TIN LIÊN QUAN | |
ADB: Việt Nam là hành lang kết nối khu vực Tiểu vùng sông Mekong | |
Tiểu vùng Mekong hành động khẩn cấp loại trừ sốt rét trước năm 2030 |
Hiện nay, Việt Nam là mắt xích quan trọng trong việc hình thành các hành lang kinh tế trong Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), tham gia vào ba tuyến hành lang kinh tế chính là Bắc - Nam, Đông - Tây và hành lang ven biển phía Nam; tích cực thúc đẩy hiệu quả trong các lĩnh vực hợp tác như nông nghiệp, du lịch, năng lượng, đào tạo...
Cuộc họp Ủy ban hỗn hợp lần thứ 6 thực hiện Hiệp định GMS – CBTA tập trung trao đổi, bổ sung Nghị định thư số 1 của Hiệp định để thúc đẩy kết nối vận tải các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng, ngày 14/3, tại Hà Nội. (Nguồn: Baogiaothong) |
Nối liền đường bộ từ Thái Lan – Lào - Việt Nam
Từ các dự án tuyến hành lang kinh tế, nhiều dự án giao thông đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng như tuyến đường TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (140 triệu USD do ADB tài trợ) đưa vào sử dụng tháng 11/2015, bao gồm cả việc xây dựng hai trạm kiểm soát biên giới tại cửa khẩu biên giới Bà Vẹt và Mộc Bài.
Dự án tài trợ hành lang Đông - Tây, đoạn đường từ Đông Hà - Lao Bảo (ADB tài trợ 30 triệu USD) hoàn thành năm 2005. Cùng với việc hoàn tất xây dựng hầm đường bộ Hải Vân và nâng cấp cảng Đà Nẵng do Nhật Bản tài trợ, cũng như việc hoàn thành xây dựng cầu quốc tế Mekong thứ hai nối Mukdahan (Thái Lan) và Savannakhet (Lào) vào cuối năm 2006, đã thông tuyến giao thông của hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền đường bộ từ Thái Lan – Lào - Việt Nam đi ra biển Đông.
Một số dự án khác như tuyến hành lang phía bắc giá trị 75 triệu USD đoạn từ Thanh Hoá nối sang Lào và Thái Lan, tuyến hành lang phía Nam giá trị 25,5 triệu USD đoạn quốc lộ 80 và 63 nối Việt Nam và Campuchia… Dự án Hành lang Côn Minh - Hải Phòng và Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được phê duyệt vào tháng 12/2015 và hoàn thành vào tháng 5/2010. Đường cao tốc dài nhất của Việt Nam, tuyến Nội Bài-Lào Cai, khai trương vào tháng 9/2014 và là một phần trong dự án hành lang kinh tế Bắc - Nam do ADB hỗ trợ, đã mang lại giá trị kinh tế lớn. Đường cao tốc kết nối thủ đô Hà Nội với biên giới Trung Quốc tại Lào Cai, dài 244km về phía tây bắc, giảm thời gian đi lại từ 7 giờ xuống còn 3 giờ.
Việc thực hiện Hiệp định Giao thông xuyên biên giới GMS (CBTA) đã mang lại các kết quả tích cực, cho phép giải phóng nhanh các loại hàng hoá thông thường và rút ngắn thời gian xử lý thông quan cho người, phương tiện và hàng hoá.
Việt Nam đã thông qua Hiệp định CBTA vào năm 1999 và tới nay đã thông qua tất cả các phụ lục của Hiệp định. Từ năm 2012, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành cấp phép cho các phương tiện của nhau dọc tuyến Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng và Hà Nội – Nam Ninh – Thâm Quyến. Trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, Việt Nam, Thái Lan và Lào đã ký Bản ghi nhớ mở rộng tuyến đường nối tới thủ đô của ba nước và hai cảng biển lớn là Laem Chabang và Hải Phòng.
Thúc đẩy thương mại, đầu tư qua biên giới về nông nghiệp
Việt Nam tham gia thực hiện Khung Chiến lược Hợp tác GMS về nông nghiệp và Chương trình Hỗ trợ nông nghiệp trọng tâm (CASP) các giai đoạn 2006-2010 và 2011-2020 với sự hỗ trợ của ADB. Việc thực hiện Khung chiến lược mang lại lợi ích cho Việt Nam nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư qua biên giới về nông nghiệp, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân và chia sẻ thông tin, thực hiện các chương trình hợp tác về nâng cao năng lực, thiết lập cơ chế phản hồi khẩn cấp trong các tình huống khủng hoảng nông nghiệp và hỗ trợ các nước GMS trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, tăng cường các mối liên kết thể chế và cơ chế hợp tác GMS trong lĩnh vực nông nghiệp.
Từ năm 2015, Việt Nam đã thành lập đơn vị hỗ trợ ban thư ký quốc gia, đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và ký thoả thuận hợp tác với ADB vào tháng 2/2015.
Việt Nam hiện có 8 dự án nông nghiệp với số vốn 310.000 USD, bao gồm dự án: (i) Hỗ trợ phụ nữ phát triển hệ thống nông nghiệp xanh và tiếp cận thị trường ở Ba Vì, Hà Nội; (ii) Xây dựng các cơ sở trồng rau kiểu mẫu tiêu chuẩn IFOAM tại Hoài Đức, Hà Nội; (iii) Tổ chức diễn đàn chính sách về sản xuất gạo ít các bon; (iv) Sản xuất lúa bền vững tại đồng bằng sông Hồng trên cơ sở giảm lượng phân bón và khí thải nhà kính; (v) Nâng cao an toàn thực phẩm, giá trị gia tăng và bảo vệ môi trường của các hộ sản xuất nhỏ tại Việt Nam trong lĩnh vực nuôi gà; (vi) Đào tạo kỹ năng sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp cho phụ nữ Khơ-me ở tỉnh Sóc Trăng; (vii) Nghiên cứu áp dụng các sản phẩm vi sinh vào nông nghiệp organic ở Việt Nam; (vi) Đào tạo các chuyên gia về gạo.
Việt Nam đã phối hợp với các đối tác của GMS triển khai nhiều biện pháp để tăng năng suất cho ngành nông nghiệp, ưu tiên cho những cải cách quan trọng nhằm đạt được sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng nông nghiệp, từ đó đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Cũng như các nước GMS khác, Việt Nam chú trọng phát triển giao thông nông thôn và mở rộng khả năng tiếp cận thị trường của người dân nhằm cải thiện sinh kế nông nghiệp và nông thôn.
GMS – điểm đến du lịch của thế giới
Các nước tiểu vùng Mekong mở rộng đã hình thành Chiến lược phát triển Du lịch 10 năm và hình thành Kế hoạch hành động năm về Du lịch tiểu vùng. Chiến lược này nhấn mạnh vào việc phát triển GMS trở thành điểm đến du lịch của thế giới, xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến du lịch, tăng cường và nâng cao các tiêu chuẩn quản lý tài nguyên thiên nhiên và văn hoá, đồng thời thúc đẩy du lịch dựa vào cộng đồng và vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Năm 2011, Việt Nam cũng các thành viên GMS đã điều chỉnh Chiến lược phát triển du lịch GMS vùng theo hướng: (i) Phát triển nguồn nhân lực du lịch; (ii) Phát triển du lịch vì người nghèo, du lịch bền vững; (iii) Phát triển sản phẩm và xúc tiến quảng bá du lịch GMS.
Chiến lược phát triển Du lịch nhấn mạnh vào việc phát triển GMS trở thành điểm đến du lịch của thế giới. (Nguồn: Vietnamtourism) |
Việt Nam cũng đóng góp tích cực vào việc hình thành “Chiến lược ngành du lịch GMS giai đoạn 2016-2025” nhằm xây dựng khu vực GMS là một điểm đến du lịch có tính cạnh tranh hơn, phát triển cân bằng và bền vững hơn; tập trung vào 5 hướng triển khai chiến lược là: (i) Phát triển nhân lực du lịch; (ii) Cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch; (iii) Nâng cao trải nghiệm và chất lượng dịch vụ dành cho du khách; (iv) Các chiến lược marketing sáng tạo; (v) Thúc đẩy du lịch liên kết ở quy mô vùng.
Việt Nam tham gia tích cực trong các dự án du lịch như: phát triển ngành Du lịch tại Khu vực Tam giác phát triển Xanh Campuchia - Lào - Việt Nam và Vùng du lịch châu thổ sông Hồng. Các nước ven sông Việt Nam, Lào và Campuchia cũng tham gia vào Dự án phát triển tổng thể Du lịch Mê Công GMS với các nội dung: cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch; phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và vì người nghèo; hợp tác tiểu vùng về du lịch bền vững; và hỗ trợ triển khai và nâng cao năng lực thể chế hợp tác GMS.
Việt Nam cũng tham gia dự án “Phát triển du lịch bền vững GMS” với 3 giai đoạn, bao gồm: giai đoạn 1: tổng vốn cho Việt Nam là 8,5 triệu USD, giai đoạn 2 là 10 triệu USD, giai đoạn 3 vừa ký Hiệp định với ADB ngày 25/11/2014 với tổng vốn đầu tư dự án là 50 triệu USD. Dự án Phát triển Du lịch Bến sông Mỹ Tho đã giúp xây dựng một công viên tại Tiền Giang, gia cố kè sông và bến tàu nổi, đồng thời xây dựng thêm một nhà ga hành khách.Ngoài ra, Việt Nam cùng các nước GMS đã thiết lập Văn phòng điều phối du lịch Mekong đặt tại Bangkok, Thái Lan.
64 tỷ USD phát triển bền vững khu vực Mekong Bộ trưởng 6 nước thuộc Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) vừa thông qua một khuôn khổ kế hoạch hành động 5 năm gồm các ... |
6 nước Mekong tập trung hợp tác về thương mại điện tử Ngày 12/6, 6 nước dọc sông Mekong đã thành lập một liên minh nhằm xây dựng nền tảng cho thương mại điện tử xuyên biên ... |