Việt Nam đóng góp hiệu quả, đa dạng vào UNESCO

Nhân dịp bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO thăm Việt nam và tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể tại Quảng Nam, ông Phạm Cao Phong, Tổng thư ký UB Quốc gia UNESCO VN đã trả lời phỏng vấn Báo TG&VN. Xin trân trọng giới thiệu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova và Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn tại Hà Nội, năm 2010.

Xin ông cho biết về mục đích chuyến thăm của Tổng Giám đốc UNESCO tới VN lần này?

Nhận lời mời của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBQG UNESCO Việt Nam, bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc (TGĐ) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) và Phu quân sẽ sang thăm chính thức VN và tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể (Công ước 2003) tại Quảng Nam từ ngày 19 đến 23/6/2013.

Bà Irina thăm VN lần này nhằm tăng cường quan hệ hợp tác UNESCO-VN trong thời gian tới, đồng thời thúc đẩy hoạt động UNESCO tại khu vực và thể hiện tình cảm đặc biệt của bà với VN.

Đây là chuyến thăm VN lần thứ 2 của bà Irina trên cương vị TGĐ UNESCO. Tháng 10/2010, trong chuyến thăm VN lần thứ nhất nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, bà Irina và Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBQG UNESCO VN đã ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa VN và UNESCO giai đoạn 2010-2015. Vì thế, chuyến thăm lần này là dịp để hai bên cùng đánh giá kết quả giữa kỳ việc triển khai Bản ghi nhớ hợp tác và xác định phương hướng triển khai trong giai đoạn tới.

Chuyến thăm của bà Irina góp phần nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế, khẳng định vai trò VN là quốc gia thành viên tích cực, có trách nhiệm trong bối cảnh UNESCO đang tiến hành cải tổ toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hình ảnh của tổ chức trên toàn cầu. Việc đón TGĐ lần này nhằm tăng cường hợp tác với UNESCO và tranh thủ sự ủng hộ của cá nhân bà Irina đối với các hồ sơ di sản đang đệ trình cũng như bảo tồn và phát huy các di sản đã được UNESCO công nhận.

Ông có thể cho biết những nét chính trong quan hệ Việt Nam-UNESCO?

VN tham gia UNESCO năm 1976 và từ đó đến nay đã tích cực phát huy vai trò, tăng cường sự hiện diện của VN trên diễn đàn UNESCO. Đặc biệt, việc VN vận động thành công UNESCO thông qua Nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà Văn hóa kiệt xuất và tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người. VN đã 3 lần được tín nhiệm bầu là thành viên của Hội đồng Chấp hành - cơ quan hoạch định chính sách và tài chính của UNESCO, trong nhiệm kỳ 2009-2013 VN đã trúng cử với số phiếu rất cao. Ngoài ra, VN còn được tín nhiệm bầu vào nhiều các cơ quan chuyên môn quan trọng của UNESCO… Trong những năm gần đây, VN nhận được rất nhiều danh hiệu của UNESCO, trong đó có 7 di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, 7 di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 3 di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới và khu vực, 8 Khu dự trữ sinh quyển thế giới và 1 Công viên địa chất toàn cầu.

Một trong những thành tựu trong quan hệ VN- UNESCO chính là Bản Ghi nhớ Hợp tác VN-UNESCO giai đoạn 2010-2015. Đây là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ VN-UNESCO tiếp tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Thanh Sơn, UBQG UNESCO VN đã triển khai thực hiện toàn diện Bản Ghi nhớ Hợp tác VN-UNESCO trên cả 5 lĩnh vực Giáo dục, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Văn hóa, Thông tin và truyền thông.

VN đã tiếp thu và triển khai thành công nhiều ý tưởng mới của UNESCO trong việc hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin. Các hoạt động hưởng ứng Thập kỷ Quốc tế Phát triển Văn hóa của UNESCO (1988-1997) đóng góp vào nhận thức về vai trò và mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, đưa đến sự đổi mới về lý luận, đóng góp vào việc xây dựng Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về "Xây dựng nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Các chương trình khoa học "Con người và Sinh quyển" (MAB), "Hải dương học liên Chính phủ"(IOC), "Thủy văn Quốc tế"(IHP)… góp phần xây dựng nền kinh tế tri thức, nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia trong bối cảnh hội nhập. Ngoài ra, các chương trình như "Quản lý biến đổi xã hội"(MOST), "Đối thoại triết học", "Đạo đức trong khoa học" đã tăng cường kiến thức về lĩnh vực khoa học xã hội cũng như tính bền vững trong phát triển cho VN.

Trong lĩnh vực thông tin, các chương trình Ký ức thế giới, Thông tin cho mọi người, Phát triển truyền thông... đều có ảnh hưởng tích cực đến các chính sách, chương trình phát triển và quản lý thông tin VN, đảm bảo ngày một tốt hơn quyền thông tin cho người dân.

Ông nhận định như thế nào về những đóng góp của VN đối với hoạt động chung của UNESCO?

Sự tham gia và đóng góp của VN vào hoạt động của tổ chức hợp tác trí tuệ lớn nhất hành tinh này được đánh giá là rất hiệu quả, đa dạng và trải đều trên tất cả các lĩnh vực cả về chuyên môn và góp phần hoạch định chính sách.

Tham gia UNESCO là tham gia hoạt động của một tổ chức hợp tác văn hóa theo nghĩa rộng. Mà tham gia hợp tác văn hóa thì bản thân nước ta có những lợi thế cơ bản trong văn hóa và giao lưu văn hoá. Ngay từ đầu sự hợp tác của chúng ta đã thể hiện sự bình đẳng và thấm đượm dấu ấn VN bởi chúng ta có nền văn hoá mang bản sắc, cốt cách chính thống độc đáo, riêng biệt đã được gìn giữ và phát huy qua thăng trầm của lịch sử. UNESCO đã công nhận nhiều di sản của chúng ta là di sản thế giới, bởi các di sản đó chứa trong mình các giá trị nổi bật toàn cầu, đáp ứng những tiêu chí khắt khe, khoa học của Uỷ ban di sản thế giới và các cơ quan thẩm định chuyên môn độc lập. Chính vì vậy các di sản mà cha ông ta để lại mang những sắc thái riêng độc đáo, góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản của nhân loại. Sự công nhận đó không chỉ là sự tôn vinh nền văn hoá của nước ta mà còn là đồng nghĩa với việc nước ta đã có những đóng góp rất quan trọng vào kho tàng văn hoá thế giới. Cho đến nay, các di sản được UNESCO công nhận dù ở loại hình nào cũng đã góp phần không nhỏ tôn vinh hình ảnh của đất nước VN tươi đẹp với hàng nghìn năm lịch sử, con người VN thân thiện và yêu chuộng hòa bình...

Ngoài lĩnh vực văn hóa, VN còn có nhiều đóng góp cho lĩnh vực giáo dục, khoa học. VN là một trong những quốc gia hàng đầu trong khu vực đã tích cực hưởng ứng và tham gia Thập kỷ Giáo dục vì sự Phát triển bền vững của LHQ (2005-2014). Chương trình “Con người và sinh quyển” là một mô hình phát triển bền vững với sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội, trong đó mô hình sử dụng Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà cho giáo dục phát triển bền vững được UNESCO coi là một hình mẫu để các quốc gia khác học tập. Việc tham gia Nhóm làm việc 3 bên của các UBQG UNESCO các nước là một đóng góp nữa của VN vào quá trình cải tổ của UNESCO. Chúng ta cũng sẵn sàng chia sẻ những khó khăn về tài chính với UNESCO qua việc đăng cai tổ chức Hội nghị tham vấn các UBQG UNESCO khu vực châu Á-TBD, đóng trước niên liễm 2013…

VN đã đóng vai trò tích cực và chủ động trong việc thúc đẩy quan hệ ASEAN-UNESCO thông qua quá trình soạn thảo nhằm đạt được sự đồng thuận chung giữa các nước tiến tới ký kết bản Khuôn khổ hợp tác và Chương trình Hành động chung ASEAN-UNESCO trong thời gian sắp tới. Ủy ban Quốc gia UNESCO VN cũng đã nêu ra Sáng kiến thiết lập "Mạng lưới xanh" nhằm tăng cường trao đổi kinh nghiệm quản lý, bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản giữa các khu di sản thế giới và các khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận trong khu vực Đông Nam Á.

Nói tóm lại, các hoạt động đa dạng, tích cực, hiệu quả của VN tại UNESCO không chỉ thể hiện trách nhiệm của một thành viên của UNESCO mà còn là những đóng góp tích cực của chúng ta vào xu thế tiến bộ của thế giới, phấn đấu vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Ông đánh giá như thế nào về triển vọng quan hệ hợp tác giữa VN và UNESCO trong thời gian tới.

Công tác UNESCO là một công tác quan trọng của ngoại giao đa phương, là một trụ cột của ngoại giao văn hóa, nằm trong chiến lược đối ngoại của Đảng và Nhà nước thúc đẩy hội nhập quốc tế, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước.

Hoạt động UNESCO đã được triển khai khá đều trong cả nước đang mang lại những kết quả thiết thực được chính quyền các cấp và nhân dân ủng hộ.

Trong thời gian tới, UBQG cùng với các Bộ/ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác theo Kế hoạch tham gia UNESCO trong 5 năm tới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tiếp thu những ý tưởng lớn về phát triển bền vững kết hợp với chương trình xây dựng xã hội học tập, quản lý biến đổi xã hội, khoa học và thông tin nhằm xây dựng một cốt cách người VN với những giá trị văn hóa và nhân văn hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Để triển khai Quyết định 194/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức các Tiểu ban chuyên môn, bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên của Ủy ban, giữa UBQG với các Bộ, ngành khác và các địa phương ; tiếp tục phát huy vai trò thành viên tại Hội đồng Chấp hành UNESCO và các cơ quan chuyên môn khác, xây dựng kế hoạch đào tạo và cử chuyên gia, nhà quản lý giỏi của ta tham gia sâu hơn vào các thiết chế quan trọng của UNESCO.

Chúng ta quyết tâm thúc đẩy quan hệ hợp tác với UNESCO lên một tầm cao mới, cả bề rộng lẫn chiều sâu. Trên cơ sở thỏa thuận hợp tác được ký kết năm 2010, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO VN và Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova sẽ có những đánh giá cụ thể về kết quả đã đạt được và thảo luận về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, tạo dấu ấn và tiền đề thuận lợi cho việc ký kết những thỏa thuận hợp tác trong giai đoạn tiếp theo.

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động