Việt Nam dẫn đầu nỗ lực của ASEAN trong ứng phó với dịch bệnh

Mai Hà
TGVN. Trang mạng moderndiplomacy.eu nhận định, trong vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã dẫn đầu nỗ lực của các quốc gia ASEAN trong việc ứng phó với sự bùng phát của đại dịch Covid-19.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam dẫn đầu nỗ lực của ASEAN trong ứng phó với dịch bệnh
Việt Nam đã làm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020. (Nguồn: Nikkei Asia)

Đông Nam Á là một trong những khu vực đầu tiên bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do vị trí địa lý gần với Trung Quốc cũng như các hoạt động đi lại công tác, du lịch và chuỗi cung ứng liên kết với nước này.

Các quốc gia lớn và phát triển nhìn chung có đủ các nguồn lực và cơ sở hạ tầng để đối phó với đại dịch và cung cấp một giải pháp bền vững để phục hồi. Tuy nhiên, các nước kém phát triển hơn, trong đó có các nước mới nổi trong ASEAN như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đã bắt đầu cuộc khủng hoảng ở thế bất lợi khi phải đối phó với Covid-19.

Phản ứng kịp thời

Khi đại dịch bùng nổ, các nước ASEAN đã cực kỳ nhanh chóng áp dụng các biện pháp ứng phó để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Mặc dù đại dịch đã tấn công khu vực châu Á trước tiên, nhưng các quốc gia của khu vực này – trong đó có cả các nước ASEAN mới nổi - cho đến nay đã ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm và tử vong thấp hơn đáng kể so với các khu vực khác do những phản ứng nhanh chóng của họ.

Với tư cách là một tổ chức khu vực, ASEAN cũng đã tăng cường các hoạt động phối hợp và phản ứng chung nhằm đối phó với các thách thức do Covid-19 đặt ra. ASEAN không chỉ nâng cao nhận thức của các nước thành viên, mà còn liên kết với các tổ chức quốc tế và các nước khác để ứng phó ở nhiều cấp độ nhằm giải quyết các vấn đề do virus gây ra.

Trong vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã dẫn đầu nỗ lực của các quốc gia ASEAN trong việc ứng phó với sự bùng phát của đại dịch Covid-19.

Tin liên quan
Việt Nam nỗ lực dẫn dắt Cộng đồng ASEAN vượt qua thách thức Việt Nam nỗ lực dẫn dắt Cộng đồng ASEAN vượt qua thách thức

Ngay từ ngày 15/2, Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN về Ứng phó tập thể của ASEAN đối với sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 đã được ban hành. Tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự lây lan của Covid-19 và công nhận đây là "tình trạng khẩn cấp về y tế cộng đồng được quốc tế quan tâm", như tuyên bố của WHO.

Tuyên bố nhấn mạnh về việc tăng cường hỗ trợ các quốc gia trên toàn cầu trong cuộc chiến chống sự lây lan của Covid-19, đồng thời hỗ trợ nhân đạo cho Trung Quốc dưới hình thức cung cấp khẩu trang và các phương tiện y tế khác.

Chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ cũng nhấn mạnh vào việc tăng cường hợp tác với ASEAN một cách đa dạng và sâu rộng - đang đóng một vai trò quan trọng trong việc kiềm chế đại dịch ở ASEAN, và Ấn Độ đã dốc sức để giúp các quốc gia chiến đấu hiệu quả với đại dịch và tăng cường sự hỗ trợ của mình bằng cách đóng góp 1 triệu USD cho Quỹ ứng phó Covid-19 của ASEAN tại Hội nghị cấp cao trực tuyến ASEAN-Ấn Độ lần thứ 17, cũng như khẳng định quyết tâm của Ấn Độ sát cánh cùng khối này trong nghiên cứu và sản xuất vaccine với giá cả hợp lý.

Nhờ kinh nghiệm trước đây đối phó với Hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng (SARS) và các bệnh cúm gia cầm và cúm lợn, nên các nước thành viên ASEAN rất nghiêm túc và thận trọng trước các mối đe dọa của đại dịch.

ASEAN phải xích lại gần nhau

Các nền kinh tế Đông Nam Á vào cuối những năm 1990 có thể có được các khoản vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và nỗ lực phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, thị trường quốc tế có thể không sẵn sàng hỗ trợ đầy đủ cho sự tăng trưởng và nền kinh tế của ASEAN.

Vì vậy, đầu tiên các nền kinh tế của ASEAN bắt buộc phải xích lại với nhau.

Mặc dù các ngoại trưởng Đông Nam Á đã thảo luận việc thành lập một quỹ khu vực để ứng phó với đại dịch, nhưng Chính phủ của các quốc gia thành viên khác nhau cần phải cảnh giác hơn và thực hiện các chính sách hiệu quả để giúp làm giảm đà tăng của dịch bệnh.

Ngoài ra, một khi các quốc gia thành viên ASEAN được trang bị y tế tốt hơn để quản lý ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch, họ mới có thể bắt đầu mở rộng sự hỗ trợ của mình cho các nước láng giềng ASEAN khác, những nước không có cơ sở y tế và nền kinh tế tốt như họ.

Cách tối ưu để ASEAN đối phó với đại dịch là sát cánh cùng nhau và cùng ứng phó với tư cách là một khối khu vực. Để cải thiện khả năng ứng phó của ASEAN trước đại dịch, ASEAN cần ưu tiên trọng tâm của mình và trước hết là định hướng ưu tiên lại của khu vực.

Các nước thành viên ASEAN cần ưu tiên quyền được bảo vệ sức khỏe và xã hội, hay an ninh, cho tất cả mọi người, bao gồm cả những người dễ bị tổn thương nhất. Cải cách hệ thống bảo trợ xã hội và đưa hệ thống này vào kế hoạch phục hồi kinh tế hậu Covid là cần thiết để giảm tỷ lệ nghèo đói ngày càng gia tăng do hậu quả của đại dịch.

Bài học từ các thực tiễn tốt nhất ở các nước khác cũng rất quan trọng, đặc biệt là trong việc hình thành các chính sách bao hàm các cơ hội kinh tế và xã hội rộng lớn hơn.

Tin liên quan
Việt Nam là hình mẫu anh hùng đích thực của năm 2020, Ngoại giao và kinh tế tỏa sáng Việt Nam là hình mẫu anh hùng đích thực của năm 2020, Ngoại giao và kinh tế tỏa sáng

Thứ hai, họ cần thiết lập nhiều hơn nữa sự tham vấn và hợp tác có mục tiêu về chính sách y tế công cộng, chẳng hạn như các quy định về cách ly, phong tỏa hoặc hạn chế đi lại và các yếu tố liên quan khác. Điều này cần được tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia thành viên ASEAN để tiếp tục ngăn chặn đại dịch và ngăn chặn sự lây lan sang các khu vực khác trong ASEAN.

Các cuộc tham vấn về chính sách y tế công cộng nhằm thu hẹp khoảng cách về dịch vụ y tế giữa các quốc gia thành viên và để tăng cường khả năng sẵn sàng đối phó với các đại dịch trong tương lai cũng cần được phối hợp.

Thứ ba, là tái khởi động Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) cùng với các chuyên gia hữu quan khác để giám sát và tư vấn cho các quốc gia thành viên về việc liệu các nhu cầu y tế, thực phẩm và các nhu cầu khác của họ có được phân bổ công bằng để đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau hay không.

AICHR cũng có thể theo dõi những cải thiện dần dần của các quốc gia thành viên đối với quyền được chăm sóc y tế, chẳng hạn như giảm thiểu khoảng cách giữa năng lực chăm sóc y tế và khả năng sẵn sàng đối phó với đại dịch, đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế cho tất cả mọi người.

Việc hài hòa công tác của AICHR với các cơ chế y tế hiện hành trong ASEAN có thể thu hẹp khoảng cách trong việc thực hiện quyền chăm sóc y tế trong các quốc gia thành viên.

Cuối cùng, Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (BAC) có thể hợp tác trong phản ứng của khu vực để “thu hút sự tham gia của các khu vực tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ và nguồn cung cấp thiết yếu cũng như hỗ trợ người lao động bị dịch chuyển trong chuỗi giá trị của họ”.

Điều quan trọng là các nỗ lực phải được phối hợp nhịp nhàng và tích hợp giữa tất cả các quốc gia thành viên ASEAN và tình trạng hậu đa phương xảy ra ở cấp độ toàn cầu sẽ không xảy ra ở Đông Nam Á và tất cả các quốc gia thành viên cần chung tay hợp tác.

Các vấn đề quốc tế nổi bật 2020: Năm của dịch bệnh, thiên tai, biểu tình, bạo lực, ‘ly dị’ và hàn gắn

Các vấn đề quốc tế nổi bật 2020: Năm của dịch bệnh, thiên tai, biểu tình, bạo lực, ‘ly dị’ và hàn gắn

TGVN. Hãng tin AFP của Pháp bình chọn các sự kiện quốc tế nổi bật năm 2020, trong đó Covid-19 là vấn đề gây tác ...

'Giương cao lá cờ ASEAN trong năm đại dịch: Vai trò Chủ tịch của Việt Nam năm 2020'

'Giương cao lá cờ ASEAN trong năm đại dịch: Vai trò Chủ tịch của Việt Nam năm 2020'

TGVN. Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) trụ sở tại Singapore ngày 3/12 đăng bài phân tích của chuyên gia Hoàng Thị Hà, ...

Việt Nam - Động lực dẫn dắt kinh tế ASEAN vượt 'bão' Covid-19

Việt Nam - Động lực dẫn dắt kinh tế ASEAN vượt 'bão' Covid-19

TGVN. Bất chấp những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam vẫn có bước phục hồi ngoạn mục.

(theo moderndiplomacy.eu)

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực hòa giải hướng tới một giải pháp bền vững, lâu dài cho cuộc xung đột đang diễn ra và tiến trình hòa bình ...
Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Đại diện Việt Nam khẳng định nguồn vốn nhà nước và nguồn lực tư nhân cùng đóng vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu tài chính cho thực hiện ...
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp ...
Con gái 13 tuổi được khen là bản sao nhan sắc của diễn viên Nicole Kidman

Con gái 13 tuổi được khen là bản sao nhan sắc của diễn viên Nicole Kidman

Faith gây ấn tượng ở sân bay với gương mặt thanh tú, làn da trắng sứ, gợi nhớ hình ảnh thời trẻ của minh tinh Nicole Kidman.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía ...
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động