Việt Nam đồng hành cùng các nước ASEAN phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia

Thanh Bình
TGVN. Nằm trong khu vực năng động, có vai trò chiến lược với nhiều nước lớn, song ASEAN cũng đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tội phạm xuyên quốc gia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Dịch Covid-19 không làm giảm tội phạm xuyên quốc gia ở ASEAN

Ngày 24/9, Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về Phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 20 (SOMTC 20) được tổ chức theo hình thức trực tuyến đã kết thúc thành công, tốt đẹp, hoàn thành các chương trình nghị sự đề ra. Hội nghị SOMTC 20 do Philippines chủ trì tổ chức và đây là lần đầu tiên, Hội nghị SOMTC diễn ra theo hình thức trực tuyến trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó dự báo. Qua đó, thể hiện sự ứng phó, thích ứng với tình hình cũng như sự đoàn kết, thống nhất và quyết tâm mạnh mẽ của các nước ASEAN.

Tại Hội nghị, trên cơ sở các lĩnh vực tội phạm xuyên quốc gia được ASEAN tập trung nguồn lực giải quyết, các nước cùng nhau chia sẻ, thống nhất với nhận định: bất chấp dịch bệnh Covid-19 ở phạm vi toàn cầu, các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia vẫn không ngừng gia tăng các hành vi phạm tội với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn, gây ra nhiều thách thức cho cơ quan thực thi pháp luật của các nước trong khu vực. Theo đó, các nước trong khu vực tiếp tục chứng kiến một số loại tội phạm xuyên quốc gia có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là tội phạm lợi dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi phạm tội. Cơ quan Phòng, chống tội phạm và ma túy Liên hợp quốc (UNODC) cho biết, tội phạm xuyên quốc gia gây ra thiệt hại hơn 100 tỷ USD hàng năm cho khu vực.

Việt Nam đồng hành cùng các nước ASEAN phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia
Các đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị SOMTC 20. (Ảnh: Minh Quân)

Vấn nạn tin giả, thông tin sai sự thật liên quan đến dịch bệnh, gây hoang mang trong dư luận xã hội, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự. Các hoạt động giao dịch thương mại điện tử, thanh toán qua hệ thống ngân hàng, trung gian thanh toán tăng mạnh trong thời kỳ giãn cách xã hội trở thành điều kiện khiến hoạt động tội phạm sử dụng công nghệ cao gia tăng cả về số vụ, tính chất, mức độ nghiêm trọng với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, gây khó khăn trong công tác phòng ngừa, đấu tranh. Trong năm 2019, Bộ Công an Việt Nam đã tổ chức, đấu tranh nhiều vụ án, trong đó có các vụ việc do đối tượng người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam gây ra, bắt giữ và bàn giao 555 đối tượng cho cảnh sát các nước.

Singapore, với vai trò là nước chủ trì lĩnh vực tội phạm mạng và sử dụng công nghệ cao trong ASEAN, đã đánh giá cao việc Việt Nam, Brunei cử cán bộ tham gia vào Nhóm công tác ASEAN về tội phạm mạng (ASEAN Desk) trong Tổ hợp Interpol toàn cầu (IGCI). Nhóm công tác này có nhiệm vụ thu thập các chứng cứ, dữ liệu điện tử và tham gia xây dựng kế hoạch tác chiến của khu vực để ngăn chặn các vụ việc tấn công mạng. Hiện nay, Philippines và Thái Lan đang xem xét, hoàn thiện thủ tục cử cán bộ sang làm việc tại Nhóm công tác này.

Trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố, nhóm khủng bố IS vẫn đang là mối đe dọa hiện hữu đối với các nước trong khu vực và ASEAN bày tỏ lo ngại về việc tổ chức khủng bố này lợi dụng không gian mạng để tăng cường việc tuyển lựa và làm cực đoan hóa các thanh thiếu niên trong khu vực. Cơ quan UNODC ước tính có khoảng 1.500 thanh thiếu niên ở khu vực Đông Nam Á bị cực đoan hóa, tham gia tiếp tay cho các hoạt động của nhóm IS. Với vai trò là nước chủ trì lĩnh vực này trong ASEAN, Indonesia đã đề xuất tổ chức Hội thảo khu vực về việc ứng phó với vấn nạn cực đoan hóa và gia tăng cực đoan bạo lực.

Tội phạm ma túy vẫn có những diễn biến phức tạp ở các nước ASEAN bất chấp việc giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, các nước trong khu vực bày tỏ sự quan ngại trước xu hướng hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa ở các nước phương Tây, có thể khiến khu vực trở thành địa bàn trung chuyển về ma túy, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và hòa bình của khu vực.

Hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, quý hiếm có chiều hướng gia tăng, thậm chí diễn ra công khai trên mạng Internet. Nhiều nước trong khu vực được xác định vừa là điểm tiêu thụ, vừa là tuyến đường trung chuyển.

Các loại tội phạm xuyên quốc gia khác như buôn lậu vũ khí, cướp biển, tội phạm kinh tế quốc tế, rửa tiền mặc dù được kiểm soát nhưng tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp khi các băng nhóm tội phạm đang triệt để lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các hành vi phạm tội. Malaysia, nước chủ trì trong ASEAN đối với lĩnh vực tội phạm cướp biển, đưa người di cư trái phép và rửa tiền, dự kiến sẽ tổ chức các Hội thảo khu vực để các nước trao đổi, thống nhất kế hoạch ASEAN phòng, chống các loại tội phạm trên vào quý I/2021.

Việt Nam sẵn sàng cho Hội nghị AMMTC 14

Với Bộ Công an Việt Nam, Hội nghị SOMTC 20 có ý nghĩa rất quan trọng khi các nước ASEAN cùng nhau đóng góp vào các kế hoạch hành động ASEAN cũng như đưa ra sáng kiến, ý tưởng mới để trình lên Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 14 (AMMTC 14), dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 11/2020 do Bộ Công an Việt Nam chủ trì.

Ngay từ khi nhận nhiệm vụ đăng cai tổ chức Hội nghị AMMTC 14, Bộ Công an Việt Nam đã tích cực, phối hợp với các nước thành viên và Ban thư ký ASEAN xây dựng lộ trình triển khai, xác định các nội dung ưu tiên cần được Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia thông qua tại Hội nghị AMMTC 14 tới đây.

Theo đó, Bộ Công an Việt Nam đã tiếp tục nhấn mạnh về vai trò tích cực của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020. Trên cương vị Chủ tịch ASEAN, từ đầu năm 2020, dưới chủ đề “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, Việt Nam đã chủ động phối hợp cùng các nước ASEAN từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức, nỗ lực duy trì đà hợp tác, xây dựng Cộng đồng, thực hiện mục tiêu kép: vừa đẩy mạnh phát triển, vừa kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Việt Nam đồng hành cùng các nước ASEAN phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia
Cục trưởng Cục Thông tin Đối ngoại Bộ Công an, Trung tướng Nguyễn Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị trực tuyến SOMTC 20. (Ảnh: Thu Uyên)

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến những nỗ lực đảm bảo an ninh, an toàn ở một số quốc gia trong khu vực, Bộ Công an Việt Nam đã chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan viện trợ các vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh để chung tay chia sẻ với những khó khăn mà cơ quan thực thi pháp luật ASEAN phải đối mặt. Đồng thời, thể hiện tinh thần trách nhiệm, đoàn kết quốc tế của Việt Nam, nhất là khi nước ta đảm đương vai trò kép Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021và Chủ tịch ASEAN 2020.

Việt Nam cũng đã đề xuất Hội nghị AMMTC 14 sắp tới sẽ có chủ đề “ASEAN gắn kết phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia”. Đây là lần đầu tiên một nước thành viên ASEAN đề xuất chủ đề cho Hội nghị AMMTC. Điều đó thể hiện vai trò chủ động, tích cực, tham gia có trách nhiệm của Bộ Công an Việt Nam đối với cơ chế hợp tác của ASEAN.

Tham gia vào các hoạt động trong khuôn khổ SOMTC và AMMTC cũng là điều kiện thuận lợi để các đơn vị liên quan trong lực lượng Công an nhân dân xác định rõ được nhu cầu hợp tác để ứng phó với các mối đe dọa xuyên quốc gia một cách hiệu quả và kịp thời. Theo đó, hoạt động hợp tác quốc tế về lĩnh vực phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an trở nên thiết thực hơn.

Việt Nam cam kết và quyết tâm đồng hành cùng các nước thành viên để hướng đến một ASEAN có môi trường hòa bình, phát triển ổn định và thịnh vượng.

Từ cuộc chiến công hàm, Biển Đông - vấn đề không của riêng ai

Từ cuộc chiến công hàm, Biển Đông - vấn đề không của riêng ai

TGVN. Biển Đông đã không đơn thuần là vấn đề giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Trung Quốc mà còn ...

Việt Nam - Singapore đẩy mạnh hợp tác về an ninh mạng

Việt Nam - Singapore đẩy mạnh hợp tác về an ninh mạng

TGVN. Chiều ngày 29/9 tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam và Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore đã tổ chức Hội nghị ...

Ủy ban ASEAN tại Rome phối hợp triển khai Kế hoạch hành động quan hệ Đối tác phát triển Italy-ASEAN

Ủy ban ASEAN tại Rome phối hợp triển khai Kế hoạch hành động quan hệ Đối tác phát triển Italy-ASEAN

TGVN. Nhận lời mời của Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy, ngày 25/9, Ủy ban ASEAN tại Rome ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran trưng bày một số thiết bị bay không người lái quân sự cũng như thiết bị phòng thủ trong cuộc tập trận.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang ...
Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ ...
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Một cách tự nhiên, đa phương như trở thành 'hơi thở', len lỏi trong mọi khía cạnh của đời sống quốc tế.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động