Việt Nam gia nhập ASEAN: Quyết định tạo đà cho hội nhập

Đánh giá về quyết định gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 của Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam trong trả lời báo chí gần đây cho rằng đó là một quyết định quan trọng, có ý nghĩa ở tầm quốc gia và khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam.

Gắn kết với khu vực

"Nếu chúng ta nhìn lại thời điểm năm 1995, tôi cho rằng đây là quyết định rất quan trọng, có ý nghĩa ở cả tầm quốc gia và khu vực. Ở tầm quốc gia, đây là quyết định đã tạo cho chúng ta gắn kết với khu vực, cùng với khu vực xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác, phục vụ cho hai nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Quyết định này đã tạo cơ hội và tạo đà cho Việt Nam hội nhập, từ hội nhập khu vực đến hội nhập quốc tế; đồng thời giúp Việt Nam tăng cường và nâng cao vị thế, hình ảnh của mình; mở rộng hợp tác với các nước không chỉ trong khu vực mà với cả các nước đối tác lớn và các nước trong cộng đồng quốc tế.

Ở tầm khu vực, vào thời điểm đó, khu vực Đông Nam Á còn rất nghi kỵ, thậm chí căng thẳng và đối đầu với nhau thì việc ASEAN kết nạp Việt Nam cũng như Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo môi trường khu vực gắn kết lại với nhau hướng tới một ASEAN gồm 10 nước Đông Nam Á. Với sự gia nhập của Việt Nam, ASEAN có điều kiện hơn để hướng tới xây dựng cộng đồng và giữ vai trò trung tâm của mình trong hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực.

Tôi muốn nói đến câu chốt quan trọng của nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm rằng quyết định tham gia ASEAN vào thời điểm năm 1995 của Việt Nam là quyết định đúng đắn, có ý nghĩa lịch sử và được cả ASEAN và Việt Nam cần.

Xét về những lợi ích khi Việt Nam gia nhập ASEAN, nếu như chúng ta nhìn lại toàn bộ quyết sách của Việt Nam tham gia ASEAN và quá trình tham gia ASEAN trong thời gian vừa qua thì có thể thấy thứ nhất, chúng ta có được môi trường hợp tác hòa bình, ổn định trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành đổi mới, khắc phục hậu quả của chiến tranh để hướng tới hội nhập khu vực và quốc tế; Thứ hai, gia nhập ASEAN giúp cho Việt Nam phát triển về kinh tế, tranh thủ sự giúp đỡ, đầu tư của các nước ở khu vực và thứ ba là giúp nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam. Việt Nam không chỉ mở rộng quan hệ song phương với các nước trong khu vực, mà còn với các nước, các đối tác lớn là đối tác của ASEAN.

Phát huy vai trò chủ động

Trong tiến trình hội nhập ASEAN, Việt Nam từng bước phát huy được vai trò chủ động, tích cực và trách nhiệm. Những đóng góp nổi bật là thúc đẩy đoàn kết ASEAN; góp phần vào những quyết sách định hướng cho hoạt động tương lai của ASEAN cũng như hiện tại của ASEAN, trong đó có mục tiêu hướng tới cộng đồng. Bên cạnh đó, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN phát huy vai trò của ASEAN trong các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh khu vực. Nếu nhìn vào vấn đề Biển Đông trong suốt thời gian qua thì đóng góp của Việt Nam rất tích cực.

Trong gần hai chục năm tham gia ASEAN, Việt Nam từng đảm nhận những cương vị khác nhau trong việc chủ trì điều hành ASEAN. Chúng ta có thể thấy, sau khi gia nhập được ba năm, năm 1998 Việt Nam đã chủ trì Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6. Rồi sau đó vào năm 2000 và năm 2001, Việt Nam là Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN. Trong những dịp này đều có những tuyên bố quan trọng của ASEAN.

Đáng chú ý nhất là năm 2010, Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN theo quy định của Hiến chương. Việt Nam đã có một năm làm tròn trách nhiệm Chủ tịch ASEAN với những quyết sách lớn của ASEAN, bao gồm đưa Hiến chương ASEAN và Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đi vào cuộc sống, đưa bộ máy mới của ASEAN đi vào hoạt động chính thức, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, đặc biệt là trong vấn đề hòa bình, ổn định hợp tác trong khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông. Năm 2010 là năm tạo tiền đề cho ASEAN thực sự đi vào Lộ trình xây dựng Cộng đồng.

Hiện tại chúng ta đang đóng góp vào việc xây dựng chiến lược của ASEAN cho Tầm nhìn ASEAN sau năm 2015. Sự tham gia của Việt Nam đã được các nước ASEAN, các nước trong khu vực cũng như các nước đối tác của ASEAN đánh giá cao.

Xây dựng nội lực

Chúng ta thấy rằng ASEAN đi vào xây dựng Cộng đồng trong môi trường khu vực có nhiều chuyển biến và biến động; đứng trước cả thách thức an ninh truyền thống lẫn phi truyền thống; đứng trước cả thách thức nội tại cũng do những nhân tố bên ngoài tác động.

Vậy làm sao để ASEAN đi vào xây dựng Cộng đồng một cách mạnh mẽ nhất theo đúng tiêu chí và mục tiêu đã đề ra, tạo cơ sở cho phát triển sau 2015, bảo đảm cho môi trường hòa bình, phát huy vai trò trung tâm và đồng thời ASEAN mở rộng các đối tác? Tôi cho rằng có mấy điểm rất quan trọng mà ASEAN cần hướng tới để đạt được các tiêu chí và vượt qua những thách thức đó.

Thứ nhất, ASEAN phải đoàn kết, đồng lòng để có thể có được tiếng nói đối với những vấn đề đặt ra ở khu vực.

Thứ hai, ASEAN phải xây dựng được nội lực của mình mà quan trọng nhất là bảo đảm được Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. ASEAN có mạnh thì mới phát huy được vai trò của mình, đồng thời phát huy được tác dụng đối với từng nước thành viên.

Thứ ba, ASEAN phải phát huy vai trò trung tâm trên các vấn đề hòa bình an ninh khu vực.

ASEAN đã xây dựng được một hệ thống các diễn đàn có liên quan đến hòa bình và hợp tác ở khu vực cho nên ASEAN phải cùng với các nước đối tác nêu được tiếng nói tích cực và chủ động, trách nhiệm của mình đối với những vấn đề đặt ra. Chẳng hạn, trong vấn đề Biển Đông thì nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải; nguyên tắc về tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đồng thời phải ủng hộ các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không được đe dọa hay sử dụng vũ lực.

ASEAN phải phát huy vai trò rất quan trọng mà ASEAN đã làm được trong thời gian vừa qua. Đó là chủ động đề xuất và xây dựng, chia sẻ các chuẩn mực ứng xử khu vực để cho tất cả các nước không chỉ ở trong khu vực mà các nước đối tác tham gia hợp tác ở khu vực Đông Nam Á cùng tuân thủ những nguyên tắc đã được đặt ra và dựa trên nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Nếu đạt được điều đó, ASEAN sẽ phát huy được vai trò của mình và vượt qua được những thách thức đang đặt ra".

THẢO VY (ghi)

Bài viết cùng chủ đề

Cộng đồng ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở ...
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Dự báo thời tiết ngày mai (6/11): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nhiều mây, có mưa, trời lạnh; khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (6/11): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nhiều mây, có mưa, trời lạnh; khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định mưa to đến rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (6/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Lịch cúp điện Bình Thuận hôm nay ngày 6/11/2024

Lịch cúp điện Bình Thuận hôm nay ngày 6/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Thuận theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 6/11/2024.
Chim cánh cụt châu Phi suy giảm nhanh số lượng, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Chim cánh cụt châu Phi suy giảm nhanh số lượng, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Chim cánh cụt châu Phi, loài chim cánh cụt duy nhất sinh trưởng trên lục địa này, đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên vào năm ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động