưởng và 5 đợt hội nghị các quan chức cao cấp (SOM).

Việt Nam - thành viên tích cực, nhiều sáng kiến

Ngày 15/11/1998, tại Kuala Lumpur, Malaysia, Việt Nam đã được kết nạp trở thành thành viên chính thức của APEC tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 10. Việc gia nhập APEC là một quyết định có ý nghĩa lịch sử quan trọng, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đây cũng là dấu mốc quan trọng trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Việc Việt Nam tham gia APEC đã đánh dấu quá trình phát triển và mở rộng của Diễn đàn, đưa số thành viên của APEC lên 21 nền kinh tế.

Tin liên quan
APEC đoàn kết, tiên phong trên mặt trận chống Covid-19 và thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ APEC đoàn kết, tiên phong trên mặt trận chống Covid-19 và thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ

Trong hơn 20 năm tham gia APEC, Việt Nam đã đóng góp tích cực, chủ động đối với Diễn đàn APEC, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á-Thái Bình Dương.

Nổi bật nhất phải kể đến việc Việt Nam là một trong số không nhiều thành viên đã hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC, vào các năm 2006 và 2017.

Việt Nam cũng là một trong những thành viên tích cực nhất trong đề xuất các sáng kiến và dự án, với hơn 100 dự án trên nhiều lĩnh vực. Nhiều sáng kiến Việt Nam đề xuất được đánh giá thiết thực, đáp ứng quan tâm chung, nhất là về phát triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, tạo thuận lợi thương mại điện tử qua biên giới, MSMEs xanh, bền vững và sáng tạo, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn và đô thị…

Việt Nam cũng đã có nhiều đóng góp trong công tác điều hành hoạt động của APEC thông qua đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC (năm 2005-2006), Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều Ủy ban và nhiều Nhóm công tác chủ chốt như Ủy ban thương mại và đầu tư, Ủy ban quản lý ngân sách, các Nhóm công tác về doanh nghiệp vừa và nhỏ, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp...

Riêng trong giai đoạn 2016-2018, Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch, Phó Chủ tịch 18 Ủy ban, Nhóm công tác của APEC và ABAC, được các thành viên đánh giá cao.

Bên cạnh đó, vai trò của doanh nghiệp Việt Nam đối với hợp tác APEC ngày càng được đề cao. Doanh nghiệp của Việt Nam đã tham gia và đóng góp tích cực, đề xuất nhiều khuyến nghị lên các nhà Lãnh đạo và các Bộ trưởng APEC.

Đặc biệt, trong Năm APEC 2017, doanh nghiệp Việt Nam đã đóng góp trí tuệ, công sức và trực tiếp tham gia nhiều hoạt động, khẳng định sự trưởng thành, năng lực hội nhập, vai trò và trách nhiệm đối với hợp tác APEC cũng như liên kết kinh tế khu vực.

Kể từ sau khi đảm nhiệm thành công vai trò Chủ nhà APEC 2017, Việt Nam tiếp tục tham gia, đóng góp tích cực trong hợp tác APEC; thúc đẩy triển khai các kết quả quan trọng của APEC 2017, nhất là sáng kiến về xây dựng Tầm nhìn APEC đến năm 2040.

Với vai trò Phó Chủ tịch Nhóm xây dựng Tầm nhìn APEC, Việt Nam đã chủ động tham gia dẫn dắt, điều phối quá trình xây dựng Báo cáo khuyến nghị của Nhóm Tầm nhìn APEC với tiêu đề “Người dân và thịnh vượng: Tầm nhìn APEC đến 2040”.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động sâu sắc tới mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội tại châu Á-Thái Bình Dương nói chung và hợp tác APEC nói riêng, Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với các thành viên APEC duy trì đà hợp tác của Diễn đàn, thông qua việc đề xuất, xây dựng và thúc đẩy các biện pháp, cam kết hợp tác của APEC trong ứng phó đại dịch và phục hồi kinh tế bền vững, bao trùm.

Đồng thời, Việt Nam cũng tích cực tham gia thúc đẩy xây dựng các chiến lược hợp tác dài hạn của APEC, trong đó có Kế hoạch triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040 - một trong những sáng kiến quan trọng của Việt Nam được thông qua năm 2017.

Việc Chủ tịch nước tham gia Cuộc họp của APEC lần này sẽ góp phần khẳng định vai trò và tiếng nói của Việt Nam trong APEC, đồng thời tích cực triển khai chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XIII về chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng, có hiệu quả, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương.

Sự tham gia tích cực của Việt Nam trong các hoạt động của APEC cũng sẽ thúc đẩy hợp tác khu vực và toàn cầu về ứng phó đại dịch và phục hồi kinh tế, tranh thủ nguồn lực của các thành viên và cộng đồng doanh nghiệp APEC trong triển khai các chiến lược kinh tế - xã hội mới của đất nước, qua đó thể hiện sự ủng hộ đối với chủ nhà APEC New Zealand làm sâu sắc thêm quan hệ của Việt Nam với các đối tác quan trọng trong APEC.

Là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu tại châu Á-Thái Bình Dương, APEC bao gồm các trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ lớn toàn cầu, chiếm 39% dân số, đóng góp 59% GDP, hơn 49% thương mại của thế giới.

APEC hiện quy tụ 15 trên 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và là các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. 13 trong 17 FTA mà Việt Nam đã ký kết là với thành viên APEC, tính đến thời điểm hiện tại, có 17 trên tổng số 20 thành viên APEC là đối tác FTA của Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự cuộc họp không chính thức của các nhà Lãnh đạo APEC

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự cuộc họp không chính thức của các nhà Lãnh đạo APEC

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao.

Lần đầu tiên trong lịch sử, các lãnh đạo APEC họp thượng đỉnh khẩn cấp

Lần đầu tiên trong lịch sử, các lãnh đạo APEC họp thượng đỉnh khẩn cấp

Ngày 12/7, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern thông báo, trong tuần này, các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái ...

APEC đoàn kết, tiên phong trên mặt trận chống Covid-19 và thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ

APEC đoàn kết, tiên phong trên mặt trận chống Covid-19 và thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ

Từ ngày 4-5/6, đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Thương mại lần thứ 27 Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ...

Đọc thêm

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel khẳng định sẵn sàng dành cho các cuộc đàm phán giải cứu con tin 'cơ hội cuối cùng' để đạt được thỏa thuận với Hamas.
Tổng lãnh sự nhiều nước tại TP. Hồ Chí Minh hào hứng tham quan, trải nghiệm chuyến tàu metro số 1 chạy thử

Tổng lãnh sự nhiều nước tại TP. Hồ Chí Minh hào hứng tham quan, trải nghiệm chuyến tàu metro số 1 chạy thử

Tuyến metro số 1 TP. Hồ Chí Minh tổ chức buổi chạy thử nghiệm tự động với những vị khách đặc biệt là Tổng lãnh sự nhiều nước ở TP. ...
Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á

Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á

Chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á vừa được tổ chức tại Hà Nội trong không khí nồng ấm.
Cách tặng gói cước cho thuê bao khác qua ZaloPay với vài bước đơn giản

Cách tặng gói cước cho thuê bao khác qua ZaloPay với vài bước đơn giản

Ngoài việc đăng ký data cho bản thân thì bạn còn có thể tặng gói cước 4G cho thuê bao khác qua ZaloPay. Nếu bạn chưa biết cách làm thế ...
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo ...
Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất trong mùa ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động